Thứ ba 24/12/2024 19:58

Dự án đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái: Thêm động lực để Quảng Ninh bứt phá

Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái nằm trong hệ thống tuyến đường cao tốc Hà Nội - Quảng Ninh, khi vận hành sẽ trở thành trục cao tốc "xương sống" để tỉnh Quảng Ninh có thể thúc đẩy giao thương, phát triển kinh tế. Chính vì vậy, việc sớm đưa vào khai thác có thể giúp tỉnh Quảng Ninh sớm đạt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2030.
Tiền đề cho chiến lược phát triển

Hạ tầng giao thông là một trong những giải pháp đột phá quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh, chính vì vậy, tỉnh Quảng Ninh xác định Dự án Đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái là một dự án có vai trò quan trọng đối với sự phát triển chung của tỉnh. Dự án mang ý nghĩa thúc đẩy liên kết và phát triển khu vực vùng, kết nối với trục tam giác kinh tế năng động Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, góp phần hoàn thiện hệ thống cao tốc động lực ở phía Bắc Việt Nam với thị trường lớn Trung Quốc và các nước trong vùng Đông Nam Á.

Quảng Ninh đã mở chiến dịch "30 ngày đêm" hoàn thành giải phóng mặt bằng

Dự án ban đầu có tổng mức đầu tư dự kiến là 11.190 tỷ đồng, đi qua các huyện Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và thành phố Móng Cái. Đến tháng 7/2020, tại kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIII đã thông qua điều chỉnh vận tốc thiết kế của tuyến đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái từ 100km/h lên 120km/h và tách thành 2 dự án riêng, nhằm đảm bảo tiềm lực tài chính của tỉnh.

Theo đó, để đảm bảo quy chuẩn mới về đường cao tốc 120km/h, đảm bảo quy định an toàn, nhiều điểm theo thiết kế ban đầu của dự án phải điều chỉnh theo hướng hạ dốc, cắt cua, nâng cấp và mở rộng nền đường… Trong đó, diện tích mặt bằng cần bổ sung là gần 188ha phần lớn là đất nông nghiệp, bao gồm đất rừng sản xuất và rừng tự nhiên giao cho dân quản lý; đất canh tác cây trồng, chăn nuôi; đất nuôi trồng thủy sản, liên quan đến gần 1.200 hộ dân và 18 tổ chức.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, Nguyễn Xuân Ký, tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái khi vận hành sẽ tạo thành trục cao tốc "xương sống" hoàn chỉnh với tổng chiều dài gần 200km, tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư để phát huy thế mạnh kinh tế vùng biên; thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, du lịch, đẩy mạnh giao thương quốc tế qua cửa khẩu Móng Cái, góp phần đưa Quảng Ninh phát triển trở thành tỉnh dịch vụ công nghiệp hiện đại, một trong những trung tâm phát triển của miền Bắc, có vai trò trụ cột trong tam giác phát triển kinh tế Hà Nội – Hải Phòng - Quảng Ninh

Thần tốc trong công tác giải phóng mặt bằng

Với tầm quan trọng của dự án, tỉnh Quảng Ninh xác định, việc cao tốc càng sớm khơi thông ngày nào, càng đóng góp nhiều hơn cho phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung.

Chính vì vậy, Quảng Ninh đã mở chiến dịch "30 ngày đêm" hoàn thành giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Cao tốc Vân Đồn – Móng Cái sau điều chỉnh. Đáng chú ý, với sự vào cuộc sớm của hệ thống chính trị, cùng sự đồng lòng của người dân, chỉ cần 15 ngày, gần 1.200 hộ dân tại các địa phương bị ảnh hưởng đã tự nguyện ký biên bản bàn giao mặt bằng, đạt 100% số hộ trong diện phải giải tỏa, về đích sớm sau 50% thời gian kế hoạch đặt ra.

Đạt được kết quả trên là nhờ sự cố gắng của toàn bộ các tổ chức chính trị, cơ quan đoàn thể đã làm tốt nhiệm vụ của mình, không kể ngày đêm đến từng hộ dân có diện tích đất bị ảnh hưởng bởi dự án, để tuyên truyền, vận động người dân nắm được chủ trương, đường lối, chính sách GPMB của tỉnh, ý nghĩa và tầm quan trọng của toàn tuyến đường cao tốc khi hoàn thành, khơi gợi được tinh thần trách nhiệm trong nhân dân.

Bên cạnh đó, việc GPMB được tuân thủ nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch giữa hộ dân, chính quyền và nhà đầu tư. Cùng với công tác vận động hộ dân, kiểm đếm, cắm mốc… chính quyền đã chủ động chuẩn bị các điều kiện ổn định cuộc sống cho người dân sau GPMB, đảm bảo quyền lợi, giúp người dân yên tâm, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân...

Từ thành công này tỉnh đã có được những bài học để thực hiện hiệu quả những dự án, công trình tiếp theo trên địa bàn tỉnh.

Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch "30 ngày đêm" GPMB cao tốc Vân Đồn - Móng Cái sau điều chỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, Nguyễn Xuân Ký đánh giá: Công tác GPMB là chìa khóa của sự thành công cùng với cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thực hiện được các khâu đột phá chiến lược. Khẳng định Quảng Ninh là nơi luôn gìn giữ sự thống nhất, đoàn kết trong Đảng và hệ thống chính trị, mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân, nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ, phát huy dân chủ, kỷ cương và khối đại đoàn kết toàn dân.

Sự đồng thuận cao của người dân

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự vận động khéo léo của các tổ chức, đoàn thể và các chính sách phù hợp với nguyện vọng của nhân dân mà người dân đã đồng thuận thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái.

* Ông ĐÀO VĂN SANG - Trưởng thôn Phương Nam, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh:

Ngay sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan chức năng, chúng tôi đã thông báo đến các hộ dân và niêm yết công khai tại nhà văn hóa để người dân nắm được. 100% bà con trong thôn đều ủng hộ, nên chỉ mất khoảng 10 ngày để thôn hoàn tất thủ tục, bàn giao mặt bằng cho cơ quan chức năng.n

* Bà TÔ THỊ BIÊN - dân tộc Tày, thôn Phương Nam, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh:

Hiểu rõ được chủ trương chính sách của nhà nước thông qua tuyên truyền, vận động của các ban, ngành, đoàn thể. Toàn bộ gia đình chúng tôi đều đồng thuận bàn giao 530m2 đất của gia đình để GPMB thi công dự án. Người dân chúng tôi luôn mong muốn có thể đóng góp sức mình vào sự phát triển của địa phương.n

* Ông NÔNG VĂN CHIÊN - Trưởng thôn Thái Nam, xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh:

Thôn Thái Nam có 53 hộ dân bị ảnh hưởng. Trong chiến dịch "30 ngày đêm" hoàn thành GPMB cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, các cơ quan ban, ngành từ tỉnh đến địa phương đã đến tận thôn để giải thích cho bà con về tầm quan trọng của dự án khi hoàn thành và chính sách bồi thường GPMB của nhà nước. Thêm vào đó, mọi chính sách của nhà nước cũng được tuyên truyền thường xuyên trên hệ thống truyền thanh của xã, nhờ đó, người dân rất hiểu và nắm rõ.

Đến nay, 100% bà con trong thôn đều đồng thuận bàn giao mặt bằng. Bà con chỉ có mong muốn, dự án sớm hoàn thành để người dân có thể ổn định cuộc sống và yên tâm sản xuất.

* Ông LÊ HỒNG PHƯƠNG - Bí thư đảng ủy, Chủ tịch xã Đài Xuyên, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh:

Việc giải phóng mặt bằng của riêng xã Đài Xuyên chỉ diễn ra trong khoảng 1 tuần vì diện tích đất ảnh hưởng chủ yếu là đất rừng, đồi, thêm vào đó là sự đồng thuận, nhất trí cao của người dân, nên rất thuận lợi cho địa phương thực hiện GPMB.n

* Ông PHẠM VĂN BỐI - Thành viên Hội Cựu chiến binh, thôn Xuân Hùng, xã Đài Xuyên, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh:

Gia đình chúng tôi có khoảng 16.000 m2 nằm trong diện ảnh hưởng sau 2 đợt thu hồi đất cho Dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái. Sau khi được tuyên truyền bởi các cơ quan, người dân đã có nhận thức cơ bản và đồng tâm với nhà nước. Chúng tôi hiểu rằng, Dự án là vì ích lợi chung của đất nước, mang lại hạnh phúc cho toàn xã hội thì mình không có lý do gì mà không đồng thuận.

Tiến Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái

Tin cùng chuyên mục

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Sóc Trăng: Nhiều điểm sáng trong hoạt động của ngành Công Thương năm 2024

Tuyên Quang: Nâng cao hiệu quả mô hình truyền thanh số

Hòa Bình sẽ xử lý cán bộ buông lỏng quản lý về an toàn thực phẩm

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Đồng Tháp: 3 địa phương không chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2025

Cần Thơ: Dự kiến hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng cho 114 cán bộ dôi dư do tinh gọn

Đồng Tháp thu hút đầu tư 66 dự án, tổng vốn hơn 12.000 tỷ đồng

Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới