Thứ tư 25/12/2024 12:51

Dồn lực chống dịch tả lợn châu Phi và ngăn chặn thông tin thất thiệt

Tính đến ngày 7/3, trên địa bàn TP. Hà Nội đã có 4 quận/huyện xuất hiện dịch tả lợn châu Phi. Nhằm ngăn chặn dịch lây lan, các lực lượng chức năng trên địa bàn TP. Hà Nội đã và đang quyết liệt triển khai nhiều biện pháp.

Đã có 4 quận/huyện xuất hiện dịch tả lợn châu Phi

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, chiều tối ngày 5/3, trên địa bàn thành phố phát sinh ổ dịch tả lợn châu Phi tại hộ bà Trương Thị Vân ở khu 6, Thụy Lâm, Đông Anh, có tổng đàn 10 con lợn, ốm 8 con và chết 1 con. Trong ngày 6/3 đã phát sinh ổ dịch tả lợn tại hộ ông Nguyễn Văn Chung ở số 6, ngõ 203, tổ 36 phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai. Với tổng đàn hộ có dịch 45 con lợn và chết 4 con. Trong ngày 7/3, Hà Nội đã xuất hiện thêm một ổ dịch mới tại huyện Gia Lâm với 29 con bị nhiễm. Nâng tổng số lợn toàn thành phố bị nhiễm bệnh lên hơn 100 con.Trước đó, ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên được phát hiện tại 1 hộ chăn nuôi lợn rừng tại khu Đầm Lấm, phường Ngọc Thụy, Long Biên.

Hà Nội dồn lực chống dịch tả lợn châu Phi

Đại diện Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho hay, các ổ dịch đều được phát hiện và báo cáo xử lý kịp thời. Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan chỉ đạo chính quyền địa phương tiêu hủy ngay toàn bộ số lợn theo quy định. Đồng thời triển khai nghiêm túc, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh như: Rà soát, thống kê, ký cam kết; lập chốt kiểm dịch kiểm soát vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn ra, vào vùng dịch; tuyên truyền, hướng dẫn; lấy mẫu giám sát tại các hộ chăn nuôi lợn xung quanh; khử trùng tiêu độc tại hộ, tổ dân phố, xã, phường theo quy định.

Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan trên diện rộng, Hà Nội đã và đang triển khai nhiều biện pháp. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, công tác chống dịch còn gặp nhiều khó khăn do thành phố giáp với 8 tỉnh, thành có nhiều tuyến đường giao thông nên việc quản lý vận chuyển động vật và sản phẩm động vật chung và từ lợn là vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó, Hà Nội hiện có tổng đàn lợn lớn khoảng 2 triệu con, trong đó nuôi nhỏ lẻ, trong dân vẫn chiếm tỷ lệ cao (trên 60%). Đáng chú ý, giá thịt lợn trong những ngày qua có nhiều biến động khó lường, nhất là khi có nhiều thông tin về dịch bệnh khiến tâm lý người dân ảnh hưởng có tư tưởng bán nhanh, bán chạy để thu hồi vốn, dẫn đến giá lợn sụt giảm.

Để phòng chống và ngăn chặn dịch bệnh lây lan, trước mắt Hà Nội cần tập trung một số giải pháp trọng tâm. Trong đó, tiếp tục phát động đợt tổng tẩy uế môi trường trên địa bàn toàn thành phố; tiến hành triển khai 5 tổ công tác liên ngành (theo Quyết định 1005/QĐ-UBND ngày 1/3/2019); đi kiểm tra tất cả các quận, huyện, thị xã về công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi. Đồng thời thành lập tổ kiểm dịch lưu động để kiểm tra dịch bệnh tại các vùng giáp ranh với các tỉnh, thành có dịch. Triển khai giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại các cơ sở, kịp thời phát hiện và ngăn chặn có hiệu quả, không để lây lan diện rộng. Thực hiện việc ký cam kết với các hộ chăn nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm thực hiện nghiêm túc các giải pháp phòng chống dịch bệnh.

Chuẩn bị đầy đủ vật tư, hóa chất, dụng cụ lấy mẫu, dụng cụ chuyên ngành và bảo hộ lao động. Tiếp tục hướng dẫn các tổ chức cá nhân xây dựng các chuỗi sản xuất liên kết sản phẩm chăn nuôi bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm…

Ông Nguyễn Văn Sửu nhấn mạnh, để người chăn nuôi yên tâm và chủ động khai báo khi lợn bị nhiễm bệnh và phải tiêu hủy, các địa phương cần chủ động ngân sách từ nguồn dự phòng để hỗ trợ kịp thời cho bà con. Theo đó, sau 5 ngày lợn bị tiêu hủy phải hỗ trợ tiền để bà con yên tâm. Trước mắt, thực hiện hỗ trợ 38.000 đồng/kg lợn hơi.

Ông Nguyễn Văn Sửu cũng yêu cầu, lãnh đạo các sở ngành, địa phương cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhất là các bí thư, chủ tịch các địa phương phải trực tiếp vào cuộc. Nếu quận, huyện nào để xảy ra tình trạng người dân ném lợn chết ra sông thì lãnh đạo địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước thành phố.

Bộ NN&PTNT đề nghị xử lý việc đưa tin thất thiệt về dịch tả lợn châu Phi

Trong khi các Bộ ngành chức năng và các địa phương căng mình chống dịch, nhất là trong dịch tả lợn châu Phi có dấu hiệu lan rộng, thì đã có nhiều trang fanpage, trang facebook cá nhân như: Đầm Bầu Thời Trang Mami; Trang Thao Mandy... đã đưa thông tin, hình ảnh sai sự thật về việc chế biến, bày bán lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi tại Hà Nội và kêu gọi tẩy chay thịt lợn vì có thể lây sang người. Thậm chí, trang facebook Trang Thao Mandy còn đưa hình ảnh có hai bệnh nhân bị xuất huyết dưới da và kêu gọi mọi người tẩy chay thịt lợn vì đã có người tử vong vì dịch tả lợn châu Phi.

Qua xác minh, kiểm tra, những hình ảnh trên fanpage này là "lấy lại từ nhiều báo điện tử, cụ thể đây là hình ảnh về bệnh sán dây ở heo xảy ra tại tỉnh Bình Phước vào tháng 11/2018". Sau khi fanpage đăng tải đã được hàng trăm tài khoản mạng xã hội Facebook khác chia sẻ, gây hoang mang dư luận và người dân sử dụng thịt lợn.

Trước sự việc trên, để công tác phòng chống dịch đạt hiệu quả, đúng yêu cầu, vừa bảo vệ sản xuất, vừa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thịt lợn an toàn, Bộ NN&PTNT đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những thông tin đăng tải sai sự thật để tránh gây hoang mang trong xã hội.

Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thông tin kịp thời, chính xác cho người dân về diễn biến dịch tả lợn châu Phi và các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ thị của Thủ tướng về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách chống dịch tả lợn châu Phi.

Theo Bộ NN&PNTT, dịch tả lợn châu Phi không lây sang động vật nuôi khác và nhấn mạnh dịch tả lợn châu Phi không lây sang người. Do đó, người dân cần bình tĩnh, không nên hoang mang tẩy chay tiêu dùng các sản phẩm thịt lợn an toàn, không bị bệnh dịch và được chế biến hợp vệ sinh.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: dịch tả lợn châu Phi

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp

Thông tin mới nhất về phương án hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên Môi trường

Gia Lai: Các nhà vườn đang tất bật chăm sóc hoa để phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

Việt Nam thí điểm thành công hệ thống dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê

Hợp tác về phát triển và cung ứng nguồn nhân lực nông nghiệp

Lần đầu tiên diễn ra Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025

Công ty Thủy điện Sông Bung trao tặng 30 con bò giống cho hộ nghèo tại tỉnh Quảng Nam

Hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên: Sẽ giảm tới 25 cục, vụ, đầu mối

Báo Công Thương đoạt giải Chuyên đề báo chí toàn quốc viết về tam nông

Gia Lai: Khung cảnh lung linh tại các nhà vườn chong đèn 'thức' cùng hoa Tết

Hà Giang: Quyết tâm xóa 89 nhà tạm, nhà dột nát trước Tết Nguyên đán 2025

Thêm 3 công trình thủy lợi vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Tăng cường phát triển kỹ năng cho ngành nuôi biển công nghiệp Việt Nam

Dưa hấu rớt giá thê thảm, nông dân Gia Lai 'mòn mỏi' chờ thương lái

Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi

Đà Nẵng: Xử lý 144 tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thế nào?

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững