Thứ năm 07/11/2024 13:27

Đường lên đỉnh Olympia 2022 lại gây tranh cãi về đáp án câu hỏi lịch sử ở trận chung kết

Đường lên đỉnh Olympia 2022 lại gây tranh cãi về đáp án câu lịch sử trận chung kết và chương trình này đã phải ra văn bản giải đáp chính thức.
Phần thi của Vũ Bùi Đình Tùng tại trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia

Theo đó, ở phần thi về đích trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2022, chương trình đưa ra câu hỏi về lịch sử đầu tiên của Bùi Anh Đức: "Dân gian có những câu: 'Chu tri rành rành/ Cái đanh nổ lửa/ Con ngựa đứt cương/ Ba vương tập đế/ Cấp kế đi tìm/ Hú tim bắt ập'. Ở đây, "Ba vương" là ba vị vua nào?".

Sau câu trả lời của thí sinh, đáp án được chương trình là "Ba vương tập đế" chỉ việc trong vòng chưa đầy bốn tháng sau khi vua Tự Đức mất, đã có liên tiếp ba vị vua thay nhau lên ngôi là Hàm Nghi, Kiến Phúc và Hiệp Hòa.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng đáp án của ban tổ chức không chính xác, bởi sau khi vua Tự Đức mất (19/7/1883), ba vua lên ngôi là Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc (29/11/1883). Lịch sử thường gọi thời kỳ này là "tứ nguyệt tam vương". Còn vua Hàm Nghi lên ngôi tháng 8/1884 nên không liên quan câu vè dân gian này.

GS.TS Phạm Hồng Tung - Viện trưởng Viện Việt Nam học và khoa học phát triển cho rằng, câu hỏi này không phù hợp để đưa vào bộ câu hỏi của một cuộc thi về kiến thức. Ông cho rằng, chưa có nghiên cứu hay chứng cứ cụ thể nào chỉ ra "Ba vương" là vua Hàm Nghi, Kiến Phúc và Hiệp Hòa.

Ngoài ra, GS.TS Phạm Hồng Tung cho rằng, việc lấy câu đồng dao để gắn với những biến cố lịch sử lớn của đất nước cần dựa trên nghiên cứu đầy đủ. Việc đưa câu đồng dao này vào đề là mạo hiểm. Ban tổ chức cần rút kinh nghiệm những lần sau.

GS.TS Vũ Dương Ninh, nguyên Phó Chủ nhiệm khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng có ý kiến, những chất liệu dân gian như ca dao, tục ngữ, vè... đã được truyền miệng nhiều đời nên bị sai lệch rất nhiều, chưa kể mỗi địa phương, thời kỳ lại được truyền miệng những dị bản khác nhau.

Theo ông Ninh, dân gian là yếu tố "rất xưa", trong khi đáp án lại đề cập đến ba vị vua tại thế kỷ 19. Vì thế, theo ý kiến cá nhân ông cho rằng đáp án của chương trình chưa thuyết phục, có phần gượng ép.

Đáp án câu hỏi lịch sử thứ 2 ở phần thi về đích của thí sinh Vũ Bùi Đình Tùng cũng tiếp tục gây tranh cãi sau trận chung kết. Ban tổ chức đưa ra câu hỏi: "Tấm bản đồ địa lý nào của nước ta vẽ khoảng năm 1838, ghi hai tên Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam?", thí sinh Đình Tùng trả lời đáp án "Đại Nam thống nhất toàn đồ". Đáp án của chương trình là "Đại Nam nhất thống toàn đồ".

Song khi MC xin ý kiến ban cố vấn, Nhà sử học Lê Văn Lan chấp nhận đáp án "Đại Nam thống nhất toàn đồ". Theo Nhà sử học Lê Văn Lan, ngôn ngữ thế kỷ 19 gọi là nhất thống, còn đến thời đại chúng ta thì thành ra là thống nhất. Nguyên văn thì phải nói là Đại Nam nhất thống toàn đồ, nhưng cái nghĩa của nhất thống hay thống nhất là một, và em đó đã nói được.

Về đáp án câu hỏi này, theo GS.TS Phạm Hồng Tung, hai từ "thống nhất" và "nhất thống" mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Cụm từ "nhất thống toàn đồ" mang ý nghĩa quốc thống được quy về một mối, được vẽ thành một bản đồ. Còn cụm từ "thống nhất toàn đồ" mang ý nghĩa thống nhất sau quá trình phân tranh trước đây.

Trước tranh cãi về đáp án hai câu hỏi lịch sử, ngày 3/10, ban tổ chức chương trình Đường lên đỉnh Olympia đã có văn bản giải đáp chính thức đăng tải trên fanpage khẳng định đáp án "Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi" là không sai.

Dẫn lại ý kiến của nhà sử học Lê Văn Lan và nội dung được viết trong sách Kinh Thi Việt Nam (Nhà xuất bản Tri thức) của tác giả Trương Tửu, ban tổ chức cho biết việc phế - lập ba vua diễn ra trong khoảng một năm, không phải chưa đầy bốn tháng.

Còn đáp án cho câu hỏi "Tấm bản đồ địa lý nào của nước ra vẽ khoảng năm 1838, có ghi hai tên "Hoàng Sa" và "Vạn Lý Trường Sa" thuộc lãnh thổ Việt Nam? Trong thông báo tối 3/10 của chương trình, Nhà sử học Lê Văn Lan cho rằng điều quan trọng là học sinh đã chủ động tìm hiểu, nắm bắt kiến thức. Câu trả lời của Đình Tùng cũng không làm người nghe hiểu nhầm sang một tấm bản đồ khác, nên em "xứng đáng có điểm".

Ngay sau thông báo của ban tổ chức, nhiều bình luận của khán giả cho rằng, với những sai sót, hạt sạn không đáng có ở trận chung kết, chương trình Đường lên đỉnh Olympia cần phải rút kinh nghiệm, bởi đây là cuộc thi về kiến thức mang tầm cỡ quốc gia không nên để xảy ra những điều đáng tiếc, gây thất vọng.

Thông qua văn bản giải đáp, Ban tổ chức chương trình Đường lên đỉnh Olympia cũng cho biết luôn tiếp nhận ý kiến đóng góp của khán giả để tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Đường lên đỉnh Olympia

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết biển hôm nay 7/11/2024: Biển động rất mạnh do ảnh hưởng Cơn bão Yinxing gần Biển Đông

Tin bão gần Biển Đông (Cơn bão Yinxing) mới nhất hôm nay 7/11/2024: Vùng gần tâm bão biển động dữ dội

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Giới thiệu bà Nguyễn Thị Tuyến để bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Dự báo thời tiết ngày mai 7/11/2024: Mưa lớn, lốc sét và gió giật mạnh từ Quảng Nam đến Khánh Hòa

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Bão Yinxing di chuyển nhanh, giật cấp 17 hướng vào Biển Đông

Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

95,4% hộ gia đình không thay đổi thu nhập trong tháng 10/2024

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Tập trung tìm kiếm cứu hộ máy bay Yak-130 rơi ở Bình Định

Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Sẽ đẩy mạnh số hoá, dùng AI phục vụ công tác pháp điển

Triển lãm ngành cấp thoát nước và xử lý nước thải: Hướng tới phát triển bền vững

Trước ngày 15/12, các địa phương phải báo cáo kế hoạch thưởng Tết 2025 cho người lao động

Quảng Trị - Quảng Bình: Huy động lực lượng khắc phục hậu quả sau mưa lũ, tìm kiếm người mất tích

Liên tiếp xảy ra tai nạn xe container trên Quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh

Ông Trần Huy Tuấn được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái

Diễn đàn 'Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn'

Nông dân ở Gia Lai lắp camera, dựng lều, thức xuyên đêm đối phó với nạn trộm cắp cà phê

TP. Vũng Tàu: Cháy nhà ở đường Bạch Đằng trong đêm, 2 người tử vong