Thứ bảy 23/11/2024 12:13

Dòng tiền suy yếu, VN-Index giảm gần 3 điểm

Sự suy yếu của dòng tiền là nguyên nhân khiến VN-Index mất động lực tăng điểm. Kết phiên chỉ số này giảm 2,57 điểm (tương đương 0,2%) xuống còn 1.281,5 điểm.

Sự trở lại của VNDirect đã không thể tạo nên động lực cho thị trường trước sự gia tăng nguồn cung. Đây là động thái được giới phân tích dự báo trước phiên hôm nay.

Sự suy yếu của dòng tiền là nguyên nhân khiến VN-Index mất động lực tăng điểm

Trong phiên giao dịch hôm nay, nhóm bất động sản đi ngược xu hướng chung khi đa số cổ phiếu ghi nhận sắc xanh. Nổi bật trong đó là NVL tăng 1,16%, PDR tăng 3,14%, DIG tăng 4,04%, NLG tăng 1,04%, DXG tăng 1,76%, TCH tăng 1,59%, QCG tăng 3,17%, DXS và SGR tăng kịch trần. Sắc đỏ hiện lên ở thiểu số cổ phiếu, trong đó có BCM, VRE, KBC, VPI...

Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng giao dịch kém khả quan khi hầu hết suy giảm. Khá nhiều mã giảm trên 1% như CTG, MBB, VIB, TPB, MSB, EIB. Sàn HoSE chỉ có VCB và SHB tăng điểm nhưng cũng chỉ tăng nhẹ.

This browser does not support the video element.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán đa phần biến động trong biên độ hẹp dưới 1%. Tình hình tương tự xảy ra ở nhóm năng lượng và bán lẻ.

Trong khi đó, nhóm sản xuất diễn biến không mấy lạc quan. MSN tiếp tục suy giảm 1,08% còn DGC thì giảm 2,51%, DCM giảm 1,71%, VHC giảm 1,79%; HPG, VNM, GVR đều ghi nhận sắc đỏ. Trong số ít mã tăng điểm nổi bật có BMP tăng 2%, GEX tăng 1,2%, CSV tăng 2,31%.

Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu hàng không, HVN bất ngờ tăng kịch trần sau thông tin giảm lỗ hậu kiểm toán, trong khi VJC lại giảm nhẹ 0,29%.

Toàn sàn HoSE có 144 mã tăng so với 327 mã giảm và 77 mã đứng giá tham chiếu

Thanh khoản hai sàn chiều nay giảm nhẹ so với buổi sáng nhưng mặt bằng giá lại có cải thiện. Nhà đầu tư nước ngoài vẫn duy trì cường độ xả rất lớn và lượng vốn rút về đang được bù lại từ dòng vốn nội, đặc biệt là của nhà đầu tư cá nhân. Hôm nay khối ngoại xả chiếm 12% sàn HoSE nhưng mua chỉ hơn 8%.

Giao dịch của khối ngoại đang thu hút chú ý khi nhóm này đã bán ròng tới 7 tuần liên tiếp với tổng quy mô khoảng 15.681 tỷ đồng, tức là từ đầu tháng 2/2024 đến nay. Ngược lại, nhà đầu tư cá nhân trong nước mua ròng từ Tết đến nay khoảng 16.810 tỷ đồng, trong đó mua khớp lệnh 16.289 tỷ đồng. Như vậy gần như hai dòng vốn này thế chỗ cho nhau.

Toàn sàn HoSE có 144 mã tăng so với 327 mã giảm và 77 mã đứng giá tham chiếu. Thanh khoản khớp lệnh trên sàn HoSE cải thiện lên mức 21.562 tỷ đồng.

Song Hà
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường chứng khoán hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Tháng 10, HNX đã huy động thành công 30.575 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

Tác động của bầu cử Tổng thống Mỹ đến thị trường chứng khoán Việt Nam ra sao?

Thị trường chứng khoán Việt Nam thêm cơ hội nâng hạng nhờ Thông tư 68

Thị trường chứng khoán giằng co khi áp lực cơ cấu của quỹ ETF Diamond và khối ngoại bán ròng

Nghịch lý đằng sau dự đoán của thị trường Phố Wall về cuộc bầu cử Mỹ

Vì sao Tập đoàn CIENCO4 bị xử phạt gần 700 triệu đồng?

Dự báo cổ phiếu IPO của doanh nghiệp Trung Quốc tại Hoa Kỳ sẽ tăng

Kỳ vọng thị trường chứng khoán sẽ sớm có lực cầu bắt đáy

Cổ phiếu nào sẽ được các quỹ ETF mua nhiều nhất?

Chứng khoán KB Việt Nam tư vấn niêm yết thành công cổ phiếu của Công ty tập đoàn giáo dục Trí Việt

Công ty bảo hiểm đầu tiên công bố thiệt hại do bão Yagi, lợi nhuận bị cuốn trôi theo dòng nước

Điểm danh loạt thương hiệu lớn 'rơi rụng' khỏi sàn chứng khoán năm nay

Vì sao cổ phiếu SJF của Sao Thái Dương bị xem xét huỷ niêm yết bắt buộc?

Hoàng Huy khẳng định làm đúng pháp luật tại dự án 275 Nguyễn Trãi, cổ phiếu bật tăng

Thời điểm nào dòng tiền sẽ quay trở lại thị trường chứng khoán?

Cổ phiếu VHM của Vinhomes tạm chững sau phiên giao dịch thăng hoa

Sửa đổi thông tư quỹ đầu tư chứng khoán: Đừng gây khó quỹ đầu tư

Cổ phiếu họ Hoàng Huy chao đảo sau kết luận thanh tra

Thị trường chứng khoán đang đợi cú huých từ bức tranh lợi nhuận?

Vì sao AAV Group và SPT bị xử phạt hành chính hàng trăm triệu đồng?