Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIV:

Đổi mới toàn diện cách tiếp cận chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, ngày 1/11, Quốc hội cho ý kiến vào Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2030 (Đề án). Ghi nhận tại nghị trường, hầu hết các đại biểu tán thành sự cần thiết của Đề án, trong đó đánh giá cao cách tiếp cận chính sách đã chuyển từ hỗ trợ giảm nghèo sang đầu tư, tạo động lực phát triển bền vững với chu kỳ đầu tư có tầm nhìn dài hạn

Thay đổi cách tiếp cận từ hỗ trợ giảm nghèo sang đầu tư phát triển toàn diện

Ghi nhận tại hội trường, hầu hết các đại biểu Quốc hội đánh giá cao những thành tựu đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi (DTTS&MN) đã góp phần làm chuyển biến căn bản đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào, diện mạo vùng DTTS&MN đã thay đổi rõ rệt, đồng bào các DTTS đều bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và bình đẳng trước pháp luật. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố, tăng cường.

doi moi toan dien cach tiep can chinh sach doi voi vung dong bao dan toc thieu so mien nui vung dac biet kho khan
Các đại biểu Quốc hội cũng đề nghị bổ sung thêm chỉ tiêu về tỷ lệ cán bộ công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số làm việc trong các cơ quan nhà nước nhằm khắc phục tình trạng tỷ lệ này rất thấp trong thời gian qua

Bên cạnh đó, Nhà nước đã quan tâm và có chính sách ưu tiên đầu tư, nhất là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu như phát triển hệ thống giao thông nông thôn, điện, thủy lợi, nước sinh hoạt, các công trình trường học, trạm y tế... Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới được thực hiện trên địa bàn vùng DTTS&MN những năm gần đây đã đạt được những kết quả khá toàn diện

Đi vào nội dung của Đề án, khẳng định việc Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn sẽ đảm bảo nhất quán quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, thực sự là vấn đề chiến lược cơ bản lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ cho toàn bộ hệ thống chính trị, thực hiện có hiệu quả nguyên tắc các dân tộc bình đẳng, tôn trọng đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ với các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, phát huy lợi thế, tiềm năng của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đảm bảo tinh thần tự lực nâng cao cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số gắn với chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh toàn diện, phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…

Từ cách tiếp cận mới này, đại biểu Nguyễn Phước Lộc (Đoàn TP. Hồ Chí Minh) đề nghị thay đổi tên gọi từ “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn” thành “Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”.

Đại biểu Lộc lập luận: “…từ năm 1993, khi bắt đầu khởi động chương trình xóa đói, giảm nghèo đến nay đã đi qua 6 chu trình nhưng chúng ta vẫn tiếp cận từ góc nhìn giảm nghèo. Do đó, tôi cho rằng, từ chỗ đặt vấn đề về Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số đến Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số là sự thay đổi lớn về nhận thức, là cách tiếp cận mới từ quan điểm phát triển, là rất phù hợp với tuyên bố về chính sách dân tộc với nội hàm rất mới được ghi nhận tại khoản 4 Điều 5 Hiến pháp năm 2013, đó là nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực cùng phát triển với đất nước”.

Cũng theo đại biểu, không gian nghèo của Việt Nam đang diễn biến lõi nghèo tập trung vào vùng dân tộc thiểu số, trải rộng ở khu vực miền núi phía Bắc, miền Tây Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Tây duyên hải miền Trung và Tây Nam Bộ. Và so với sự phát triển chung của cả nước và từng địa phương, thì đời sống đồng bào dân tộc thiểu số còn có nhiều khó khăn, kinh tế - xã hội phát triển chậm, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và nguy cơ tái nghèo cao. Cùng đó, cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội thiết yếu và chất lượng nguồn nhân lực, hạn chế, khoảng cách giàu nghèo có xu hướng tăng, tiềm ẩn phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Do đó, việc giải quyết vấn đề giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải đặt trong tổng thể gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội bền vững với các giải pháp trọng yếu, đó là phát triển kinh tế lâm nghiệp và các dự án sản xuất tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân gắn với hỗ trợ đất ở, cải thiện nhà ở, hỗ trợ đất sản xuất, nước sinh hoạt, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cấp xã, thôn, bản, đơn vị sự nghiệp công lập liên quan đến lĩnh vực dân tộc gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc các dân tộc thiểu số và phát triển du lịch.

Chúng ta cũng cần nghiên cứu sự phân hóa chính sách phù hợp với từng nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn. Đầu tư đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số gắn với bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.

Góp ý thêm, vị đại biểu đoàn TP. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, hiện có khá nhiều chính sách đối với vùng này, với 118 chính sách liên quan đến dân tộc thiểu số còn hiệu lực. Tuy nhiên, các chính sách thiếu tính thống nhất, đồng bộ, còn dàn trải, chồng chéo, chậm được tích hợp lồng ghép và do nhiều bộ, ngành quản lý phân tán theo từng lĩnh vực. Từ thực tế đó, việc ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia, chính sách sẽ được tập trung về một đầu mối quản lý và điều phối, có thể giao cho Ủy ban Dân tộc làm cơ quan thường trực. Đồng thời, Chương trình mục tiêu quốc gia sẽ rà soát, sắp xếp, tích hợp các chính sách để sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực trong điều kiện giới hạn theo hướng tập trung nhiều hơn cho mục tiêu đầu tư phát triển, hướng đến phát triển bền vững với chu kỳ đầu tư có tầm nhìn dài hạn.

Đặc biệt, chính sách được ban hành theo hướng chuyển từ hỗ trợ sang tạo động lực vươn lên tự lập trong cuộc sống của người dân tộc thiểu số, ưu tiên tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đảm bảo nguồn lực và phương thức phân bổ nguồn lực

Đề án đã xác định tổng vốn tạm tính là 334.421 tỷ đồng trình Quốc hội quyết định, các đại biểu Quốc hội đánh giá đây là vấn đề cốt lõi, quyết định thành công đề án. Tuy nhiên, để nguồn vốn khả thi, đúng, sát cần phải rà soát lại, xác định cụ thể danh mục dự án, quy mô đầu tư các dự án có liên quan, đồng thời phân cấp mạnh cho địa phương chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện.

Cho ý kiến về vấn đề này, đại biểu Y Khút Niê (Ama Sa Ly) (Đoàn Đắk Lắk) thể hiện sự đồng tình với giải pháp huy động vốn để tổ chức triển khai thực hiện Đề án là huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội, trong đó sự vươn lên của người dân giữ vai trò quan trọng, nguồn ngân sách nhà nước là quyết định.

Tuy nhiên, “Tôi đề nghị việc huy động mọi nguồn lực đầu tư cần phải tập trung một đầu mối để điều chỉnh thống nhất từ Trung ương đến địa phương, tránh tình trạng mỗi bộ, ngành một đầu mối, mỗi lĩnh vực phân tán, mạnh ai nấy làm, làm suy yếu hiệu lực, hiệu quả của đề án về việc sử dụng nguồn vốn, làm khó khăn cho việc đánh giá thực hiện của đề án” – đại biểu Y Khút Niê (Ama Sa Ly) nói và làm rõ hơn, với nguồn lực từ ngân sách nhà nước thì từ Trung ương đến địa phương nên phân bổ theo tỷ lệ phần trăm thích hợp hoặc theo số tuyệt đối đã được phân kỳ đầu tư hàng năm của dự án vào hạng mục ngân sách hàng năm để cơ quan thực hiện Đề án chủ động tổ chức triển khai thực hiện một cách thuận lợi nhất.

Tán thành, đại biểu Bùi Ngọc Chương (Đoàn Cà Mau) bổ sung, để đảm bảo nguồn lực thực hiện, cần tăng cường nguồn kinh phí từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mở rộng diện được thụ hưởng chính sach, để không những đồng bào thoát được đói nghèo có thể được vay vốn để khởi nghiệp, để phấn đấu khá lên và có thể làm giàu trên những địa bàn khó khăn.

Trong khi đó, dẫn thực tế quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật Bình đẳng giới năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2015/NĐ-CP về hỗ trợ phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số sinh con là 2 triệu đồng/lần sinh, nhưng qua giám sát của Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội và theo Báo cáo của Bộ Y tế, đến năm 2018 tại 53 tỉnh chỉ có 52% đối tượng được hưởng chính sách. Số thiếu còn lại do nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân mà địa phương báo cáo là không cân đối được ngân sách, đại biểu Lê Thị Nguyệt (Đoàn Vĩnh Phúc) đề nghị Đề án cần tính đến giải pháp thực tế trong phân cấp ngân sách để bảo đảm không bị gián đoạn kinh phí trong quá trình thực hiện Đề án.
Thu Hằng - Hoàng Châu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đại biểu Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng: Các nhà thầu

Thủ tướng: Các nhà thầu ''đã nói phải làm, cam kết phải thực hiện'', đảm bảo dự án đúng tiến độ

Chiều 8/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông.
Phó Thủ tướng yêu cầu Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng yêu cầu Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng đề nghị Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, hiện tỉ lệ giải ngân của 3 địa phương đạt dưới mức bình quân chung.
Vì sao ông Lê Thanh Hải, Nguyên Bí thư TP. Hồ Chí Minh bị đề nghị kỷ luật?

Vì sao ông Lê Thanh Hải, Nguyên Bí thư TP. Hồ Chí Minh bị đề nghị kỷ luật?

Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa đề nghị kỷ luật các ông Lê Thanh Hải, Nguyên Bí thư TP. HCM; Lê Hoàng Quân và Nguyễn Thành Phong, Nguyên Chủ tịch UBND TP. HCM.
Lấy ý kiến về quy định bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giá đất

Lấy ý kiến về quy định bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giá đất

Các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giá đất sẽ được lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng để hoàn thiện.
Hà Nội: Dự án hơn 17.000 tỷ đồng mở rộng gấp đôi đường Láng bao giờ triển khai?

Hà Nội: Dự án hơn 17.000 tỷ đồng mở rộng gấp đôi đường Láng bao giờ triển khai?

Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề xuất thành phố mở rộng đường Láng từ khoảng 21m lên 53,5m, có chiều dài 3,8km, chi phí dự kiến hơn 17.000 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Tập trung rà soát, cấu trúc lại quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Tập trung rà soát, cấu trúc lại quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính sáng 8/5 nhằm rà soát tiến độ đơn giản hoá, cắt giảm điều kiện kinh doanh; phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính.
Bắc Giang: Tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc

Bắc Giang: Tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc

Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Sắp thanh tra, kiểm tra VNPT và Viettel Kon Tum

Sắp thanh tra, kiểm tra VNPT và Viettel Kon Tum

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum sẽ tiến hành kiểm tra việc quản lý thuê bao di động trả trước tại VNPT Kon Tum và Viettel Kon Tum, trong quý II/2024.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 3 giải pháp cấp thiết gỡ vướng cho Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 3 giải pháp cấp thiết gỡ vướng cho Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Để gỡ vướng cho dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các đơn vị liên quan triển khai ngay 3 giải pháp cấp thiết.
Xe điện 4 bánh hoạt động tự phát, khó quản lý

Xe điện 4 bánh hoạt động tự phát, khó quản lý

Việc xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với xe điện 4 bánh nên áp dụng nguyên tắc hài hòa, công nhận theo nguồn gốc xuất xứ, chất lượng của loại phương tiện.
Tiếp nối hào khí Điện Biên Phủ bất diệt, xây dựng một Việt Nam hùng cường

Tiếp nối hào khí Điện Biên Phủ bất diệt, xây dựng một Việt Nam hùng cường

Những trang sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc ta với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt là nguồn động lực để Việt Nam quyết tâm xây dựng một đất nước hùng cường.
Bộ Công Thương gỡ vướng cho dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Bộ Công Thương gỡ vướng cho dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Chiều 7/5, Bộ Công Thương đã làm việc với UBND tỉnh Bình Thuận và chủ đầu tư dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2 nhằm tháo gỡ khó khăn cho dự án này.
Mãn nhãn màn diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Mãn nhãn màn diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chương trình diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự tham gia của hơn 12 ngàn người tham dự diễn ra sáng 7/5 tại tỉnh Điện Biên.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp giao ban các dự án đường dây 500kV mạch 3

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp giao ban các dự án đường dây 500kV mạch 3

Sáng 7/5, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp giao ban các dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối theo hình thức trực tuyến.
Viết tiếp bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh lập nên những kỳ tích

Viết tiếp bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh lập nên những kỳ tích ''Điện Biên Phủ mới''

Phát huy tinh thần quyết chiến, quyết thắng từ Chiến thắng Điện Biên Phủ, toàn dân chung sức, đồng lòng, tận dụng thời cơ, vận hội để lập nên những kỳ tích mới.
Diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại Điện Biên đã diễn ra lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'.
Khẳng định bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh

Khẳng định bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh

7 thập kỷ đi qua trong dòng lịch sử, âm hưởng chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn sáng ngời, vẫn vẹn nguyên vang vọng trong biết bao thế hệ người Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun

Sáng 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Vương quốc Campuchia Neth Savoeun.
Bài 3: “Dẫu trong gian nguy, máu thấm trong từng dòng tin…”

Bài 3: “Dẫu trong gian nguy, máu thấm trong từng dòng tin…”

Những chiến công thầm lặng ấy đã tô thắm truyền thống ngành Tình báo quốc phòng, mãi mãi là niềm tự hào của thế hệ kế tiếp sau này.
Bài 2: Quân báo trinh sát - Lực lượng đi trước, về sau

Bài 2: Quân báo trinh sát - Lực lượng đi trước, về sau

Thắng lợi của cuộc tiến công Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, có sự đóng góp của lực lượng Điệp báo chiến lược và Quân báo trinh sát.
Việt Nam - Pháp: Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, hướng đến tương lai

Việt Nam - Pháp: Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, hướng đến tương lai

Với nỗ lực hai bên cùng gác lại quá khứ, hướng đến tương lai cho thấy Việt Nam là một hình mẫu về hàn gắn, biến thù thành bạn, chuyển đối đầu thành đối thoại.
Triển khai công tác cán bộ tại tỉnh Hải Dương, Đắk Lắk

Triển khai công tác cán bộ tại tỉnh Hải Dương, Đắk Lắk

Trong tuần qua (từ 29/4 đến 5/5), Tỉnh ủy Hải Dương, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã triển khai các quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.
Bài 1: Từ chuẩn bị lực lượng đến khai mở kế hoạch Navarre

Bài 1: Từ chuẩn bị lực lượng đến khai mở kế hoạch Navarre

Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử cách đây 70 năm có sự đóng góp không nhỏ của ngành Tình báo quốc phòng.
Việt Nam đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam tôn trọng lợi ích chính đáng của Campuchia và đề nghị các bên phối hợp chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động dự án kênh đào Funan Techo.
Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra lúc 20h tối ngày 5/5.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động