Thứ năm 26/12/2024 21:48

Đồng Nai đẩy mạnh xây dựng hạ tầng giao thông góp phần phát triển kinh tế

Nhiều dự án trọng điểm quốc gia về giao thông đã và đang triển khai tại Đồng Nai hoặc đi qua Đồng Nai, điều này góp phần phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Nai.

Nhiều dự án trọng điểm quốc gia về giao thông đã và đang triển khai tại Đồng Nai hoặc đi qua Đồng Nai như như: Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, Bến Lức - Long Thành, đường vành đai 3 - TP. Hồ Chí Minh. Cùng với đó, các đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Dầu Giây - Liên Khương...điều này góp phần phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung.

Trong đó, Cảng hàng không quốc tế Long Thành là dự án giao thông có quy mô lớn nhất cả nước, hiện đang được triển khai trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Phối cảnh nhà ga hành khách Sân bay Long Thành

Hiện công trình nhà ga hành khách sân bay Long Thành giai đoạn 1 là gói thầu quan trọng, có mô hơn 2.500 ha với tổng sản lượng đất đào đắp khoảng 120 triệu m3. Gói thầu lớn nhất, kỹ thuật phức tạp nhất có giá trị hơn 35 nghìn tỷ đồng và thời gian thi công 39 tháng do liên doanh nhà thầu VietTur xây dựng. Khi hoàn thành nhà ga sẽ có công suất phục vụ 25 triệu lượt hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

Nhà ga được thiết kế gồm 1 tầng trệt và 3 tầng lầu, tổng diện tích sàn hơn 376 ngàn m2, chiều cao đỉnh mái 45,55m, bố trí 40 vị trí đỗ gần cho các máy bay code C, E, F. Nó được coi là “trái tim” của sân bay Long Thành và toàn dự án.

Cùng với dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, hàng loạt dự án giao thông lớn cũng đang được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh như: đường cao tốc Bến Lức - Long Thành (tổng vốn đầu tư 31.230 tỷ đồng) ; đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (được phê duyệt với tổng vốn đầu tư 17.800 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2026 ); đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (có tổng chiều dài 200,3km, đi qua hai tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng, được đầu tư theo hình thức BOT với tổng vốn đầu tư khoảng 36.000 tỷ đồng); mở rộng đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây; đường vành đai 3…(kinh phí đầu tư đường Vành đai 3 – thành phố Hồ Chí Minh, đoạn qua Đồng Nai là 2.600 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2026)

Riêng với hệ thống đường cao tốc, theo quy hoạch, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 5 tuyến cao tốc đi qua. Trong đó, có 3 tuyến cao tốc đóng vai trò kết nối giao thông cho Cảng hàng không quốc tế Long Thành gồm: TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây; Bến Lức - Long Thành và Biên Hòa - Vũng Tàu.

Dự án giao thông trên địa bàn tỉnh Đồn Nai (Minh họa)

Ngoài đường bộ, để đảm bảo kết nối giao thông cho Cảng hàng không quốc tế Long Thành, theo quy hoạch cũng có 2 tuyến đường sắt sẽ được đầu tư xây dựng gồm một tuyến đường sắt tốc độ cao và một tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành. Điểm đầu là là ga Thủ Thiêm (phường An Phú, Q.2, thành phố Hồ Chí Minh), điểm cuối là ga sân bay Long Thành. Tuyến đường dài khoảng 38km, đi qua 11,8km trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, còn lại là qua tỉnh Đồng Nai. Theo tính toán ban đầu, tổng mức đầu tư của dự án dự kiến khoảng 40.500 tỉ đồng, đang chờ phê duyệt thiết kế tuyến đường.

Bên cạnh đó, hệ thống cảng biển cũng là một lợi thế của tỉnh Đồng Nai trong phát triển kinh tế. Theo quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt vào tháng 9/2021, hệ thống cảng biển Đồng Nai thuộc nhóm cảng biển số 4.

Là địa phương nằm ở vị trí cửa ngõ của đô thị lớn nhất cả nước là thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Do đó, việc đầu tư, xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông sẽ tạo ra động lực tăng trưởng mới cho tỉnh Đồng Nai. Không chỉ mang giá trị kết nối, một hệ thống giao thông hiện đại, đồng bộ còn thúc đẩy phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa cho địa phương này. Chính vì vậy, thời gian qua, tỉnh Đồng Nai đã thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt để đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án giao thông để phát huy tối đa hiệu quả các dự án giao thông mang lại.

Phạm Kỳ
Bài viết cùng chủ đề: hạ tầng giao thông

Tin cùng chuyên mục

Nam Định quy định mức chi cho công tác khuyến công

Quảng Nam: Tinh giản 107 biên chế trong đợt I năm 2025

Cần Thơ: Chủ động phòng, chống hạn hán xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế di sản thành phố Hạ Long

Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024

Nỗ lực giải phóng mặt bằng cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang bàn giao trước Tết Nguyên đán

Lâm Bình (Tuyên Quang): Chủ động trong phòng ngừa, ngăn chặn các vụ cháy lớn

Huyện Yên Định (Thanh Hóa) đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Bình Dương: Dành 2.750 tỷ đồng dự trữ hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Tiến Nông - 30 năm đồng hành cùng nông dân Việt Nam, sáng tạo dẫn đầu trong dinh dưỡng cây trồng

TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để thực hiện khát vọng phát triển trong kỷ nguyên vươn mình?

Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Cần Thơ: Đẩy mạnh phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Yên Bái: Giá trị xuất khẩu năm 2024 đạt trên 425,5 triệu USD

Bổ nhiệm Thượng tá Nguyễn Trung Hưng giữ chức Trưởng phòng Hậu cần Công an tỉnh Thái Bình

Ninh Thuận: Kinh tế-xã hội khởi sắc, sẵn sàng tái khởi động dự án điện hạt nhân

Lào Cai: Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ Tết 2025

Thanh Hóa: Nông dân 'thay áo mới' cho đào phai Quảng Chính