EU “hiến kế” cải cách WTO để kiềm chế xung đột Mỹ-Trung
Động thái trên được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Donald Trump leo thang cuộc chiến thương mại với Trung Quốc bằng cách áp đặt thuế suất 10% trên 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Hồi tháng 8, Tổng thống Trump cho biết ông có thể rút khỏi WTO, tạo nguy cơ làm xói mòn một trong những nền tảng của kinh tế toàn cầu hiện đại mà Mỹ đã góp phần thiết lập. Trong thông báo của Liên minh Châu Âu, Cao ủy Thương mại EU - Cecilia Malmstrom khẳng định “thế giới đã thay đổi mà WTO thì không. Đã đến lúc phải hành động để làm cho hệ thống này có thể giải quyết những thách thức của nền kinh tế toàn cầu ngày nay và phục vụ cho mọi người. Và EU phải đóng vai trò chủ đạo trong đó”. Trên cơ sở đó, Ủy ban Châu Âu muốn cập nhật các quy tắc thương mại toàn cầu, tăng cường sức mạnh của WTO để giám sát thương mại và tìm cách khắc phục tình trạng bế tắc hiện tại của hệ thống giải quyết tranh chấp trong WTO.
Cao ủy Thương mại EU - Cecilia Malmstrom |
Washington đã buộc tội WTO với việc mất tập trung vào các cuộc đàm phán thương mại có lợi cho việc kiện tụng và đã ngăn chặn việc bổ nhiệm các thành viên của tòa án phúc thẩm để giải quyết tranh chấp. Vào cuối tháng 9, trong số 7 thành viên của tòa phúc thẩm WTO sẽ chỉ còn 3 thành viên là số lượng cần thiết tối thiểu. Lập trường cứng rắn của Mỹ đã thúc đẩy một loạt các cuộc đàm phán ngoại giao khi các thành viên WTO cố gắng tìm cách ứng phó. Các quan chức thương mại cấp cao đã gặp nhau tại Geneva hồi tháng 7 và sẽ họp lại trung tuần tháng 9 này trước khi diễn ra cuộc họp của các Bộ trưởng ở Ottawa vào tháng 10 tới.
Các nhà lãnh đạo EU kêu gọi Ủy ban Châu Âu đưa ra các đề xuất với “các đối tác cùng chí hướng” có thể cải thiện WTO trong các lĩnh vực quan trọng như: trợ cấp, thực thi và đàm phán. Hồi tháng 5, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đề xuất sửa đổi các quy tắc thương mại toàn cầu, thúc giục EU, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản xây dựng kế hoạch cải cách WTO vào cuối năm nay. WTO hoạt động trên cơ sở sự đồng thuận giữa 164 thành viên và với quyền phủ quyết của các thành viên, mỗi sáng kiến mới có rủi ro trở thành một chíp thương lượng trong một cuộc đàm phán lớn hơn. Rất ít nỗ lực cải cách đã thành công và nhiều nỗ lực cải cách cần phải thực hiện bao gồm đàm phán cắt giảm trợ cấp nông nghiệp, tăng cường tiếp cận thị trường, cải cách các quy tắc về tiếp cận thuốc, cải thiện hệ thống tranh chấp WTO và tự do hóa thương mại dịch vụ. Cùng với đó cũng có một số chia rẽ căn bản do Trump mang lại như quyền lực của các thẩm phán WTO mà các nước được coi là “các nền kinh tế đang phát triển” xứng đáng được đối xử đặc biệt và liệu Trung Quốc có giao dịch thương mại công bằng hay không.