Đồng bào Mông Tả Văn Chư (Bắc Hà) gắn bảo vệ rừng với phát triển du lịch

Ngày cuối tháng Giêng Âm lịch, người Mông Tả Văn Chư (Bắc Hà) tổ chức lễ cúng thần rừng để gắn bảo vệ rừng với phát triển du lịch.
Màn nhảy lửa đặc sắc trên miền cao nguyên trắng Bắc Hà Lào Cai: Khai mạc chương trình " Sắc mận cao nguyên trắng” Bắc Hà năm 2023

Lễ cúng thần rừng cầu an lành

Đến hẹn lại lên, vào ngày cuối tháng Giêng Âm lịch, người Mông ở xã Tả Văn Chư, huyện Bắc Hà (Lào Cai) tổ chức lễ cúng thần rừng để cầu an lành cho con người, súc vật và cỏ cây.

Đây là nghi lễ truyền thống gắn con người với thiên nhiên, mang giá trị nhân văn sâu sắc, đồng thời nâng cao ý thức của người dân địa phương trong việc bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ rừng nguyên sinh Tả Văn Chư, nơi có danh lam thắng cảnh quốc gia động Thiên Long, tạo điều kiện phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giảm nghèo, phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội địa phương.

Bà con người Mông thôn Lả Gì Thàng, xã Tả Văn Chư tổ chức lễ cũng rừng gắn với chương trình sắc mận cao nguyên trắng Bắc Hà năm 2023 diễn ra trong 02 ngày 18-19/2
Bà con người Mông thôn Lả Gì Thàng, xã Tả Văn Chư tổ chức lễ cũng rừng gắn với chương trình sắc mận cao nguyên trắng Bắc Hà năm 2023 diễn ra trong 02 ngày 18-19/2

Theo lịch, đúng vào ngày 19/02/2023 (tức ngày 29 tháng Giêng), tại 7/7 thôn của xã Tả Văn Chư, đồng bào Mông long trọng tổ chức lễ cúng rừng. Theo quan niện của người Mông nơi đây, thần rừng, thần cây, thần suối là những vị thần giúp người Mông xua đuổi thú dữ, cho gỗ làm nhà, cho nguồn nước uống.

Đặc biệt, lễ cúng rừng được xem như một cuộc họp tổng kết của thôn về công tác bảo vệ rừng, có sự tham gia của tất cả các chủ hộ trong thôn, cán bộ lãnh đạo cấp ủy, chính quyền xã. Việc thực hiện các quy ước, hương ước về bảo vệ rừng, phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh trật tự thôn bản,…đều được đem ra bàn bạc công khai...

Ông Giàng Seo Sáng, Phó chủ tịch UBND xã Tả Văn Chư cho biết, đặc biệt đối với lễ cúng rừng năm nay gắn với tổ chức chương trình "Sắc mận cao nguyên trắng” Bắc Hà năm 2023 vào ngày 18- và 19/2 nhằm tạo thêm điểm đến trải nghiệm “Lễ cúng rừng” của dân tộc Mông tại các thôn bản từ 11h30’ đến 16h00 ngày 19/2, tìm hiểu về bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông, trải nghiệm, thăm quan các vườn hoa mận trắng tinh khôi tại các thôn, bản.

Thầy mo Thào Seo Phừ, người cao tuổi có uy tín trong cộng đồng người Mông thôn Sừ Mừn Khang- Xà Ván xã Tả Văn Chư tiến hành nghi thức cúng rừng
Thầy mo Thào Seo Phừ, người cao tuổi có uy tín trong cộng đồng người Mông thôn Sừ Mừn Khang- Xà Ván xã Tả Văn Chư tiến hành nghi thức cúng rừng

Để tiến hành lễ cúng rừng, trước đó dân làng đã họp và tổ chức quyên góp tiền mua lợn, gà, rượu, hương thơm, vàng mã và bầu ra người chủ lễ, chủ rừng. Người chủ lễ còn gọi là thầy cúng phải là người có uy tín, hiểu biết về phong tục tập quán, giữ trong mình những văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc mình. Người chủ rừng phải là người nhiệt tình, được dân làng quý mến, tin tưởng và đại diện cho dân làng chuẩn bị lễ cúng, thực phẩm cho buổi lễ. Khi chọn được ngày tốt để cúng thần rừng, ngay từ sáng sớm, bà con tập trung tại khu vực rừng cấm của thôn để chuẩn bị các lễ vật dâng lên thần rừng.

Bà con người Mông thôn Lả Gì Thàng xã Tả Văn Chư tập trung nghe tuyên truyền, phổ biến luật bảo vệ rừng, quy ước, hương ước thôn về bảo vệ rừng.
Bà con người Mông thôn Lả Gì Thàng xã Tả Văn Chư tập trung nghe tuyên truyền, phổ biến luật bảo vệ rừng, quy ước, hương ước thôn về bảo vệ rừng.

Buổi lễ với những nghi thức độc đáo, trang nghiêm được diễn ra ở cửa rừng, bàn thờ cúng bằng tre được đặt dưới gốc cây cổ thụ. Lễ vật dâng tế thần rừng gồm một con gà trống lông màu trắng, 4 chén rượu, hương và giấy bản.

Các lễ vật này được cúng dâng Thần rừng hai lần, cúng khi con vật còn sống và sau khi đã chế biến chín. Mỗi lần cúng đều có bài cúng riêng và tương ứng với một thời gian nhất định trong buổi lễ.

Trước khi con vật được đem đi chế biến chín để cúng lần thứ hai thì thầy cúng cắt tiết gà rồi lấy lông gà nhúng vào bát tiết dán lên gốc cây cổ thụ để báo với thần rừng là dân làng đã dâng lễ vật lên thần rừng. Có như vậy mới linh nghiệm và thần rừng mới chấp nhận. Trong không khí linh thiêng của trời đất, người chủ lễ kính cẩn thay mặt bà con dân bản dâng lễ vật, quì lạy bốn phương trời, tám phương đất, khấn mời thần rừng về hưởng lễ và chứng kiến cho lòng thành kính của dân làng, phù hộ cho làng bản trừ hết những xấu xa, vận hạn, con người vật nuôi được khỏe mạnh, mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hòa.

Thầy Mo Thào Seo Phừ, người cao tuổi có uy tín trong cộng đồng người Mông thôn Sừ Mừn Khang- Xà Ván xã Tả Văn Chư cho biết: "Lễ cúng rừng là nghi lễ quan trọng nhất của người Mông, cầu mong thần rừng phù hộ sức khỏe, gia đình hạnh phúc, cầu mong thần rừng trong năm không nổi giận để những cánh rừng sinh sôi nảy nở, nuôi sống con người. Bên cạnh đó, lễ cúng rừng còn là thông điệp để người dân luôn yêu quý rừng, không chặt phá rừng hoặc gây ra những vụ cháy rừng khi đốt lương, làm rẫy".

Sau phần lễ, bà con dân bản ngồi tập trung ở khu đất trống để trưởng thôn, cán bộ xã triển khai các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, vận động nhân dân đoàn kết giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn khó khăn.

Gắn kết cộng đồng bảo vệ rừng

Lễ hội cúng rừng là một trong những nghi lễ truyền thống đẹp của người Mông, ngoài ý nghĩa tâm linh, nghi lễ cúng thần rừng còn có vai trò to lớn trong việc gắn kết cộng đồng dân tộc, gắn con người với thiên nhiên vì vậy đã trải qua nhiều thế hệ song lễ hội cúng thần rừng của người Mông vẫn còn nguyên giá trị và còn được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Sau các nghi lễ một bản hương ước về bảo vệ rừng sẽ được người dân trong thôn thống nhất và mọi người đều phải có trách nhiệm thực hiện..

Anh Sùng Seo Lờ thôn Sà Ván- Sừ Mừn Khang, xã Tả Văn Chư chia sẻ, việc tham dự lễ cũng rừng với anh em, họ hàng và bà con trong thôn, mọi người được nghe phổ biến nội quy, quy định bảo vệ rừng và quy ước thôn. Theo đó phải bảo vệ rừng, tham gia các chương trình trồng rừng, trồng cây xanh, tham gia dự án trồng rừng kinh tế, trồng cây thông và trồng cây mận tả van, cây lê phủ xanh đất trống đồi núi trọc. "Tôi thấy có một số hộ trồng 3 loại cây này đã có nguồn thu khá lớn"- anh Sùng Seo Lờ bày tỏ.

Việc giữ rừng, bảo vệ nguồn nước giúp điều hòa môi trường khí hậu, chắn gió là điều kiện quan trọng để cây mận địa phương, tả van, cây lê tồn tại, phát triển đem lại lợi ích kép ở vùng cao Tả Văn Chư.
Việc giữ rừng, bảo vệ nguồn nước giúp điều hòa môi trường khí hậu, chắn gió là điều kiện quan trọng để cây mận địa phương, tả van, cây lê tồn tại, phát triển đem lại lợi ích kép ở vùng cao Tả Văn Chư.

Được biết, xã Tả Văn Chư cách trung tâm huyện lỵ Bắc Hà về hướng tây bắc độ khoảng 12 km, giao thông thuận lợi, đi lại nhanh chóng, dễ dàng… Nơi đây nổi tiếng có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ, nên thơ, với danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia- động Thiên Long, rừng nguyên sinh Tả Văn Chư.

Đặc biệt đây là vùng chuyên canh cây ăn quả ôn đới số 1 của huyện Bắc Hà, nổi tiếng trong nước và quốc tế với mùa xuân đẹp rực rỡ sắc màu, mùa hoa mận tả van, hoa lê xanh cổ thụ trăm năm tuổi, nở trắng tinh khôi, cả vùng được bao phủ bởi màu trắng tinh khiết của hoa mận tả van. Bức tranh phong cảnh rừng mận Tả Van, lê trắng, hoà lẫn sương mù, mây khói trắng tạo cho mùa xuân rẻo cao Tả Văn Chư vẻ đẹp nên thơ, huyền ảo, lãng mạn.

Ông Giàng Seo Sáng nhấn mạnh, việc bảo vệ rừng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với địa phương và thông qua lễ cúng rừng, cấp ủy chính quyền phổ biến, quán triệt luật, quy ước, hương ước bảo vệ rừng, trong đó tập trung phổ biến ý nghĩa của việc bảo vệ danh lam thắng cảnh cấp quốc gia động Thiên Long, rừng nguyên sinh Tả Văn Chư; việc giữ rừng chắn gió, điều hòa khí hậu, giữ nước giúp giữ gìn môi trường khí hậu phù hợp để các loại cây ăn quả ôn đới tồn tại, phát triển đem lại lợi ích kép, vừa tạo nguồn thu cho đồng bào, hút khách du lịch trải nghiệm.

Lễ cúng rừng của đồng bào Mông xã Tả Văn Chư còn hàm chứa ý nghĩa nhân văn sâu sắc, mỗi khu rừng sau đó sẽ được người dân chăm sóc như báu vật của làng. Đây không chỉ là một nghi lễ độc đáo mà còn góp phần bảo vệ các giá trị vật chất, tinh thần trong cộng đồng làng bản, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, nâng cao ý thức của người dân địa phương trong việc bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ rừng nguyên sinh Tả Văn Chư- nơi có danh lam thắng cảnh quốc gia động Thiên Long.. Đồng thời tạo điều kiện phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giảm nghèo, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới vùng cao Tả Văn Chư ngày một khởi sắc ấm no, trù phú trên miền cao nguyên trắng Bắc Hà.

Tráng Xuân Cường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lào Cai

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quý I/2024, Bắc Ninh “hút’’ gần 745,2 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài

Quý I/2024, Bắc Ninh “hút’’ gần 745,2 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài

Trong quý I/2024, các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục rót vốn vào tỉnh Bắc Ninh 105 dự án, với gần 745,2 triệu USD, đứng thứ 2 cả nước.
Thừa Thiên Huế: Cảnh báo thời tiết nắng nóng, giông lốc nguy hiểm

Thừa Thiên Huế: Cảnh báo thời tiết nắng nóng, giông lốc nguy hiểm

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thừa Thiên Huế phát thông báo cảnh báo về tình hình nắng nóng diện rộng và thời tiết giông lốc nguy hiểm những ngày tới.
Nhà thầu nào trúng gói thầu xây dựng trụ sở làm việc cơ quan tỉnh Khánh Hoà?

Nhà thầu nào trúng gói thầu xây dựng trụ sở làm việc cơ quan tỉnh Khánh Hoà?

Liên danh Công ty CP Vinhomes - Công ty CP Cơ điện Đoàn Nhất trúng gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị dự án trụ sở làm việc cơ quan tỉnh Khánh Hoà.
Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã trao giấy chứng nhận 22 sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh cho 14 đơn vị trên địa bàn.
TP. Hồ Chí Minh: Xử lý vi phạm nồng độ cồn không có vùng cấm, không ngoại lệ

TP. Hồ Chí Minh: Xử lý vi phạm nồng độ cồn không có vùng cấm, không ngoại lệ

Công an TP. Hồ Chí Minh tiếp tục xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật, không có vùng cấm, không ngoại lệ.

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai và VCCI hợp tác cải thiện môi trường đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp

Lào Cai và VCCI hợp tác cải thiện môi trường đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp

UBND tỉnh Lào Cai và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ký kết hợp tác triển khai cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp.
Hải Phòng chuyển 920 tỷ đồng tiền thưởng vượt thu cho đầu tư công và cho vay giải quyết việc làm

Hải Phòng chuyển 920 tỷ đồng tiền thưởng vượt thu cho đầu tư công và cho vay giải quyết việc làm

Với trên 920 tỷ đồng được thưởng từ vượt thu xuất nhập khẩu, Hải Phòng thống nhất chi đầu tư công và cho vay giải quyết việc làm để phát triển kinh tế -xã hội.
Quảng Bình- Quảng Trị: Rà soát các dự án trồng và chăm sóc cây xanh

Quảng Bình- Quảng Trị: Rà soát các dự án trồng và chăm sóc cây xanh

Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị vừa yêu cầu các địa phương liên quan kiểm tra tình hình thực hiện các dự án trồng và chăm sóc cây xanh mà Bộ Công an yêu cầu.
Đồng Nai: Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản

Đồng Nai: Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản

Ngày 28/3, UBND tỉnh Đồng Nai đã có buổi làm việc nghe báo cáo vướng mắc của các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố Biên Hòa.
Hà Nội: Điểm sáng thu hút đầu tư trong quý I/2024

Hà Nội: Điểm sáng thu hút đầu tư trong quý I/2024

Trong quý I/2024, thành phố Hà Nội đã hoàn thành nhiều mục tiêu quan trọng về duy trì và phát triển kinh tế.
17 gian hàng quốc tế tham gia Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực lớn nhất Hà Giang

17 gian hàng quốc tế tham gia Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực lớn nhất Hà Giang

Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực quốc tế Hà Giang lần thứ I, năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 29-31/3, tại Quảng Trường 26/3 thành phố Hà Giang.
Long An: Hơn 80% cửa hàng xuất hoá đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng

Long An: Hơn 80% cửa hàng xuất hoá đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng

Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Long An có 386/474 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thực hiện xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng, tương ứng trên 80%.
Yên Bái: Giảm vốn đầu tư từ khu vực nhà nước

Yên Bái: Giảm vốn đầu tư từ khu vực nhà nước

Yên Bái đang đặt mục tiêu cụ thể nhằm thực hiện định hướng giảm vốn đầu tư khu vực nhà nước, tăng đầu tư khu vực ngoài nhà nước.
Quý I/2024, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ của Yên Bái tăng 8,11%

Quý I/2024, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ của Yên Bái tăng 8,11%

Hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh ổn định khiến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của Yên Bái quý I/2024 ước tăng 8,11%.
Hà Giang: Chấm dứt khai thác khoáng sản tại huyện Vị Xuyên

Hà Giang: Chấm dứt khai thác khoáng sản tại huyện Vị Xuyên

Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang vừa ban hành văn bản yêu cầu chấm dứt hoạt động khai thác khoáng sản tại thôn Toòng, xã Ngọc Minh, huyện Vị Xuyên theo quy định
Phú Yên sẽ có khu chung cư cao cấp hơn 2.100 tỷ đồng

Phú Yên sẽ có khu chung cư cao cấp hơn 2.100 tỷ đồng

Tỉnh Phú Yên vừa chấp thuận chủ trương đầu tư khu chung cư cao cấp tại TP. Tuy Hoà, rộng hơn 2,1 ha, tổng vốn đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng.
Đà Nẵng: 23 cơ sở, đơn vị phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Đà Nẵng: 23 cơ sở, đơn vị phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Đà Nẵng sẽ có 23 cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính và tần suất kiểm kê là 2 năm/lần gồm 19 cơ sở ngành Công Thương, 1 cơ sở ngành TN&MT và 3 công trình xây dựng.
Tuần tra liên hợp song phương trong đêm khu vực biên giới Hà Giang

Tuần tra liên hợp song phương trong đêm khu vực biên giới Hà Giang

Tối 26/3, Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, BĐBP Hà Giang đã phối hợp Đội tuần tra Đại đội quản lý biên giới huyện Nà Pô (Trung Quốc) kiểm tra liên hợp biên giới Hà Giang.
Nhiều địa phương vùng Tây Nam Bộ “về đích” việc xuất hoá đơn điện tử

Nhiều địa phương vùng Tây Nam Bộ “về đích” việc xuất hoá đơn điện tử

Đến chiều ngày 27/3, gần 95% cửa hàng kinh doanh xăng dầu ở một số tỉnh vùng Tây Nam Bộ đã “về đích” thực hiện xuất hóa đơn điện tử.
Long An: Tăng cường sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Long An: Tăng cường sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Ngành điện Long An đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm điện, sử dụng điện an toàn và hiệu quả.
Lào Cai: Tổng doanh thu từ du lịch quý I đạt trên 6.300 tỷ đồng

Lào Cai: Tổng doanh thu từ du lịch quý I đạt trên 6.300 tỷ đồng

Thông tin từ UBND tỉnh Lào Cai cho biết, trong quý I/2024, tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai đạt 2.022.816 lượt, trong đó, khách quốc tế đạt 218.421 lượt.
Hải quan Bình Dương: Phát hiện hơn 300 vụ vi phạm, truy thu gần 100 tỷ đồng

Hải quan Bình Dương: Phát hiện hơn 300 vụ vi phạm, truy thu gần 100 tỷ đồng

Từ đầu năm đến nay, Cục Hải quan Bình Dương phát hiện hơn 300 vụ vi phạm pháp luật về hải quan, trị giá hàng hóa vi phạm gần 100 tỷ đồng.
Cơ cấu lại ngành hàng để tạo điểm nhấn “kéo khách” trở lại chợ truyền thống

Cơ cấu lại ngành hàng để tạo điểm nhấn “kéo khách” trở lại chợ truyền thống

Tại TP. Hồ Chí Minh, hiện nay lượng khách đến chợ truyền thống giảm 20-30% so với thời điểm trước dịch và giảm 30-50% so với thời điểm năm 2019.
Hà Giang: Xác định 6 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024

Hà Giang: Xác định 6 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024

Ngày 26/3, Hội đồng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội nghị tư vấn, xác định nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh năm 2024.
Đồng Nai: Định hướng phát triển kinh tế xanh hướng đến Net Zero

Đồng Nai: Định hướng phát triển kinh tế xanh hướng đến Net Zero

Đồng Nai tập trung các giải pháp để thực hiện đề án giảm thiểu khí carbon giai đoạn 2025 - 2030 giảm 20%, tiến tới đưa phát thải nhà kính về 0 vào năm 2050.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động