Thứ tư 23/04/2025 21:41

Dư địa cho phát triển nền kinh tế còn rất lớn

Theo đại biểu Quốc hội, dư địa cho phát triển nền kinh tế còn rất lớn, vấn đề quan trọng là làm sao vực dậy, khơi thông, đưa nguồn lực đất nước vào phát triển.

Tiền đề đẩy nhanh phát triển kinh tế

Chính phủ vừa trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.

Đại biểu Lê Văn Dũng - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam

Về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, đại biểu Quốc hội Lê Văn Dũng - đoàn Quảng Nam thống nhất rất cao với Đề án của Chính phủ với mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên làm tiền đề để đẩy nhanh phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn tới, làm cơ sở để hiện thực hóa các mục tiêu của Đảng đã đề ra nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, 100 năm thành lập nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 là một thách thức rất lớn. Chúng ta không chỉ dựa vào quyết tâm chính trị mà còn cần có các giải pháp, kịch bản cụ thể để đạt được chỉ tiêu này. Báo cáo Chính phủ cũng đã phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp rất cụ thể với tinh thần bàn làm chứ không bàn lùi.

Theo đại biểu, chúng ta có cơ sở, chúng ta có dư địa để thực hiện. Bởi hiện nay, về xuất khẩu hàng hóa đã cán mốc 400 tỷ USD, đã 9 năm liên tiếp chúng ta xuất siêu, điều đó không chỉ chứng tỏ vị thế của Việt Nam trong cạnh tranh buôn bán với nước ngoài, mà còn tác động đến GDP, tăng dự trữ ngoại hối, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia.

Bên cạnh đó, lạm phát được kiểm soát theo mục tiêu 11 năm liên tiếp, vốn đầu tư nước ngoài tăng, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm giảm, khách quốc tế đến Việt Nam tiếp tục tăng, nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Năm 2024, chúng ta đã đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu, hàng loạt chương trình nghị sự, ngoại giao, thương mại tiếp tục gặt hái được nhiều thắng lợi mới. "Cần khẳng định rằng dư địa cho phát triển nền kinh tế nước nhà còn rất lớn, vấn đề quan trọng là làm sao vực dậy, khơi thông và đưa nguồn lực đất nước vào phát triển" - đại biểu nói.

Tạo những cơ chế đột phá, ưu đãi sâu

Để vực dậy, khơi thông và đưa nguồn lực đất nước vào phát triển, đại biểu Lê Văn Dũng cho rằng, Đảng, Nhà nước đang quyết liệt triển khai thực hiện Nghị quyết 18 với mục tiêu sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, hoàn thiện hệ thống pháp luật để huy động sức mạnh toàn xã hội, giảm chi thường xuyên, ưu tiên nguồn lực hợp lý cho đầu tư phát triển, song điều quan trọng phải duy trì quy mô đầu tư công hợp lý.

Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên trong năm 2025

Việc duy trì một tỷ trọng đáng kể chi đầu tư phát triển rất quan trọng nhằm đạt được quy mô, tốc độ tăng trưởng đã đề ra, đồng thời, thực hiện các biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả đầu tư công, có cơ chế khuyến khích tư nhân tham gia vào lĩnh vực đầu tư công.

"Việc mở rộng đầu tư công của Chính phủ thể hiện bằng chính sách tài khóa chủ động sẽ mang lại hiệu ứng thu hút cho đầu tư tư. Đầu tư tư nhân nên được sử dụng như một động lực mới cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo trong việc kích cầu xã hội" - đại biểu nhận định.

Đại biểu cũng đề nghị các nguồn lực tài nguyên đất nước, đặc biệt là đất đai cần được đưa vào sử dụng, tránh lãng phí; cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên lĩnh vực đất đai, tạo môi trường giao dịch thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, giải phóng nguồn lực quan trọng này.

Đồng thời, tập trung giải quyết những vấn đề vướng mắc, thắt chặt kỷ luật, kỷ cương về việc đưa đất vào sử dụng, sớm chấm dứt tình trạng quy hoạch treo bỏ hoang đất đai. Thực trạng hiện nay vẫn còn nhiều khu đất vàng ở những khu vực đắc địa, trung tâm các đô thị, những vị trí tiềm năng về du lịch, dịch vụ nhưng chưa được đưa vào sử dụng khai thác, bị bỏ hoang rất lãng phí, gây mất thẩm mỹ quan và nhiều hệ lụy khác.

Mặt khác, cần đẩy nhanh việc triển khai và đưa các dự án đầu tư vào khai thác, sử dụng, Nhà nước phải đồng hành cùng với các doanh nghiệp và chủ đầu tư, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, làm sao rút ngắn thời gian và hiện thực hóa ý tưởng thành các dự án đi vào hoạt động càng nhanh càng tốt.

"Tôi được biết, nhiều dự án triển khai kéo dài nhiều năm, thủ tục rất rườm rà, phức tạp, triển khai gặp nhiều vướng mắc, nhất là khâu giải phóng mặt bằng, cơ hội đầu tư sẽ trôi đi, nhiều nhà đầu tư phải gồng gánh với nợ đến mức phá sản, đất nước mất đi một động lực tăng trưởng" - đại biểu nêu.

Cùng với nội lực, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa thu hút các nguồn FDI. Đây là một trong những động lực quan trọng trong mục tiêu tăng trưởng 8% và 2 con số trong giai đoạn tới.

Theo đại biểu, chúng ta tự hào có nền chính trị ổn định, môi trường an ninh đảm bảo, quan hệ đối ngoại tốt nhưng rõ ràng chúng ta vẫn còn thua thiệt trong thu hút vốn đầu tư FDI do thể chế chưa thông thoáng, chưa có cạnh tranh cao.

"Do vậy, cải cách thể chế mạnh tạo ra những cơ chế đột phá, ưu đãi sâu để thu hút những nhà đầu tư lớn vào Việt Nam, nhất là những nhà đầu tư công nghệ cao" - ông Lê Văn Dũng nhấn mạnh.

Bên cạnh thu hút đầu tư mới FDI, đại biểu đề nghị quan tâm hơn các nhà đầu tư đã vào trước đây tiếp tục bỏ vốn đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, làm mới mô hình tăng trưởng. Chúng ta phải chứng minh cho các nhà đầu tư thấy được đây là mảnh đất lành, có nhiều cơ hội sinh sôi, phát triển khi đầu tư vào Việt Nam.

Ngoài ra, đại biểu kiến nghị Quốc hội hết sức cân nhắc, đặc biệt khi đặt ra các sắc thuế mới, các khoản thu, các chính sách làm bất lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư hiệu quả ở Việt Nam, phải tuân thủ nghiêm ngặt các cam kết với nhà đầu tư, đảm bảo sự an toàn khi các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam.

Việc quản lý tài chính công cũng phải thắt chặt, thận trọng và hiệu quả, phải đảm bảo cân bằng giữa chi đầu tư và chi thường xuyên nhằm bảo đảm tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Đại biểu Lê Văn Dũng - đoàn Quảng Nam cho rằng, với những kịch bản đã đưa ra, cùng với quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đoàn kết, nhất trí, đồng lòng của người dân, chúng ta nhất định sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Đại biểu Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Ngoại giao đi đầu kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc

Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết 2026

Bổ sung quy định việc quyết định cơ cấu Chính phủ trong trường hợp cần thiết

Thủ tướng điểm tên loạt địa phương chậm giải phóng mặt bằng

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm 'nối hai bờ đại dương' với Tổng thống Nam Phi

Tổng Bí thư: Tăng thiết giáp phải xứng đáng là lực lượng đột kích nòng cốt, tinh nhuệ, hiện đại

Thủ tướng yêu cầu ổn định thị trường vàng

Thủ tướng: Đàm phán thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững với Hoa Kỳ

Chung tay vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Việt Nam là ‘đại bản doanh’ của nhiều tập đoàn công nghệ

Kỳ họp thứ 9 khai mạc sớm hơn thông lệ, với nhiều nội dung quan trọng

Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phát triển thị trường trong nước và kích cầu tiêu dùng

Thủ tướng chủ trì họp Thường trực Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Chuyện chưa kể về ngành Công Thương thời chống Mỹ

Hơn 1.000 đại biểu dự Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam

Bộ Công Thương tổ chức hội nghị đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại biểu tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Thủ tướng 'tuýt còi' doanh nghiệp chậm báo cáo, sử dụng sai vốn nhà nước

Kỳ vọng hợp tác kinh tế Việt - Trung tiếp tục phát triển

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt cán bộ lão thành, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu