Thứ tư 27/11/2024 09:30

Đóng cửa 5 chợ dân sinh TP. Vinh: Không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa

Hiện trên địa bàn Nghệ An có 4 chuỗi lây nhiễm Covid-19 ngoài cộng đồng, nâng ca nhiễm tại tỉnh này lên đến 86 ca trong đó có hàng loạt ca lây nhiễm mới liên quan đến chợ đầu mối. Tình hình này buộc chính quyền TP. Vinh phải đóng cửa tạm thời 5 khu chợ dân sinh trên địa bàn để phòng, chống dịch.

Nhiều ca nhiễm Covid-19 liên quan chợ đầu mối

Theo đánh giá của Sở Y tế Nghệ An, qua kết quả điều tra, giám sát các ổ dịch, chuỗi lây nhiễm liên quan đến bệnh nhân dương tính và nghi nhiễm, hiện trên địa bàn thành phố (TP) có ít nhất 4 chuỗi lây nhiễm ngoài cộng đồng. Những ngày gần đây các ca Covid-19 mới phát hiện đều là F1 đã được cách ly hoặc được khoanh vùng, sàng lọc từ trước. Trên địa bàn chỉ còn một chùm dịch khá phức tạp liên quan đến chợ đầu mối TP. Vinh.

Lấy mẫu xét nghiệp tầm soát và sử dụng test nhanh tại chợ đầu mối TP. Vinh khi có ca nhiễm Covid-19 trong chợ đầu mối

Cụ thể, chuỗi liên quan chợ đầu mối ở TP. Vinh, qua tầm soát cộng đồng ngày 20/6, phát hiện một ca dương tính là tiểu thương lấy hàng hoá từ chợ Vinh về bán. Từ đó phát hiện thêm một chuỗi ca bệnh mắc Covid-19 liên quan đến chợ đầu mối này.

Ông Nguyễn Hữu Lê - Phó Giám đốc Sở Y tế Nghệ An - cho biết, “căn cứ vào tình hình dịch tễ, nhận thấy xác suất những người tiếp xúc với bệnh nhân đầu tiên ở chợ đầu mối có tỷ lệ dương tính rất cao, chúng tôi nhận định đây có thể là “ổ dịch” tiềm tàng. Cùng với đó, chợ đầu mối TP. Vinh lại nằm ngay cạnh chợ Vinh - trung tâm thương mại, giao thương lớn nhất của tỉnh. Chợ đầu mối cũng là nơi cung cấp rau, củ, hoa quả lớn nhất của Nghệ An nên nguy cơ lây nhiễm rất cao, có thể làm lây lan dịch bệnh trên diện rộng…”.

Sau khi tầm soát và xét nghiệm diện rộng, ngành y tế Nghệ An đã phát hiện các ca Covid-19 tại khu chợ đầu mối trên địa bàn TP. Vinh và đã lây lan ra các tiểu thương một số chợ trên địa bàn, do tiểu thương đến lấy hàng và di chuyển về nơi mình buôn bán. Nguy hiểm là nhiều ca nhiễm làm nghề buôn bán ở chợ đầu mối, tiếp xúc với nhiều người, mầm bệnh có nguy cơ theo người mua hàng lan ra các tỉnh.

Đối với ổ dịch tại chợ đầu mối TP. Vinh, Sở Y tế Nghệ An nhận định ổ dịch có yếu tố liên quan đến các xe chở hàng trở về từ các vùng dịch như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tĩnh… các ca nhiễm rải rác tại các huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh, giao thương nhiều với các địa phương trong và ngoài tỉnh. Nguy cơ phát hiện ca nhiễm mới có yếu tố liên quan là rất lớn.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Thái Văn Hải - Phó Ban quản lý chợ Vinh - cho biết, chợ Vinh và chợ đầu mối đang thực hiện nghiêm túc phong toả. Sau khi xuất hiện chuỗi nhiễm dịch Covid-19 liên quan chợ đầu mối, Ban quan lý phối hợp cơ quan y tế phun thuốc tiêu độc, khử trùng ngay, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm diện rộng đối với thương nhân, tiểu thương trong chợ.

Tăng cường ngăn ngừa dịch, đảm bảo không đứt gãy chuỗi cung hàng hóa

Về các ca lây nhiễm liên tiếp liên quan đến các ổ dịch tại chợ truyền thống, ông Trần Quang Lâm - Phó Chủ tịch UBND TP. Vinh - cho biết, TP đã tạm dừng hoạt động 5 chợ dân sinh, chợ đầu mối gắn với đình Tây chợ Vinh; chợ Trụ (Hưng Hòa), chợ Quang Trung, chợ Cửa Bắc và mới đây nhất là chợ Ga Vinh đến khi có thông báo mới. Đây là 5 khu chợ trên địa bàn TP. Vinh tạm dừng hoạt động do có các trường hợp F0 từng đến mua bán.

Tại các khu chợ còn lại chưa bị đóng cửa vẫn đảm bảo cung ứng đủ lương thực thực phẩm thiết yếu cho người dân toàn TP. Vinh, tuy nhiên giá cả có tăng so với trước khi TP thực hiện cách ly xã hội

Trước diễn biến khó lường của dịch Covid-19, mà đáng lo ngại nhất là các chuỗi lây nhiễm mới tại các chợ đầu mối, nhằm đảm bảo không đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, tỉnh Nghệ An đã quyết liệt tăng cường các giải pháp phòng, chống dịch tại các chợ đầu mối. Tỉnh này đã chỉ đạo TP. Vinh phối hợp với Sở Công Thương, các ngành liên quan kiểm tra thực tế, xây dựng các phương án mới, nhằm thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch như: bán hàng giãn cách, hạn chế lượng người vào chợ mua hàng, các mối lớn thì giao trực tiếp cho xe nhằm tránh tiếp xúc trực tiếp. Bố trí lực lượng chốt chặn tại các lối vào chợ, chỉ để 1-2 lối ra, vào. Tại các cổng ra vào chợ phải khai báo y tế, có điểm bán khẩu trang, tổ chức đo thân nhiệt và yêu cầu sát khuẩn tay cho tất cả các hộ tiểu thương và khách hàng và thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K của Bộ Y tế. Các tiểu thương kinh doanh ở chợ phải có kết quả âm tính với Covid-19 còn hiệu lực. Cùng với đó lên phương án tìm địa điểm thay thế các chợ để lưu thông, trao đổi hàng hóa thiết yếu cho người dân trong trường hợp nhiều chợ phải tạm dừng hoạt động kinh doanh để đảm bảo công tác phòng, chống dịch.

Đề cập tới việc cung ứng hàng hóa ra thị trường có bị ảnh hưởng sau khi chợ đóng cửa, đại diện Ban quản lý chợ đầu mối cho hay, chợ đầu mối mở cửa khá lâu nên tất cả mối hàng hóa quen thuộc đều có thể giao dịch qua điện thoại, người dân TP. Vinh không cần quá lo lắng về vấn đề này. “Nguồn cung hàng vẫn đảm bảo, hàng hóa có thể được đóng gói trực tiếp từ các địa phương đưa về nơi tiêu thụ. Lực lượng tài xế sẽ chia nhỏ, phân lẻ cho các mối hàng để không bị đứt gãy chuỗi cung ứng”, vị này nói.

Thực hiện theo tinh thần Chỉ thị số 08 của Bộ Công Thương về việc tạo điều kiện thuận lợi trong lưu thông và tăng cường hỗ trợ tiêu thụ tại thị trường trong nước các sản phẩm nông sản của các địa phương có sản lượng nông sản lớn, sản xuất tập trung trong bối cảnh dịch covid-19 diễn biến phức tạp. Đồng thời để chủ động tạo nguồn hàng cung ứng cho TP, hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho các địa phương.

Về vấn đề này, bà Trần Thị Mỹ Hà - Trưởng phòng quản lý thương mại Sở Công Thương Nghệ An - cho biết, Sở phối hợp các ngành liên quan kiểm tra tình hình cung ứng hàng hoá. Trực tiếp làm việc với các hệ thống siêu thị BigC, MM MegaMaket, Vinmat+ tại Nghệ An. Các hệ thống các siêu thị này đã chuẩn bị nguồn cung các mặt hàng thiết yếu cung ứng ra thị trường. Hiện lượng khách mua đang đổ đến các siêu thị và tăng cường mua hàng online.

Phát huy kênh tiêu thụ từ các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, liên kết sản xuất giữa người dân với các hợp tác xã, xác định hợp tác xã là đầu mối quan trọng để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Hỗ trợ cho 10 cửa hàng thực phẩm sạch thuộc ngành nông nghiệp quản lý kinh phí thuê gian hàng trong 6 tháng cuối năm 2021, kiểm soát chất lượng thực phẩm an toàn để tăng cường năng lực cung cấp phục vụ nguồn thực phẩm cho người dân trên địa bàn TP. Vinh.

Để lưu thông hàng hoá vào các khu vực cách ly, Sở phối hợp với các lực lượng chức năng, các thương nhân tập trung tháo gỡ cho các DN đảm bảo lưu thông, vận chuyển và cung ứng hàng hóa giữa TP. Vinh và các địa phương một cách thuận lợi kịp thời để không ách tắc hàng hoá. Chủ động lên phương án kết nối tiêu thụ nông sản cho các vùng ngoài thành phố, bởi sau một thời gian cách ly xã hội các địa phương có dấu hiệu ùn ứ nông sản… bà Mỹ Hà cho biết thêm.

Hàng hoá trên địa bàn không chỉ đủ cung ứng mà hiện nay các sản phẩm nông, lâm thủy sản các địa phương Nghệ An đến thời vụ cần hỗ trợ tiêu thụ bao gồm: Rau, củ, quả 3.453 tấn, lạc 2.220 tấn, tinh bột sắn 32.000 tấn, quả các loại 5.195 tấn (dưa hấu 4.690 tấn, dưa lưới 80 tấn, mận tam hoa 25 tấn, dứa 400 tấn), chè búp 10.175 tấn, gà thịt 150 tấn, trứng gà 600.000 quả, thịt chế biến (giò, nem, xúc xích,...) 1.200 tấn, nước mắm và dạng mắm 2,5 triệu lít, sứa chế biến 500 tấn, thủy sản tươi và chế biến 300 tấn, muối trắng và bột canh 1.000 tấn.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Hoàng Trinh

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Quảng Nam: Phát hiện một cá thể voi đi lạc giữa đồng bằng

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than