Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Australia: Nhân rộng lòng tin, xây dựng tầm nhìn

Việc thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia là kết quả và bước phát triển tự nhiên, hợp lý của 50 năm xây dựng và phát triển quan hệ, là nỗ lực làm sâu sắc và nhân rộng lòng tin chiến lược.
Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Australia Việt Nam và Australia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện và ký kết hàng loạt văn kiện
Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia: Nhân rộng lòng tin, xây dựng tầm nhìn- Ảnh 1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Australia Anthony Albanese trao đổi tuyên bố về việc nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược toàn diện - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

50 năm quan hệ trưởng thành

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973 và nâng cấp lên Đối tác Chiến lược năm 2018, quan hệ hai nước đã chứng kiến những bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện, mang tầm chiến lược trên tất cả các lĩnh vực.

Điển hình trong lĩnh vực kinh tế-thương mại - đầu tư, Việt Nam nổi lên trở thành một nền kinh tế năng động ở châu Á với thị trường phát triển nhanh chóng và lực lượng lao động cạnh tranh. Kim ngạch thương mại hai chiều đạt 13,8 tỷ USD vào năm 2023, đưa Australia trở thành đối tác thương mại lớn thứ 10 của Việt Nam, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Australia.

Quan hệ đầu tư giữa hai nước cũng khởi sắc và còn nhiều tiềm năng, với gần 600 dự án đầu tư của Australia vào Việt Nam, tổng vốn đầu tư đạt khoảng hơn 2 tỷ USD và đầu tư của Việt Nam vào Australia đạt 600 triệu USD.

Australia vẫn luôn là một trong những đối tác viện trợ không hoàn lại song phương lớn nhất cho Việt Nam, với nguồn vốn ODA đạt mức 92,8 triệu AUD mỗi năm trong giai đoạn 2022 - 2023. Bên cạnh đó, giao lưu nhân dân cũng đóng vai trò thiết yếu giúp thắt chặt quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia: Nhân rộng lòng tin, xây dựng tầm nhìn- Ảnh 2.
Lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức Australia theo nghi thức trọng thể nhất với mười chín loạt đại bác - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cộng đồng người Việt tại Australia hiện nay lên tới khoảng 350.000 người, đóng góp hết sức tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội sở tại và trở thành cầu nối quan trọng, góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau về văn hóa và hợp tác kinh tế giữa hai nước. Những năm gần đây, Australia là một trong những điểm đến được ưa chuộng nhất đối với du học sinh Việt Nam với hơn 32.000 sinh viên và nghiên cứu viên Việt Nam tại Australia.

Hai nước cũng chia sẻ và hợp tác hiệu quả tại các diễn đàn quốc tế, khu vực, đặc biệt trong hợp tác ASEAN và tiểu vùng Mekong.

Nói một cách khái quát như Tuyên bố chung 7/3 đã nêu, quan hệ hữu nghị, hợp tác hai nước đã phát triển vững chắc, toàn diện trên cơ sở tin cậy chiến lược và hiểu biết lẫn nhau, được củng cố thông qua sự bổ trợ lẫn nhau của hai nền kinh tế, sự tương đồng về lợi ích và gắn kết sâu sắc giữa nhân dân hai nước.

Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia: Nhân rộng lòng tin, xây dựng tầm nhìn- Ảnh 3.
Toàn quyền Australia đích thân lái xe điện đưa Thủ tướng Chính phủ và Phu nhân tham quan Phủ Toàn quyền - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Làm sâu sắc và nhân rộng lòng tin chiến lược

Tuyên bố chung 7/3 về thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia là kết quả và bước phát triển tự nhiên, hợp lý của chặng đường 50 năm qua, phù hợp với nhu cầu, lợi ích và nguyện vọng chung của hai nước.

Đây là khuôn khổ quan hệ quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của hai nước. Việt Nam có cơ hội và điều kiện đưa quan hệ với Australia, đối tác có tầm quan trọng chiến lược, đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất, phục vụ thiết thực mục tiêu phát triển, duy trì môi trường hòa bình, ổn định, nâng cao uy tín, vị thế đất nước, như tinh thần Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Với Australia, đó là cơ hội tăng cường hơn nữa quan hệ với Việt Nam, một trong những đối tác hàng đầu trong khu vực, thông qua đó tăng cường quan hệ với ASEAN và các nước trong khu vực nói chung, tranh thủ những cơ hội hợp tác mới để nâng cao vị thế, vai trò của Australia ở khu vực.

Cũng như bất cứ một mối quan hệ nào khác, việc nâng cấp giúp hai nước tăng cường tin cậy chính trị, hiểu biết lẫn nhau; sẽ tạo động lực tích cực, nâng cao đồng thuận ở mỗi nước, tạo điều kiện huy động và tập trung nguồn lực cho các ưu tiên hợp tác mà hai bên cùng có lợi, đặc biệt về kinh tế, khoa học - công nghệ, phát triển bền vững, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực và thế giới.

Có thể thấy, 6 lĩnh vực ưu tiên của khuôn khổ Đối tác Chiến lược toàn diện thể hiện kỳ vọng phát triển hơn nữa về cả chất và lượng so với 5 lĩnh vực ưu tiên của khuôn khổ Đối tác Chiến lược 2018.

Nổi bật nhất là tinh thần của hợp tác vì phát triển nhanh, bền vững, của gắn kết kinh tế, hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Đây có thể coi là một trong những ưu tiên cao và động lực mang ý nghĩa chiến lược của quan hệ hai nước.

Ngoài ra, về quốc phòng - an ninh, hai bên sẽ mở rộng hợp tác công nghiệp quốc phòng, an ninh hàng hải, chia sẻ thông tin... Những nội dung hợp tác này đều được đề cập trong khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam với nhiều đối tác khác nhau, là sự tiếp nối của khuôn khổ Đối tác Chiến lược thiết lập năm 2018 và tiếp tục được thúc đẩy với mục đích duy nhất là đóng góp vào hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn của khu vực, quốc tế do tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm mạng, khủng bố, di cư bất hợp pháp, an ninh hàng hải… tiếp tục là những thách thức lớn với cộng đồng quốc tế. Vì vậy không thể xem các hoạt động hợp tác này là liên minh, liên kết làm tổn hại lợi ích của bên thứ ba nào.

Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia: Nhân rộng lòng tin, xây dựng tầm nhìn- Ảnh 4.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Australia Anthony Albanese chứng kiến lễ ký kết, trao đổi các văn kiện hợp tác giữa lãnh đạo các bộ ngành, cơ quan hai nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Việc thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với Australia cùng 6 trong số các cường quốc hàng đầu thế giới và là đối tác hàng đầu của Việt Nam (gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản) một lần nữa khẳng định mạnh mẽ tính đúng đắn và là một kết quả quan trọng nổi bật của đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác, phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa, chính sách quốc phòng "bốn không" của Việt Nam.

Kết quả đó cùng với việc chủ động, tích cực thúc đẩy quan hệ với các nước láng giềng, khu vực, các đối tác lớn, quan trọng, các nước bạn bè truyền thống đã củng cố cục diện đối ngoại rộng mở, thuận lợi, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển, thúc đẩy hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đến 2030, tầm nhìn 2045 của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Nhìn rộng hơn trong bối cảnh khu vực, quốc tế có nhiều chuyển dịch, biến động phức tạp, đa chiều, khó lường kéo theo sự suy giảm lòng tin chiến lược giữa các nước và đối với chủ nghĩa đa phương, các thể chế quản trị khu vực và toàn cầu, luật pháp quốc tế, nỗ lực tăng cường lòng tin chiến lược giữa Việt Nam và Australia cũng như với các đối tác khác không chỉ mang tầm vóc song phương, mà còn góp phần nhân rộng "câu chuyện thành công", tạo hiệu ứng lan tỏa, đóng góp vào khôi phục, tăng cường lòng tin chiến lược trong quan hệ quốc tế, vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển bền vững.

Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia: Nhân rộng lòng tin, xây dựng tầm nhìn- Ảnh 5.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese, Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo các nước ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN chụp ảnh chung tại lễ đón các Trưởng đoàn tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Australia - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng xây dựng tầm nhìn chung về khu vực

Việc một số ý kiến xem khu vực Ấn Độ Dương - Châu Á - Thái Bình Dương đơn thuần, như "đấu trường" của các nước lớn, hoặc một không gian địa chính trị để cạnh tranh quyền lực sẽ không có lợi cho mong muốn chung về an ninh toàn diện, phát triển bền vững, bao trùm, tự cường, lấy con người làm trung tâm. Không có hòa bình, ổn định thì không thể và không có điều kiện, nguồn lực để phát triển bền vững,

Những nguyên tắc chia sẻ tầm nhìn chung về khu vực trong Tuyên bố chung 7/3 cũng chính là những nguyên tắc phổ quát trong quan hệ quốc tế và luật pháp quốc tế được phản ánh trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP) và Tuyên bố chung Melbourne kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Australia. Đó chính là nguyện vọng chung, là "câu chuyện mới" mà các nước muốn kể nhằm truyền tải thông điệp về một khu vực hòa bình, ổn định, tự cường và thịnh vượng, tôn trọng luật pháp quốc tế, tích cực đối thoại và xây dựng lòng tin, giảm leo thang căng thẳng, có những bước tiến tích cực để duy trì môi trường ngăn ngừa xung đột.

Bằng cách thúc đẩy một tầm nhìn mới, xem khu vực Ấn Độ Dương-châu Á-Thái Bình Dương dựng như một ngôi nhà chung của nhiều quốc gia đa dạng, cùng chung sống hòa bình trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau và luật pháp quốc tế, hai nước Việt Nam và Australia cùng các đối tác có thể ươm mầm cho một tương lai bền vững và công bằng, nơi mọi quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều có tiếng nói và có quyền được phát triển, thịnh vượng.

TS. Vũ Lê Thái Hoàng

Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược ngoại giao, Học viện Ngoại giao

baochinhphu.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục phát huy vai trò, vị thế, uy tín thương hiệu Trường Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục phát huy vai trò, vị thế, uy tín thương hiệu Trường Sơn

Thủ tướng yêu cầu Tổng công ty Trường Sơn phải phát triển cả về tầm vóc, tiếp tục khẳng định vị thế, uy tín, thương hiệu Trường Sơn, đóng góp cho đất nước.
Tổng thiệt hại kinh tế do thiên tai trên thế giới lên đến 260 tỷ USD

Tổng thiệt hại kinh tế do thiên tai trên thế giới lên đến 260 tỷ USD

Năm 2023, tổng thiệt hại kinh tế do thiên tai trên thế giới ước lên đến 260 tỷ USD. Trong nước ghi nhận 5.331 sự cố, thiên tai, thiệt hại ước 9.324 tỷ đồng.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương: Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến đội ngũ doanh nhân

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương: Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến đội ngũ doanh nhân

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm phát triển đội ngũ doanh nhân.
Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nhiều nội dung quan trọng

Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nhiều nội dung quan trọng

Từ ngày 13-15/5, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Phiên họp này sẽ cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức quán triệt Nghị quyết số 41-NQ/TW về doanh nhân thời kỳ mới

Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức quán triệt Nghị quyết số 41-NQ/TW về doanh nhân thời kỳ mới

Ngày 10/5, tại trụ sở Bộ Công Thương, Đảng bộ Bộ Công Thương đã tổ chức quán triệt Nghị quyết số 41-NQ/TW về doanh nhân.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Mong muốn các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam trở thành đối tác của Samsung

Thủ tướng: Mong muốn các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam trở thành đối tác của Samsung

Chiều 9/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Park Hark Kyu, Tổng giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn Samsung nhân dịp tới Việt Nam.
Kiên quyết không để thiếu điện trong thời gian cao điểm nắng nóng

Kiên quyết không để thiếu điện trong thời gian cao điểm nắng nóng

Tại Nghị quyết số 65/NQ-CP, Thủ tướng yêu cầu bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, kiên quyết không để thiếu điện trong cao điểm nắng nóng.
Kỳ vọng từ phiên điều trần của Mỹ xét công nhận kinh tế thị trường cho Việt Nam

Kỳ vọng từ phiên điều trần của Mỹ xét công nhận kinh tế thị trường cho Việt Nam

Theo Bộ Ngoại giao, phiên điều trần do Bộ Thương mại Mỹ tổ chức là bước quan trọng trong quá trình xét hồ sơ công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.
Việt Nam chưa nhận đủ thông tin để đánh giá toàn diện tác động của kênh đào Funan Techo

Việt Nam chưa nhận đủ thông tin để đánh giá toàn diện tác động của kênh đào Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam chưa có đủ thông tin để đánh giá tác động của dự án kênh đào Funan Techo và mong muốn Campuchia chia sẻ đầy đủ.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội: Cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội: Cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội

Ngày 9/5, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì họp giao ban giữa Lãnh đạo Quốc hội và Thường trực các cơ quan của Quốc hội.
Chính phủ kiên định "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh"

Chính phủ kiên định "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh"

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 65/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, trong đó Chính phủ kiên định "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh".
Thủ tướng: Không hy sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng đơn thuần

Thủ tướng: Không hy sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng đơn thuần

Thủ tướng chỉ ra giải pháp trong triển khai quy hoạch vùng và phát triển, liên kết Vùng đồng bằng sông Hồng với 12 "từ khóa" quan trọng bao trùm và toàn diện.
Rà soát, đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm vùng Đồng bằng sông Hồng

Rà soát, đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm vùng Đồng bằng sông Hồng

Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra sáng 9/5.
Quảng Ninh 7 năm liên tiếp dẫn đầu Chỉ số PCI

Quảng Ninh 7 năm liên tiếp dẫn đầu Chỉ số PCI

Tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023, với kết quả này, đây là năm thứ 7 tỉnh Quảng Ninh giữ vai trò “quán quân” PCI.
Truyền cảm hứng yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền cảm hứng yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tinh thần bất khuất của nhân dân Việt Nam trong Chiến thắng Điện Biên Phủ đã truyền cảm hứng cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.
Việt Nam - Trung Quốc: Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện

Việt Nam - Trung Quốc: Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện

Hai nước đã xác lập ''định vị mới'' cho quan hệ song phương, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.
Thủ tướng: Các nhà thầu

Thủ tướng: Các nhà thầu ''đã nói phải làm, cam kết phải thực hiện'', đảm bảo dự án đúng tiến độ

Chiều 8/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông.
Phó Thủ tướng yêu cầu Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng yêu cầu Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng đề nghị Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, hiện tỉ lệ giải ngân của 3 địa phương đạt dưới mức bình quân chung.
Vì sao ông Lê Thanh Hải, Nguyên Bí thư TP. Hồ Chí Minh bị đề nghị kỷ luật?

Vì sao ông Lê Thanh Hải, Nguyên Bí thư TP. Hồ Chí Minh bị đề nghị kỷ luật?

Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa đề nghị kỷ luật các ông Lê Thanh Hải, Nguyên Bí thư TP. HCM; Lê Hoàng Quân và Nguyễn Thành Phong, Nguyên Chủ tịch UBND TP. HCM.
Lấy ý kiến về quy định bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giá đất

Lấy ý kiến về quy định bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giá đất

Các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giá đất sẽ được lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng để hoàn thiện.
Hà Nội: Dự án hơn 17.000 tỷ đồng mở rộng gấp đôi đường Láng bao giờ triển khai?

Hà Nội: Dự án hơn 17.000 tỷ đồng mở rộng gấp đôi đường Láng bao giờ triển khai?

Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề xuất thành phố mở rộng đường Láng từ khoảng 21m lên 53,5m, có chiều dài 3,8km, chi phí dự kiến hơn 17.000 tỷ đồng.
Tập trung rà soát, cấu trúc lại quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Tập trung rà soát, cấu trúc lại quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính sáng 8/5 nhằm rà soát tiến độ đơn giản hoá, cắt giảm điều kiện kinh doanh; phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính.
Bắc Giang: Tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc

Bắc Giang: Tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc

Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Sắp thanh tra, kiểm tra VNPT và Viettel Kon Tum

Sắp thanh tra, kiểm tra VNPT và Viettel Kon Tum

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum sẽ tiến hành kiểm tra việc quản lý thuê bao di động trả trước tại VNPT Kon Tum và Viettel Kon Tum, trong quý II/2024.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 3 giải pháp cấp thiết gỡ vướng cho Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 3 giải pháp cấp thiết gỡ vướng cho Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Để gỡ vướng cho dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các đơn vị liên quan triển khai ngay 3 giải pháp cấp thiết.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động