Thứ bảy 28/12/2024 09:34

Được hỗ trợ 100 tỷ khắc phục hậu quả bão, Quảng Ninh xin nhường tỉnh khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo hỗ trợ Quảng Ninh 100 tỷ đồng để khắc phục hậu quả mưa bão. Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh xin được tự chủ ngân sách.

Chiều 8/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra công tác phòng, chống và triển khai khắc phục hậu quả bão trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Đây địa phương bị cơn bão đổ bộ với sức gió mạnh nhất, gây nhiều thiệt hại nhất theo thống kê tới sáng nay.

Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công Thương và lãnh đạo các Bộ, ngành đã trực tiếp kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Quảng Ninh.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thị sát nắm bắt tình hình phòng, chống bão; chứng kiến tình hình thiệt hại và công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra tại TP. Hạ Long và TP. Hòn Gai, tỉnh Quảng Ninh.

Thủ tướng đã thăm hỏi người dân về các thiệt hại và động viên các lực lượng quân đội, công an, thanh niên, công nhân môi trường đô thị đang làm nhiệm vụ dọn dẹp sau bão.

Thủ tướng thăm hỏi, động viên các lực lượng tham gia khắc phục hậu quả bão số 3 ở Quảng Ninh.

Theo báo cáo nhanh của Quảng Ninh, về thiệt hại, tính đến 12h ngày 8/9, tỉnh có 4 người chết và có 157 người bị thương hiện đang được điều trị tại các cơ sở y tế. Đến trưa 8/9, đã tìm kiếm và cứu hộ thành công 27 người bị trôi dạt trên biển.

Về tài sản, thống kê bước đầu từ các địa phương có 19.582 nhà bị tốc mái; 21 phương tiện vận tải thủy, 23 tàu du lịch, 41 tàu cá các loại bị chìm, trôi dạt; 1.297 cột điện bị gẫy đổ; 70% cây xanh bị gẫy đổ, 2 trạm điện, 3 trạm viễn thông bị hư hỏng.

Cùng đó, hơn 1.000 lồng, bè nuôi hàu bị mất, cuốn trôi; 17.000m2 công trình nuôi trồng thủy sản bị tốc mái; 912ha lúa bị đổ, ngập úng; 8.503ha rừng trồng bị ảnh hưởng.

Nhiều nhà cao tầng, trụ sở cơ quan, trường học tại các địa phương bị hư hỏng; hầu như toàn bộ pano, biển quảng cáo bị gãy đổ; hệ thống thông tin, liên lạc toàn tỉnh bị ngắt kết nối không liên lạc được; mất điện trên diện rộng.

Thủ tướng thăm hỏi bệnh nhân bị thương đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh bày tỏ cảm ơn đối với sự quan tâm, chỉ đạo hỗ trợ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, cùng lực lượng vũ trang. Đồng thời, đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành tiếp tục quan tâm, hỗ trợ tỉnh trong công tác khắc phục thiệt hại từ cơn bão; có hướng dẫn cụ thể đối với việc triển khai các dự án, công trình khẩn cấp; chỉ đạo Tập đoàn Điện lực và các đơn vị viễn thông ưu tiên hỗ trợ, xử lý sớm tình trạng mất điện, mất mạng viễn thông để nhân dân, doanh nghiệp ổn định sản xuất.

Đề nghị các bộ, ngành xem xét, có chính sách hỗ trợ các gia đình, đơn vị có thiệt hại lớn do bão số 3 gây ra; nâng cấp đê Hà Nam để có thể chống chịu với gió, bão cấp 15.

Đáng chú ý, trước đó, tại hội nghị đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình khắc phục thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 trực tuyến sáng ngày 8/9, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo hỗ trợ tạm thời cho Quảng Ninh 100 tỷ đồng để khắc phục hậu quả mưa bão.

Tuy nhiên, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh mong muốn được nhường hỗ trợ này cho các địa phương khu vực miền núi phía Bắc đang gặp khó khăn do mưa lũ và sạt lở. Tỉnh Quảng Ninh sẽ tự cân đối từ các nguồn lực dự trữ, dự phòng theo quy định chung.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo các Bộ, ngành và tỉnh Quảng Ninh

Tại buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của Tỉnh uỷ, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh trong việc phòng chống bão cũng như chỉ đạo kịp thời khắc phục hậu quả của bão.

Thủ tướng nêu rõ mục tiêu sớm ổn định tình hình, đưa mọi hoạt động trở lại bình thường; cứu chữa những người bị thương, bị nạn, tìm kiếm người mất tích, lo hậu sự chu đáo cho những người xấu số; chuẩn bị ứng phó hoàn lưu bão, lũ lụt, sạt lở… Tất cả các cháu học sinh phải được tới trường sớm, những nơi đã an toàn thì đi học ngay; những người bệnh phải được cứu chữa kịp thời.

Về giải pháp, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Quảng Ninh huy động cả hệ thống chính trị để khắc phục hậu quả bão, gồm cả lực lượng vũ trang, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là thực hiện khối lượng công việc rất lớn trong dọn dẹp, vệ sinh môi trường.

Thủ tướng đề nghị Bộ Quốc phòng huy động lực lượng quân đội ở tất cả các tỉnh, thành, địa phương gần nhất tham gia các công việc có thể làm được để khắc phục hậu quả sau bão.

Yêu cầu tỉnh Quảng Ninh tổng rà soát lại thiệt hại; tổng hợp các đề xuất thiết thực, hợp lý của người dân, doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành hướng dẫn các địa phương, trong đó có tỉnh Quảng Ninh trong việc mua sắm, thay thế khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại buổi làm việc

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao việc huy động các lực lượng kịp thời tham gia khắc phục hậu quả bão số 3.

Quảng Ninh là tâm bão và bị thiệt hại nặng nề về hạ tầng giao thông, nhà cửa, công trình văn hoá… Qua quá trình khảo sát, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhận thấy để khắc phục được hạ tầng du lịch cũng cần 5, 6 tháng, đồng nghĩa với việc người lao động và người dân địa phương sẽ hao hụt nguồn thu.

Đề xuất Thủ tướng một số chính sách đối với những địa phương có thiệt hại nặng nề tương tự như tỉnh Quảng Ninh, theo Bộ trưởng, cần khẩn trương có cơ chế chính sách để tạm hoãn các khoản nợ, xem xét để giảm thuế, thậm chí miễn thuế cho các hộ kinh doanh hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt khi điều kiện để buôn bán đang vô cùng hạn chế.

Khẩn cấp nghiên cứu cơ chế cho vay ưu đãi, có thể ưu đãi cả thời hạn ưu đãi và mức lãi suất để người dân có điều kiện phục hồi.

Cùng với đó, hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho những khu vực bị chia cắt, cô lập do ảnh hưởng của bão số 3.

Thông qua Công đoàn Quảng Ninh cùng với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hỗ trợ, tạo điều kiện người lao động, đặc biệt cho người lao động trong ngành du lịch để giữ chân họ gắn bó với tỉnh.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh việc khôi phục các công trình hạ tầng bị thiệt hại một cách đồng bộ là vô cùng quan trọng. Cần có những cơ chế đặc thù để lựa chọn nhà tư vấn, thực thi khôi phục hạ tầng.

This browser does not support the video element.

Chí Tâm
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Không để gián đoạn việc thực hiện chính sách an sinh

Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang Phan Huy Ngọc giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ tâm tư khi sáp nhập với Bộ Nội vụ

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng

Sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024

Thời điểm 'hội tụ' để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Nhân sự 26/12: Thủ tướng giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang; tỉnh Kiên Giang có tân Chủ tịch HĐND

Phó Thủ tướng: Không 'đẽo cày giữa đường' khi làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo 'sức sống mới' cho ngân hàng VDB

Thủ tướng: Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng không đúng mục đích

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ các nước trình quốc thư

Thương mại Nga-Việt Nam tăng mạnh: Cơ hội vàng cho hợp tác công nghiệp song phương

Nga luôn sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân

Chủ tịch nước: Quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80

Nhân sự 25/12: Công an Thái Bình bổ nhiệm lãnh đạo; Bắc Giang điều động hai Phó Giám đốc sở

Thủ tướng: Thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đồng chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động trong khuôn khổ AZEC

Bộ Nội vụ Campuchia mong Việt Nam tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu