Thứ bảy 28/12/2024 18:34

Đóng điện vận hành đường dây 500kV Tây Hà Nội – Thường Tín

Sau nhiều nỗ lực của chủ đầu tư và các đơn vị liên quan, ngày 5/1/2022, dự án Đường dây 500kV Tây Hà Nội – Thường Tín đã hoàn thành đóng điện, đưa công trình vào vận hành.

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 856,4 tỷ đồng do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư, giao Ban QLDA các công trình điện miền Bắc (NPMB) quản lý thực hiện dự án, Công ty Truyền tải điện 1 là đơn vị tiếp nhận quản lý vận hành sau khi hoàn thành đóng điện.

Công trình có quy mô xây dựng mới đường dây 500kV mạch kép với tổng chiều dài đường dây 40,7 km, điểm đầu tại trạm biến áp 500kV Tây Hà Nội, điểm cuối tại TBA 500kV Thường Tín với 96 vị trí cột đi qua 4 huyện gồm: Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín thuộc TP. Hà Nội.

Do đặc điểm của dự án cấp điện áp 500kV trải dài qua nhiều huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội nên gặp nhiều khó khăn trong công tác hỗ trợ, đền bù giải phóng mặt bằng (đặc biệt là giải phóng mặt bằng hành lang tuyến), phải đến tháng 11/2021 mới được chính quyền địa phương hỗ trợ giải quyết khoảng cột cuối cùng (vị trí 61-62). Ngoài ra, tuyến đường dây có nhiều điểm giao chéo phức tạp với nhiều đường dây cao thế và chỉ thi công được khi cắt điện.

Đường dây 500kV Tây Hà Nội – Thường Tín hoàn thành sẽ tăng cường đảm bảo điện cho Thủ đô Hà Nội

Nhận thức rõ tầm quan trọng của dự án, cũng như khó khăn trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi đường dây đi qua địa bàn các huyện của TP. Hà Nội, trong thời gian quan, Ban lãnh đạo NPMB đã chỉ đạo sát sao các phòng, ban, đơn vị chuyên môn tập trung nhân lực, vật lực, bám sát chính quyền địa phương, chỉ đạo sát sao nhà thầu để sớm tháo gỡ vướng mắc.

Cùng với đó, NPMB đã chủ động làm việc với Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Bắc, Công ty Truyền tải điện 1, Tổng công ty điện lực Thành Phố Hà Nội và các đơn vị liên quan khác để lên lịch cắt điện thi công từ tháng 15/12/2021 đến ngày 03/01/2022 đã hoàn thành, đủ điều kiện đóng điện.

Công trình sau khi hoàn thành đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải của miền Bắc đặc biệt là khu vực Nam sông Hồng trong đó có Thủ đô Hà Nội; Tăng cường liên kết hệ thống điện 500kV xung quanh thành phố Hà Nội, tăng cường độ an toàn, linh hoạt trong vận hành và ổn định cho hệ thống điện quốc gia; Giảm tổn thất điện năng trong lưới truyền tải, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh chung cho hệ thống điện quốc gia.

Đặc biệt, dự án sẽ đảm bảo cung cấp điện cho TP. Hà Nội vào giai đoạn mùa nắng nóng năm 2022 cũng như các hoạt động kinh tế đang dần phục hồi sau ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Đ.Dũng

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa khởi công dự án thủy điện 420 tỷ đồng

Các vụ lừa đảo, mạo danh điện lực tại miền Trung – Tây Nguyên tăng

Thi công dự án trạm biến áp 220kV Sầm Sơn và đường dây đấu nối

Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai: Ưu tiên đảm bảo cung cấp điện toàn hệ thống dịp lễ, Tết

Bộ Công Thương lấy ý kiến về các văn bản liên quan đến giá và vận hành thị trường điện

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống

EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

EVN tiếp tục nâng cao chất lượng kinh doanh, dịch vụ khách hàng năm 2025

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Chỉ thị của Bộ Công Thương về bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và năm 2025

EVNGENCO2 tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các dự án, nhà máy điện tại Lào

Tuyên Quang: Hoàn thành các công trình điện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương

Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất