Dự báo giá heo hơi ngày 10/9: Tiếp đà đi lên tại nhiều địa phương?
Theo khảo sát, thị trường heo hơi miền Bắc sáng nay điều chỉnh lên một giá tại Tuyên Quang, đạt 66.000 đồng/kg, cùng giá với các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Hưng Yên, Phú Thọ, Thái Bình và Vĩnh Phúc.
Hà Nội vẫn giữ mức giá cao nhất khu vực là 67.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại đi ngang trong khoảng 64.000 - 65.000 đồng/kg.
Là tỉnh có mức giá heo hơicao nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên, trong phiên sáng nay, Thanh Hoá tăng nhẹ 1.000 đồng/kg, cán mốc 66.000 đồng/kg. Các tỉnh còn lại dao động từ 62.000 - 64.000 đồng/kg.
Dự báo giá heo hơi ngày 10/9: Tiếp đà đi lên tại nhiều địa phương? |
Khu vực phía Nam chứng kiến giá heo hơi tăng tại ba tỉnh. Cụ thể, sau khi tăng 1.000 đồng/kg, hai tỉnh Bình Dương và Cà Mau đều đang giữ mức giao dịch là 65.000 đồng/kg, cao nhất khu vực.
Cùng mức tăng trên, giá heo hơi tại Long An đạt 64.000 đồng/kg, bằng giá tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang và TP Cần Thơ. Các tỉnh, thành còn lại giữ ổn định tại mức 62.000 - 63.000 đồng/kg.
Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay quay trở lại xu hướng tăng ở cả ba miền, ghi nhận tăng chủ yếu tại thị trường phía Nam. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh, thành dao động trong khoảng 62.000 - 67.000 đồng/kg.
Một số chuyên gia dự báo giá heo hơi ngày mai có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh do thị trường đang có chiều hướng tăng trở lại.
UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành Văn bản số 4863 ngày 5/9 về Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Dịch tả heo châu Phi.
Theo đó, Chủ tịch UBND TP đề nghị UBND huyện Hòa Vang, UBND quận Liên Chiểu khẩn trương chỉ đạo tổ chức xử lý tiêu hủy số heo mắc bệnh, heo nghi mắc bệnh, heo chết do dịch tả heo châu Phi tại các hộ chăn nuôi đúng quy định để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch bệnh, vận chuyển, giết mổ heo bệnh, nghi mắc bệnh, vứt xác heo chết ra môi trường bên ngoài.
Bên cạnh đó, các địa phương cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức về dịch tả heo châu Phi và nguy cơ bệnh tái phát, lây lan diện rộng, yêu cầu người chăn nuôi thực hiện nghiêm việc kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định.
Mặt khác, các địa phương phải dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, thường xuyên vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực chuồng nuôi và xung quanh bằng vôi bột, hóa chất.
Đồng thời, giám sát, theo dõi, kịp thời phát hiện heo có biểu hiện mắc bệnh, nghi mắc bệnh, báo cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật. Kiểm tra xác minh ngay khi có thông tin của người dân về các trường hợp heo bệnh, chết không rõ nguyên nhân để tổ chức phòng, chống dịch bệnh kịp thời.
Tổ chức vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường tại các khu vực có nguy cơ cao như: khu vực chăn nuôi, chợ buôn bán, kinh doanh sản phẩm từ heo, các địa điểm chôn lập, tiêu hủy heo bệnh, chết, nghi mắc bệnh đúng quy định.