Thứ tư 20/11/2024 09:40

Du lịch Việt Nam thích ứng nhanh để phục hồi

Để không lỡ nhịp phục hồi khi Chính phủ chấp thuận mở cửa toàn bộ hoạt động du lịch từ ngày 15/3, du lịch Việt Nam cần thích ứng nhanh bằng việc thay đổi cách làm cũng như có sự nhất quán về mặt chính sách quản lý.

Gỡ các nút thắt

Việc Chính phủ chấp thuận mở cửa du lịch đón khách quốc tế từ 15/3 là một quyết sách được nghành du lịch đánh giá rất tích cực để sớm đưa lĩnh vực này thoát khỏi khủng hoảng vì dịch Covid-19. Đồng thời, tạo cơ hội tích cực cho các địa phương và doanh nghiệp du lịch phục hồi toàn diện. Nhưng, không ít lo ngại chỉ ra, du lịch Việt Nam có nguy cơ không có khách du lịch quốc tế đến là rất cao nếu không thay đổi cách làm và chính sách, cơ chế quản lý.

Du lịch Việt Nam cần thích ứng với tình hình mới

Theo ông Vũ Thế Bình – Phó Chủ tịch phụ trách Hiệp hội Du lịch Việt Nam, khao khát mở cửa du lịch không phải chỉ là nhu cầu được đi lại, vui chơi mà mở cửa du lịch để phát triển sống còn cho người dân, cho các ngành kinh tế. Đây cũng là nguyện vọng chung của cả nền kinh tế. “Hiện tại, điều cần làm là phải mở cửa nhanh du lịch và tập trung làm thế nào để triển khai trong trạng thái bình thường mới”- ông Bình nhấn mạnh.

Thực sự nóng lòng vì đuối sức trong hai năm qua, vì vậy, ông Phạm Hà – CEO Lux Group chỉ ra, hiện cơ hội cho các quốc gia là như nhau hậu Covid-19, các tỉnh thành trong một nước cũng như nhau, nên tỉnh thành nào nhanh chóng thính ứng nhanh sẽ phục hồi và phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, điều mà doanh nghiệp mong ngóng là kết nối hàng không, thông tin mở cửa, quy định cụ thể, chính thống và cam kết đồng bộ các bộ và trung ương tới địa phương. Giờ đây không phải cá lớn nuốt cá bé mà là cá nhanh nuốt cá chậm. Chúng ta đang quá chậm so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines.

So với các nước trong khu vực, du lịch Việt Nam có lợi thế rất lớn về thiên nhiên, di sản văn hóa; hệ thống cơ sở vật chất không ngừng được cải thiện. Dù vậy, theo ông Vũ Thế Bình ngành kinh tế này còn thiếu tính nhạy bén, đặc biệt là thiếu nhất quán trong việc triển khai ứng phó với Covid-19, vì vậy, nguy cơ sẽ ảnh hưởng đến cạnh tranh du lịch khi đó trách nhiệm sẽ dồn lên những người làm du lịch khi mở cửa toàn bộ.

Lấy khách hàng làm trung tâm

Để không bỏ lỡ cơ hội phục hồi, theo ông Phạm Hà, du lịch Việt Nam phải đặt khách hàng làm trung tâm, thoả mãn họ mọi điểm chạm để khách đi rồi muốn quay lại. Đồng thời, chúng ta nên tập trung vào chất hơn lượng thay vì đón nhiều khách đại trà như trước kia, bởi hiện tại chưa có nhân lực làm ngay và luôn.

Bên cạnh đó, CEO Lux Group cho rằng, trong ngắn hạn muốn chiến lược mở cửa thành công thì chúng ta cần chia nhỏ thị trường có khả năng phục hồi nhanh, mạnh, bền vững, và đúng mùa du lịch của khách vào mùa hè như khách châu Âu như Đức, Tây Ban Nha, UK, Pháp hay Úc. Ngoài ra, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần chia thị trường mục tiêu theo ngôn ngữ hiểu văn hoá và hành vi tiêu dùng. "Trên cơ sở này, hàng không, lữ hành và điểm đến cùng xúc tiến sẽ tạo hiệu ứng tốt tại thị trường mục tiêu, có khách ngay vào mùa hè này từ tháng 5, 6 và chuẩn bị tốt cho mùa du lịch quốc tế đến tới từ tháng 9" - ông Phạm Hà nêu.

Kỳ vọng du lịch tận dụng cơ hội để phục hồi thành công

Thúc đẩy truyền thông quảng bá cũng là một trong các giải pháp quan trọng để giúp ngành du lịch sớm phục hồi. Ông Phạm Duy Nghĩa, CEO Vietfoot Travel đề xuất, công tác truyền thông đang được đặt ra bức thiết. Bởi hiện tại, các doanh nghiệp du lịch gần như đã kiệt quệ về tài chính, nên cần sự đồng hành thiết thực của Nhà nước, các địa phương và các cơ quan truyền thông trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam sẵn sàng đón du khách nước ngoài.

Còn về sản phẩm du lịch, ông Vũ Thế Bình nhấn mạnh, sản phẩm vốn là cái gốc của du lịch. Do đó, sản phẩm sau Covid-19 phải khác trước Covid-19, không theo phong trào mà phải dựa trên bản chất, sự hấp dẫn, phải là sản phẩm mới. Theo đó, Việt Nam có thể tập trung triển khai thêm tới các sản phẩm làm đẹp, chăm sóc sức khoẻ, liên quan đến thể thao như golf, chạy marathon.

Trên tinh thần mở cửa hoạt động du lịch khoa học, an toàn, hiệu quả, ông Nguyễn Trung Khánh - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết, Tổng cục Du lịch đề nghị toàn ngành tập trung thực hiện các nhóm giải pháp trọng tâm, trong đó cần tạo điều kiện kết nối giữa hàng không và du lịch cũng như tạo thuận lợi cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, đàm phán nhiều hơn để ngành du lịch Việt Nam có thể tiếp cận và khai thác nguồn khách dồi dào hơn, chất lượng hơn; các địa phương cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng dịch vụ du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

Đặc biệt, Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chuẩn bị các gói thông tin để truyền thông, quảng bá rộng rãi mở cửa du lịch Việt Nam. Hiện, Tổng cục Du lịch cũng đang đẩy mạnh công tác số hóa điểm đến, xây dựng và triển khai đề án chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch; tổ chức và tham gia các chương trình quảng bá du lịch Việt Nam ở nước ngoài; quảng bá du lịch Việt Nam trên một số kênh truyền thông quốc tế nổi tiếng … hướng tới những thị trường cao cấp; nghiên cứu, đề xuất về việc thành lập văn phòng đại diện du lịch Việt Nam ở nước ngoài; kết nối làm việc với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để quảng bá thông tin du lịch Việt Nam mở cửa.

Theo ông Nguyễn Trung Khánh, chỉ trong 9 ngày nghỉ Tết nguyên đán 2022 vừa qua, ngành du lịch đã đón và phục vụ khoảng 6,1 triệu lượt khách du lịch nội địa, trong đó có 3,2 triệu lượt khách nghỉ đêm tại các cơ sở lưu trú du lịch. Điều đó chứng tỏ du lịch có sức bật rất nhanh chóng nếu được chuẩn bị kỹ lưỡng. “Tới đây, với sự ủng hộ, đồng hành tích cực của các Bộ ngành, sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương và các doanh nghiệp du lịch, ngành du lịch Việt Nam sẽ tận dụng cơ hội để phục hồi thành công, khẳng định vị trí là một ngành kinh tế quan trọng, một điểm đến hấp dẫn trong khu vực và thế giới”- ông Khánh tin tưởng.

Hoa Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch

Tin cùng chuyên mục

Thêm đường bay thẳng từ Singapore: Phú Quốc ngày càng hấp dẫn với khách quốc tế và chuyên gia nước ngoài

Lai Châu: Sắp diễn ra Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường “Về miền đỗ quyên”

Quảng Ninh và hành trình khôi phục du lịch 'thần tốc' dịp cuối năm

Thành phố Đà Lạt ‘chạy nước rút’ chỉnh trang đô thị, chào mừng Festival Hoa lần thứ X – năm 2024

Nhiều vấn đề cần cải thiện để ngành Du lịch tỉnh Khánh Hoà phát triển

Lào Cai: Sắp diễn ra Festival Bắc Hà 'Nghiêng say mùa Đông'

Ninh Bình lên kế hoạch đón khách du lịch dịp Tết Nguyên đán 2025

Hoàng Kim Group ra mắt mảng dịch vụ du lịch gia đình

Bay dù lượn: Cần được kiểm soát chặt, phòng tránh các rủi ro

Du khách nô nức ‘check-in’ thiên đường hoa dã quỳ ở núi lửa Chư Đang Ya, Gia Lai

Khai mạc Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 ở Gia Lai

Du lịch Bình Thuận và lộ trình xanh hóa đến phát triển bền vững

Làm sao để tour du lịch kiến trúc Đà Lạt không còn dừng lại ở tiềm năng?

Hơn 14,1 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 10 tháng 2024

Ngắm hoa dã quỳ khoe sắc trên triền núi lửa Chư Đang Ya mùa lễ hội

Cần Thơ: Đánh thức tiềm năng du lịch từ ‘Tinh hoa miền sông nước’

Sắp diễn ra Festival “Thổ cẩm Lào Cai - Sắc màu văn hóa” 2024

Tuần văn hóa, du lịch tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra từ ngày 15 - 23/11/2024

Đất Thép Farm - nơi giao thoa giữa truyền thống và hiện đại

Dinh Bảo Đại tại TP. Đà Lạt xuống cấp nghiêm trọng sau hơn 6 tháng dừng đón khách