Đề xuất lấy ý kiến về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Ngày 27/3, Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Chính phủ yêu cầu thực thi chính sách bảo hiểm xã hội 1 lần Điều kiện và mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần của người lao động năm 2024 Người lao động cần lưu ý gì khi rút bảo hiểm xã hội 1 lần năm 2024?

Vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người chưa đủ tuổi hưởng lương hưu, không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu.

Dự thảo Luật do Chính phủ trình Quốc hội 2 phương án.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Sửu - đoàn Thừa Thiên Huế)
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Sửu - đoàn Thừa Thiên Huế

Phương án 1: Người lao động được chia làm hai nhóm. Cụ thể, nhóm 1 tiếp tục được áp dụng hưởng bảo hiểm xã hội một lần như quy định tại Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động: Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước khi Luật có hiệu lực (dự kiến 1/7/2025), sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Còn nhóm 2: Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày Luật có hiệu lực trở đi thì không được áp dụng quy định này.

Trong khi đó, phương án 2 quy định: Người lao động được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Về vấn đề trên, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Sửu - đoàn Thừa Thiên Huế cho rằng, nếu quy định theo phương án 1 sẽ giúp người lao động ổn định tâm lý, bảo lưu lại quá trình đã đóng bảo hiểm xã hội.

Theo bà Sửu, phương án 1 sẽ dần dần từng bước khắc phục được tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần của thời gian qua theo tinh thần của Nghị quyết 28-NQ/TW, tiến tới tiếp cận theo tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế, giúp người lao động được thụ hưởng tối đa các quyền lợi dài hạn khi họ đến tuổi nghỉ hưu, góp phần ổn định cuộc sống khi về già. Trong ngắn hạn, phương án này không giúp duy trì, gia tăng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội so với phương án 2 nhưng trong dài hạn thì phương án này tối ưu hơn.

“Do quy định này không ảnh hưởng tới những người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội nên sẽ dễ nhận được sự đồng thuận hơn của người lao động” - bà Sửu nói.

Song nhược điểm của phương án này, theo bà Sửu là do chỉ áp dụng đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày Luật này có hiệu lực, cho nên hiện có gần 18 triệu người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội vẫn có quyền lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Do vậy, số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần không giảm nhiều, hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức và sự lựa chọn của bản thân người lao động, đặc biệt trong những năm đầu sau khi Luật mới có hiệu lực; đồng thời tạo sự so sánh giữa những người lao động tham gia trước và sau khi Luật này có hiệu lực trong việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Tuy nhiên, bà Sửu cũng cho rằng, đây là vấn đề lớn, phức tạp, đề nghị cần tiếp tục lấy ý kiến tham gia đối với 2 phương án nêu trên, đặc biệt là lấy ý kiến của người lao động, đối tượng chịu sự tác động. Dù lựa chọn phương án nào thì cũng đều dựa trên quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước là nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi lâu dài cho người lao động.

Bà Sửu cũng nêu vấn đề, một bộ phận người lao động cho rằng việc rút bảo hiểm xã hội một lần là quyền của người lao động. Điều này không sai nhưng cũng không hoàn toàn đúng.

Bởi lẽ trong tổng số tiền đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội hiện hành thì số tiền mà người sử dụng lao động đóng chiếm tới hơn 2/3 (14% vào quỹ hưu trí, tử tuất; 3% vào quỹ ốm đau, thai sản và 0,5% vào Quỹ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp); có thể nói đã thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động.

Vì vậy, người lao động cũng cần có trách nhiệm lại đối với xã hội để tránh tình trạng như hiện nay là: Khi còn trẻ, còn khỏe còn đủ sức lao động để tạo thu nhập thì lại sử dụng hết phần tích lũy (thông qua đóng bảo hiểm xã hội) để khi về già trắng tay lại trở thành gánh nặng cho con cháu và xã hội.

Cho rằng rút bảo hiểm một lần là câu chuyện lớn, với 2 phương án được đưa ra, đại biểu Lý Tiết Hạnh - đoàn Bình Định ủng hộ phương án 1. Tuy nhiên, bà Hạnh kiến nghị khi xem xét các trường hợp rút bảo hiểm xã hội cần có quy trình đánh giá thêm rằng việc rút bảo hiểm xã hội một lần theo phương án này đã thực sự đáp ứng được nhu cầu tài chính trước mắt của người lao động hay chưa? Nếu thấy rằng thực sự không còn con đường nào khác thì sẽ quyết định cho hay không cho rút bảo hiểm.

Bà Hạnh mong muốn, phải làm sao để người lao động có thêm cơ hội cân nhắc có rút bảo hiểm xã hội một lần hay không. Trong trường hợp bất khả kháng không còn cách nào khác nữa thì nhà nước phải tính toán các phương án để hỗ trợ cho người lao động như: Chính sách hỗ trợ về tín dụng cho người lao động trong thời gian đóng bảo hiểm xã hội tại dự thảo Luật.

Theo đại biểu Trần Thị Hoa Ry - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề khó, phức tạp được các đại biểu Quốc hội và người lao động rất quan tâm. Tuy nhiên, cả 2 phương án trong dự thảo luật vẫn còn có ý kiến khác nhau.

Thống nhất với quan điểm của Ủy ban Xã hội cho rằng cho dù phương án nào cũng đều phải có giải pháp để giữ người lao động ở lại thị trường lao động, đó mới là giải pháp căn cơ, lâu dài. Nhưng theo bà Ry, phương án 1 cũng chưa phải là phương án tối ưu để giữ chân người lao động không rút bảo hiểm xã hội một lần.

Đồng thời chỉ rõ, phương án 1 tạo ra lát cắt giữa các đối tượng tham gia trước và sau khi luật này có hiệu lực. Đó là, khoảng 17 triệu lao động chiếm 38,7% lực lượng lao động trong độ tuổi (theo số liệu hiện nay), trong đó số người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội dưới 20 năm sẽ tiếp tục được rút bảo hiểm xã hội một lần; còn người bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày luật có hiệu lực thi hành (1/7/2025) không được nhận bảo hiểm xã hội một lần (trừ các trường hợp quy định tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành). Như vậy, không bảo đảm đúng quan điểm của Đảng ta về bảo hiểm xã hội toàn dân.

Mặt khác, đại biểu nhắc lại, Nghị quyết số 28-NQ/TW đề ra định hướng: Có quy định phù hợp để giảm tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo hướng tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí, giảm quyền lợi nếu hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Xuất phát từ quan điểm trên, đại biểu cho rằng phương án 2 tiếp cận gần hơn với mục tiêu của chính sách bảo hiểm xã hội, cho phép được rút 50%, để giữ chân họ lại còn trong hệ thống an sinh, kèm theo dó, cần có chính sách hỗ trợ được vay ưu đãi, để giải quyết nhưng khó khăn trước mắt.

“Tôi cho rằng, nếu giải quyết được như vậy, chính là để bảo đảm an sinh xã hội cho người dân dựa trên quyền con người theo quy định của Hiến pháp, cần thiết phải tuyên truyền làm chuyển biến nhận thức vì một xã hội tốt đẹp, bảo hiểm xã hội bao phủ toàn dân, không để ai bị bỏ lại phía sau” - bà Ry nói.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đại biểu Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Tối 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã lên đường thăm chính thức Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC.
Báo cáo đầu kỳ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Báo cáo đầu kỳ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều ngày 8/11, tại trụ sở Chính phủ đã diễn ra cuộc họp nghe báo cáo đầu kỳ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm trực tuyến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm trực tuyến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Ngày 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã có cuộc hội đàm trực tuyến.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc

Ngày 8/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây.
Chuyến công tác của Thủ tướng đã củng cố quan hệ Việt Nam - Trung Quốc và các đối tác

Chuyến công tác của Thủ tướng đã củng cố quan hệ Việt Nam - Trung Quốc và các đối tác

Chuyến công tác của Thủ tướng tới Trung Quốc đã thành công tốt đẹp. Khẳng định sự chủ động trong xây dựng tiểu vùng, củng cố hợp tác với nước chủ nhà và đối tác

Tin cùng chuyên mục

Phòng, chống ma túy qua Chương trình mục tiêu quốc gia

Phòng, chống ma túy qua Chương trình mục tiêu quốc gia

Chiều 8/11, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.
Cần có chế tài mạnh hơn trong xử lý vi phạm quảng cáo

Cần có chế tài mạnh hơn trong xử lý vi phạm quảng cáo

Trong phiên thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, đại biểu đề nghị cần có chế tài đủ mạnh để xử lý vi phạm quảng cáo.
Thủ tướng Chính phủ thăm Nhà kỷ niệm Cách mạng Hồng Nham tại Trùng Khánh (Trung Quốc)

Thủ tướng Chính phủ thăm Nhà kỷ niệm Cách mạng Hồng Nham tại Trùng Khánh (Trung Quốc)

Chiều 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Khu Di tích lịch sử Hồng Nham tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.
Thủ tướng: Hợp tác văn hóa, du lịch Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng

Thủ tướng: Hợp tác văn hóa, du lịch Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng

Thủ tướng cho rằng, hợp tác văn hóa, du lịch giữa Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng tầm Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
Rà soát nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đường bộ: Tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền

Rà soát nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đường bộ: Tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, rà soát nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đường bộ quan trọng là tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhân Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhân Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11

Nhân Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức người làm công tác pháp luật ngành Công Thương.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Viên Gia Quân

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Viên Gia Quân

Ngày 8/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến đồng chí Viên Gia Quân, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Sáng 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc.
Quy định trách nhiệm

Quy định trách nhiệm 'người có ảnh hưởng' trong quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm bổ sung

Ngày 8/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, khóa XV, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Tạo đột phá trong quan hệ thương mại Việt Nam với Peru, Chile và APEC

Tạo đột phá trong quan hệ thương mại Việt Nam với Peru, Chile và APEC

Chuyến thăm chính thức Chile của Chủ tịch nước Lương Cường kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội mới trong quan hệ thương mại Việt Nam với Peru, Chile và APEC.
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) bám sát 4 chính sách lớn

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) bám sát 4 chính sách lớn

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) bám sát 4 chính sách lớn được Chính phủ thống nhất trình Quốc hội thông qua.
Sự cố máy bay Yak-130: Đại tướng Phan Văn Giang gửi thư cảm ơn tỉnh Bình Định

Sự cố máy bay Yak-130: Đại tướng Phan Văn Giang gửi thư cảm ơn tỉnh Bình Định

Đại tướng Phan Văn Giang gửi Thư khen ngợi và biểu dương Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang tỉnh Bình Định sau sự cố với máy bay Yak-130.
Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực to lớn của cộng đồng người Việt Nam tại Trùng Khánh, Trung Quốc

Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực to lớn của cộng đồng người Việt Nam tại Trùng Khánh, Trung Quốc

Sáng 8/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp gỡ lưu học sinh và cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Thủ tướng yêu cầu quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Khơi thông nguồn lực từ những dự án ách tắc, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội

Khơi thông nguồn lực từ những dự án ách tắc, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu còn một nguồn lực rất lớn đang bị lãng phí, tồn đọng trong nhiều dự án tại các địa phương trên cả nước.
Luật Điện lực (sửa đổi): Tháo gỡ chính sách, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng về điện

Luật Điện lực (sửa đổi): Tháo gỡ chính sách, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng về điện

Đại biểu Quốc hội đánh giá cao cơ quan soạn thảo Luật Điện lực (sửa đổi) rất cầu thị tiếp thu ý kiến hoàn chỉnh dự thảo luật.
Công điện của Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó bão Yinxing

Công điện của Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó bão Yinxing

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương liên quan chủ động ứng phó bão Yinxing.
Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình vấn đề đại biểu nêu về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình vấn đề đại biểu nêu về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Chiều 7/11, tại phiên thảo luận dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình, làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Đề xuất thêm ưu tiên cho phát triển điện khu vực nông thôn, hải đảo

Đề xuất thêm ưu tiên cho phát triển điện khu vực nông thôn, hải đảo

Chiều 7/11/2024, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Trao huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Trao huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng thể hiện sự đánh giá, ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những cống hiến của đồng chí Võ Thị Ánh Xuân.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động