Thứ năm 21/11/2024 18:39

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, năm 2024 được coi là một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự kiến FDI giải ngân có thể đạt 25 tỷ USD.

Vốn FDI giải ngân năm 2024 có thể đạt 25 tỷ USD

Phát biểu tại Hội thảo Khoa học “Tư duy tiếp cận và định hướng phát triển mới đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam” do Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương tổ chức vào sáng 31/10, tại Hà Nội, PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn - Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng: Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW và Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị, dòng vốn /chu-de/quy-dau-tu.topictrực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã liên tục tăng, tạo ra nhiều giá trị tích cực cho nền kinh tế, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.

"Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước" - PGS, TS Nguyễn Hồng Sơn khẳng định.

Hội thảo Khoa học “Tư duy tiếp cận và định hướng phát triển mới đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam”. Ảnh: NH

Đặc biệt, mặc dù năm 2023 là một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam, nhưng theo ông Nguyễn Hồng Sơn, vốn FDI đăng ký tại Việt Nam tăng mạnh, đạt 36,61 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm 2022, trong khi vốn FDI toàn cầu chỉ tăng 3%; vốn FDI trong năm giải ngân đạt trên 23 tỷ USD, chiểm 16,1% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2023 khu vực FDI nộp ngân sách nhà nước 18,3 tỷ USD, chiếm khoảng 25,4% tổng thu ngân sách và xuất khẩu khoảng 259,1 tỷ USD, tương đương 73,1% kim ngạch xuất khẩu cả nước, bình quân mỗi năm thu hút thêm hơn 360.000 lao động.

Bước sang năm 2024, xu hướng tích cực của vốn FDI tiếp tục được ghi nhận. Số liệu 9 tháng năm 2024 cho thấy, tổng vốn FDI đạt hơn 24,78 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2023; vốn giải ngân khoảng 17,3 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023.

“Dự kiến, Việt Nam có thể kỳ vọng thu hút vốn FDI khoảng 39-40 tỷ USD cho cả năm 2024. Dòng vốn FDI vào nước ta cao kỷ lục trong bối cảnh nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ bên ngoài cho thấy khả năng phục hồi và sức hấp dẫn của Việt Nam với tư cách là điểm đến đầu tư và đối tác thương mại” – Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn thông tin thêm.

Cũng đánh giá cao về dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam thời gian qua, PGS, TS Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài đánh giá: Kết quả thu hút FDI 9 tháng cho thấy, năm 2024 có thể là một năm thành công của dòng vốn FDI đầu tư tại Việt Nam. Theo đó, bên cạnh mục tiêu thu hút khoảng 39-40 tỷ USD vốn FDI, năm 2024 Việt Nam có thể đạt mức giải ngân vốn FDI kỷ lục với 25 tỷ USD, đạt được mục tiêu Bộ Chính trị đề ra tại Nghị quyết số 50-NQ/TW về vốn FDI giải ngân khoảng 25 tỷ USD.

Chuyên gia phát biểu tại hội thảo. Ảnh: NH

Gia tăng sự đóng góp của khu vực FDI vào nền kinh tế

Thừa nhận những đóng góp tích cực của khu vực FDI đối với nền kinh tế Việt Nam thời gian qua, tuy nhiên nhiều ý kiến tại hội thảo cũng cho rằng, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thời gian qua cũng bộc lộ những tồn tại nhất định. Theo đó, một trong những tồn tại được các chuyên gia đề cập tại hội thảo đó là tình trạng chuyển giá đối với doanh nghiệp FDI thời gian qua vẫn là vấn đề “nhức nhối”. Bên cạnh đó, mức độ lan toả của doanh nghiệp FDI đối với nền kinh tế trong nước còn hạn chế, một số doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam chỉ để tận dụng nguồn lao động giá rẻ và các chính sách ưu đãi đầu tư.

Liên quan đến nội dung này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng: Dòng vốn FDI vào Việt Nam bên cạnh nhiều dự án tốt, thực sự mang lại sức sống mới cho nền kinh tế thì cũng có những dự án của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà doanh nghiệp trong nước có thể làm được. Theo đó, để nâng cao dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam, theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Đã đến lúc Việt Nam được quyền lựa chọn, được quyền nói không với những dự án FDI không mong muốn, không đạt được tiêu chí mà Việt Nam đưa ra. Việt Nam cũng cần có các tiêu chí về môi trường và yêu cầu các doanh nghiệp FDI phải đáp ứng khi đầu tư tại Việt Nam.

Còn theo PGS, TS Nguyễn Hồng Sơn, với yêu cầu, đòi hỏi trong giai đoạn tới, đặc biệt là để thực hiện mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, vấn đề thu hút, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI nói riêng và huy động, sử dụng, phát huy cao độ nguồn lực tài chính nói chung đối với Việt Nam vừa là yêu cầu cấp bách vừa có tính chiến lược.

Để tăng sức đóng góp của khu vực FDI, các chuyên gia kinh tế cho rằng, về ngắn hạn, Việt Nam cần tập trung vào những chính sách mang tính đột phá nhằm thu hút FDI, nhằm thu hút được FDI vào những lĩnh vực Việt Nam đang mong muốn, lĩnh vực công nghệ cao.

Tuy nhiên, về dài hạn, theo PSG, TS Nguyễn Mại, để thu hút dòng vốn FDI có chất lượng, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, có cơ chế chính sách tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, trong đó có doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tham gia vào nghiên cứu và phát triển (R&D), tăng kết nối với khu vực doanh nghiệp trong nước và tăng sự đóng góp vào nền kinh tế.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài cho rằng, Việt Nam cần xây dựng có lộ trình, có chương trình cụ thể về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Bởi để nâng cao được dòng vốn FDI, Việt Nam cần tập trung thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ, tuy nhiên muốn thu hút được dòng vốn FDI vào lĩnh vực công nghệ thì cần phải có đội ngũ nhân lực đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp FDI.

Nguyễn Hoà
Bài viết cùng chủ đề: vốn FDI

Tin cùng chuyên mục

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

Manulife được vinh danh vì những đóng góp tiêu biểu cho cộng đồng năm 2024

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Quý 3/2024, tập đoàn Manulife toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

Tập đoàn FPT bắt tay Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số nhằm nâng tầm trải nghiệm Khách hàng

Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn

Khác biệt làm nên sức hút của các dịch vụ ngân hàng số TPBank