Thứ bảy 26/04/2025 12:44

Đối tượng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế cần rõ ràng

Bộ Tài chính đang xây dựng Dự thảo Đề án áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) tại Việt Nam (Dự thảo), theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, qui định về đối tượng áp dụng cần cụ thể, rõ ràng hơn.

Tại Dự thảo, Bộ Tài chính quy định việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế chỉ dành cho các đối tượng doanh nghiệp lớn, không cho phép các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ áp dụng. Việc phân loại doanh nghiệp lớn, vừa, nhỏ và siêu nhỏ là nhằm mục đích đưa ra các biện pháp theo hướng tối đa diện doanh nghiệp được hỗ trợ. Tuy nhiên, theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp có vốn dưới 100 tỷ đồng được coi là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong khi đó, theo Luật Chứng khoán hiện hành, doanh nghiệp có mức vốn 10 tỷ đồng đã có thể niêm yết (dự thảo Luật Chứng khoán dự kiến tăng lên 30 tỷ đồng).

Cần qui định rõ ràng, cụ thể các đối tượng áp dụng IFRS

Theo VCCI, trên thực tế, vẫn có thể có một số doanh nghiệp quy mô không lớn nhưng có quan hệ chặt với nước ngoài (như vay vốn, sử dụng thương hiệu, nhượng quyền, trong chuỗi sản xuất…). Những doanh nghiệp này có thể sẽ phải áp dụng IFRS theo yêu cầu của phía đối tác. Quy định tại Dự thảo nêu trên có thể dẫn đến tình trạng những doanh nghiệp quy mô không lớn vừa phải áp dụng IFRS theo yêu cầu của đối tác, vừa phải áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), điều này sẽ gây lãng phí không cần thiết. VCCI cho rằng, cơ quan soạn thảo cần điều chỉnh theo hướng bỏ quy định về việc loại trừ các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Trường hợp các doanh nghiệp này đủ năng lực và tự nguyện áp dụng IFRS thì vẫn được phép và được miễn áp dụng VAS.

Dự thảo quy định việc áp dụng IFRS với 3 nhóm đối tượng: Tự nguyện áp dụng; bắt buộc áp dụng; và được Bộ Tài chính lựa chọn. Tuy nhiên, Đề án không đề cập rõ nhóm đối tượng doanh nghiệp “được Bộ Tài chính lựa chọn” thuộc diện tự nguyện hay bắt buộc áp dụng, lựa chọn thực hiện như thế nào, nếu được chọn nhưng không thuộc diện bắt buộc thì doanh nghiêp có quyền từ chối hay không? Vì vậy, cơ quan soạn thảo cần làm rõ các vấn đề này. Trong trường hợp không xác định được nhóm doanh nghiệp “được Bộ Tài chính lựa chọn” có gì khác với nhóm tự nguyện và bắt buộc hay không, Bộ Tài chính nên bỏ đối tượng này.

Dự thảo cũng phân loại đối tượng thực hiện báo cáo tài chính hợp nhất thành hai trường hợp: Báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính riêng. Trong nhóm báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm các công ty niêm yết và công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết. Theo pháp luật kế toán, báo cáo tài chính hợp nhất áp dụng cho các nhóm công ty được tổ chức theo hình thức tập đoàn, tổng công ty (gồm công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác). Trong khi đó, không phải công ty niêm yết, công ty đại chúng nào cũng có công ty con, công ty thành viên. Những công ty này thuộc diện lập báo cáo tài chính riêng chứ không phải là báo cáo tài chính hợp nhất. Dự thảo qui định như vậy có thể dẫn đến cách hiểu là chỉ những công ty niêm yết, công ty đại chúng nào có công ty con thì mới thuộc phạm vi điều chỉnh. Nếu dụng ý chính sách như vậy, cơ quan soạn thảo phải giải trình cho rõ ràng, cụ thể. Trường hợp mọi công ty niêm yết, công ty đại chúng đều thuộc phạm vi điều chỉnh (bất kể được tổ chức theo hình thức nhóm công ty, tập đoàn, tổng công ty hay độc lập) thì cần có quy định cho cả diện đối tượng lập báo có tài chính riêng.

Ngọc Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài chính

Tin cùng chuyên mục

Thị trường nội địa: 'Bệ đỡ' cho mục tiêu tăng trưởng 8%

Chiến lược 'chiêu mộ người Việt toàn cầu' của Techcombank: Dẫn dắt làn sóng trở về, kiến tạo hệ sinh thái 'make in Vietnam'

MB duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2025, tiếp tục tối ưu hiệu quả vận hành

Đã đủ 500.000 tỷ đồng cho phát triển hạ tầng và công nghệ số

CTS chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 43%, đặt mục tiêu lãi 297 tỷ năm 2025

Xúc tiến thu hút FDI 2025: Hướng vốn vào những ngành trọng điểm

KienlongBank dự kiến chia 50% cổ tức, chào bán thêm cổ phiếu

Học viên ngành STEM được vay 440 triệu đồng không thế chấp

Có chủ tịch mới, PGBank dự kiến tăng lợi nhuận 135,3%

Giải pháp công nghệ thúc đẩy sử dụng hoá đơn điện tử

Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của VPBank và FE CREDIT, nâng triển vọng của FE CREDIT lên “Ổn định”

Thu hút dòng vốn FDI mới: Giải pháp nào cho Việt Nam?

Vietcombank rót vốn cho 50 máy bay của Vietnam Airlines

F88 được vinh danh giải thưởng HR Excellence 2025

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025

VPBankS và GtelPay ký kết hợp tác chiến lược, kiến tạo hệ sinh thái đầu tư – thanh toán tích hợp

Phó Tổng Giám đốc VietinBank nhận Giải thưởng 'Nhà lãnh đạo IT của năm'

Techcombank tiếp tục ra mắt chi nhánh thế hệ mới tại Bình Dương

Chỉ 200.000 đồng một ngày, mục tiêu an cư trong tầm tay

Chi tiết lịch chi trả lương hưu tháng 5 từ ngày 25/4