Thứ hai 23/12/2024 10:06

Đừng để từ việc coi thường văn hóa giao thông mà phải trả giá đắt

Việc xây dựng văn hóa giao thông được coi là giải pháp tối ưu giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông và tạo ra môi trường giao thông an toàn, văn minh.

Trong những năm gần đây, an toàn giao thông luôn là vấn đề lớn, phức tạp được xã hội đặc biệt quan tâm. Cùng với đó, trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội cập nhật thường xuyên những tin tức về an toàn giao thông, các vụ tai nạn giao thông để tuyên truyền, nhắc nhở, cảnh báo người tham gia giao thông chấp hành nghiêm các quy định nhằm mang lại an toàn cho bản thân, gia đình và xã hội. Thế nhưng, trên thực tế, nhiều cá nhân vẫn bất chấp các quy định pháp luật, vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Thậm chí, chỉ vì những hành động “bốc đồng” khi tham gia giao thông mà nhiều trường hợp đã phải trả giá đắt, thậm chí là bằng cả tính mạng của bản thân mình.

Hình ảnh 2 người đàn ông đi xe máy SH trên đường vành đai 2 trên cao tại Hà Nội (Ảnh chụp màn hình)

Mới đây, Đội cảnh sát giao thông số 4 - Phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội vừa giao 2 người đàn ông đi xe máy SH đánh người trên đường vành đai 2 trên cao nối từ cầu Vĩnh Tuy tới Ngã Tư Sở (xảy ra ngày 25/2/2024) tới Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) để xử lý theo thẩm quyền. Tại cơ quan Công an, ban đầu hai người đàn ông này khai nhận nguyên nhân dẫn đến vụ việc là trước đấy họ va chạm với ô tô và sau đó hai bên xảy ra xô xát.

Việc ai đúng ai sai chắc chắn cần chờ cơ quan chức năng giải quyết, thế nhưng, ở đây chúng ta thấy rõ việc thiếu ý thức của hai người đàn ông này khi tham gia giao thông. Trước hết, đường vành đai 2 trên cao có tốc độ cho phép 80km/h và chỉ dành cho ô tô; cấm xe máy, xe thô sơ, người đi bộ. Thế nhưng, theo như clip lan truyền trên mạng xã hội thì hai người đàn ông đi xe máy SH đã bất chấp quy định và điều khiển phương tiện vào đường cấm. Thứ hai, việc hai bên xảy ra xô xát vừa làm xấu đi hình ảnh văn hóa tham gia giao thông và lại tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho các phương tiện di chuyển trên đoạn đường này. Đây thật sự là hành động đáng xấu hổ!

Theo các chuyên gia pháp lý, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông, xô xát khi lưu thông trên đường là do ý thức và văn hóa của người tham gia giao thông chưa cao. Chính vì vậy, xây dựng văn hóa giao thông được coi là giải pháp tối ưu để giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông, tạo môi trường giao thông an toàn.

Có thể thấy, xây dựng văn hóa giao thông trước mắt sẽ có tác dụng hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông trong điều kiện hạ tầng giao thông chưa theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội. Về lâu dài, việc tuân thủ pháp luật về giao thông của người dân sẽ góp phần tạo ra môi trường giao thông an toàn và văn minh hơn. Khi văn hóa giao thông của cả cộng đồng được nâng lên thì những hành vi sai trái, hỗn loạn trên đường sẽ bị cộng đồng lên án, tình trạng tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông sẽ giảm.

Thế nhưng, để làm được điều này trước hết các cơ quan chức năng cần chú trọng hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về ý thức, văn hóa giao thông cho người dân khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, giáo dục cần phải được mở rộng, thực hiện một cách đồng bộ từ cơ quan nhà nước, các đơn vị, doanh nghiệp đến các khu dân cư, tổ dân phố, mỗi gia đình và từng thành viên trong xã hội một cách nhanh chóng, dễ tiếp cận, nhất là tuyên truyền trên mạng xã hội. Ngoài ra, cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm minh, răn đe những trường hợp bất chấp quy định vi phạm pháp luật khi tham gia giao thông và gây nguy hiểm cho người khác, thậm chí là trả giá đắt bằng cả tính mạng của bản thân mình.

Việc duy trì xây dựng văn hóa giao thông, ngoài trách nhiệm của các cơ quan quản lý, trách nhiệm của người thực thi công vụ về giao thông thì mỗi người khi tham gia giao thông phải chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, các hành vi ứng xử phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, thực hiện đúng quy định của pháp luật, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản và trật tự công cộng. Chúng ta hãy tạo cho mình một thói quen ứng xử có văn hóa, đúng pháp luật khi tham gia giao thông. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn cho bản thân khi tham gia giao thông, mà còn góp phần xây dựng văn hóa, ứng xử văn minh nơi công cộng.

Khôi Nguyên
Bài viết cùng chủ đề: an toàn giao thông

Tin cùng chuyên mục

Một nhịp đèn hơn 300 xe máy đi ngược chiều: Đừng để nhanh 1 phút, chậm nhiều cuộc đời!

Lấy vi phạm để 'chạy truyền thông', Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!

Cuộc chiến chống tin giả: Thách thức đối với an ninh mạng

Bàn về một số vấn đề khi sắp xếp tinh gọn bộ máy: Nhìn từ Đà Nẵng

Chuyện thưởng Tết và góc khuất của nghề freelancer

Nhìn lại 4 “đại án” năm 2024 và tinh thần ‘4 không’ trong chống tham nhũng

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Thực phẩm chức năng 'nổ' như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi

Từ Phan Sào Nam đến Phó Đức Nam: Khi trí tuệ bị đặt nhầm chỗ

Chuyển đổi xanh phải thay đổi từ kế hoạch đến hành động

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?

Thời trang Việt Nam và ước mơ thương hiệu ‘trăm năm’

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Tinh gọn bộ máy đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước

Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025: Quyết định ‘hợp lòng dân’

Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích

'Cáo mượn oai hùm' để lừa đảo tài chính qua mạng

Khi giới trẻ được học cách làm chủ tài chính

Hóa giải thách thức trong triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Từ vụ bắt giữ hơn 200.000 lon nước giải khát: Cần xử lý nghiêm hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu