Đồng Nai đẩy mạnh xây dựng hạ tầng giao thông góp phần phát triển kinh tế
Địa phương 04/09/2023 10:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tháo gỡ vướng mắc, huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông Hạ tầng giao thông: Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực phía Nam |
Nhiều dự án trọng điểm quốc gia về giao thông đã và đang triển khai tại Đồng Nai hoặc đi qua Đồng Nai như như: Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, Bến Lức - Long Thành, đường vành đai 3 - TP. Hồ Chí Minh. Cùng với đó, các đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Dầu Giây - Liên Khương...điều này góp phần phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung.
Trong đó, Cảng hàng không quốc tế Long Thành là dự án giao thông có quy mô lớn nhất cả nước, hiện đang được triển khai trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
![]() |
Phối cảnh nhà ga hành khách Sân bay Long Thành |
Hiện công trình nhà ga hành khách sân bay Long Thành giai đoạn 1 là gói thầu quan trọng, có mô hơn 2.500 ha với tổng sản lượng đất đào đắp khoảng 120 triệu m3. Gói thầu lớn nhất, kỹ thuật phức tạp nhất có giá trị hơn 35 nghìn tỷ đồng và thời gian thi công 39 tháng do liên doanh nhà thầu VietTur xây dựng. Khi hoàn thành nhà ga sẽ có công suất phục vụ 25 triệu lượt hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
Nhà ga được thiết kế gồm 1 tầng trệt và 3 tầng lầu, tổng diện tích sàn hơn 376 ngàn m2, chiều cao đỉnh mái 45,55m, bố trí 40 vị trí đỗ gần cho các máy bay code C, E, F. Nó được coi là “trái tim” của sân bay Long Thành và toàn dự án.
Cùng với dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, hàng loạt dự án giao thông lớn cũng đang được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh như: đường cao tốc Bến Lức - Long Thành (tổng vốn đầu tư 31.230 tỷ đồng) ; đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (được phê duyệt với tổng vốn đầu tư 17.800 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2026 ); đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (có tổng chiều dài 200,3km, đi qua hai tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng, được đầu tư theo hình thức BOT với tổng vốn đầu tư khoảng 36.000 tỷ đồng); mở rộng đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây; đường vành đai 3…(kinh phí đầu tư đường Vành đai 3 – thành phố Hồ Chí Minh, đoạn qua Đồng Nai là 2.600 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2026)
Riêng với hệ thống đường cao tốc, theo quy hoạch, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 5 tuyến cao tốc đi qua. Trong đó, có 3 tuyến cao tốc đóng vai trò kết nối giao thông cho Cảng hàng không quốc tế Long Thành gồm: TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây; Bến Lức - Long Thành và Biên Hòa - Vũng Tàu.
![]() |
Dự án giao thông trên địa bàn tỉnh Đồn Nai (Minh họa) |
Ngoài đường bộ, để đảm bảo kết nối giao thông cho Cảng hàng không quốc tế Long Thành, theo quy hoạch cũng có 2 tuyến đường sắt sẽ được đầu tư xây dựng gồm một tuyến đường sắt tốc độ cao và một tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành. Điểm đầu là là ga Thủ Thiêm (phường An Phú, Q.2, thành phố Hồ Chí Minh), điểm cuối là ga sân bay Long Thành. Tuyến đường dài khoảng 38km, đi qua 11,8km trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, còn lại là qua tỉnh Đồng Nai. Theo tính toán ban đầu, tổng mức đầu tư của dự án dự kiến khoảng 40.500 tỉ đồng, đang chờ phê duyệt thiết kế tuyến đường.
Bên cạnh đó, hệ thống cảng biển cũng là một lợi thế của tỉnh Đồng Nai trong phát triển kinh tế. Theo quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt vào tháng 9/2021, hệ thống cảng biển Đồng Nai thuộc nhóm cảng biển số 4.
Là địa phương nằm ở vị trí cửa ngõ của đô thị lớn nhất cả nước là thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Do đó, việc đầu tư, xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông sẽ tạo ra động lực tăng trưởng mới cho tỉnh Đồng Nai. Không chỉ mang giá trị kết nối, một hệ thống giao thông hiện đại, đồng bộ còn thúc đẩy phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa cho địa phương này. Chính vì vậy, thời gian qua, tỉnh Đồng Nai đã thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt để đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án giao thông để phát huy tối đa hiệu quả các dự án giao thông mang lại.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Sơn La có tân Giám đốc Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông

Bắc Kạn: Đối thoại tư vấn chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện

Festival tôm Cà Mau và Diễn đàn OCOP Đồng bằng sông Cửu Long 2023 có sự kiện gì hấp dẫn?

Gần 20.000 khách du lịch đến Khánh Hoà bằng tàu biển

Quảng Ngãi: Siết chặt quản lý an toàn thực phẩm trong chế biến thủy sản xuất khẩu
Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Công bố các quyết định về công tác cán bộ

Quảng Nam: Bánh mì Phượng bị phạt gần 100 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 3 tháng

Sắp diễn ra Hội chợ OCOP vùng Đông Bắc - Quảng Ninh 2023

Hà Nội: Quận Ba Đình khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023

Xây dựng Khu công nghiệp VSIP Thái Bình với diện tích hơn 300ha, vốn đầu tư 212 triệu USD

Khánh Hòa thí điểm wifi miễn phí ở hai huyện miền núi

Ông Phạm Thái Sơn giữ chức Giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh Tuyên Quang

Quy hoạch tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Phát triển công nghiệp nhanh, bền vững

Cao Bằng: Đưa kinh tế biên mậu trở thành mũi nhọn kinh tế

Lạng Sơn: Hai cửa khẩu Cốc Nam và Na Hình tạm dừng thông quan đến hết ngày 6/10

Thanh Hóa: Đề xuất sửa chữa, hoàn trả các tuyến đường hư hỏng do thi công cao tốc Bắc- Nam

Công an tỉnh Thái Bình trao 360 triệu đồng ủng hộ gia đình Thượng úy hi sinh

Đà Nẵng: Đồng loạt kiểm tra phòng cháy chữa cháy tại các chung cư, nhà tập thể, nhà trọ

Quảng Ninh: Thu giữ gần 18.000 con gà giống nhập lậu

Tăng trưởng kinh tế thấp, Đà Nẵng khó đạt mục tiêu của năm 2023

Đề nghị thanh tra Dự án Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá (Bắc Ninh)

Yên Bái: Triển khai 155 cuộc thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính hơn 8 tỷ đồng

Lào Cai: Tạm đình chỉ hoạt động Trung tâm Ngoại ngữ Apax English

Quảng Ngãi: Đưa sản phẩm miền núi đến với người tiêu dùng
