Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Thị trường chip bán dẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong suốt 20 năm qua và được dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030.
Địa phương chủ động đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn cần đặt trong bài toán tổng thể

Phát biểu tại hội thảo quốc tế "Nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu", sáng 4/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, công tác đào tạo nhân lực ngành vi mạch bán dẫn không chỉ phục vụ Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, nhu cầu của các doanh nghiệp tại Việt Nam mà cần nằm trong bài toán tổng thể của ngành vi mạch bán dẫn, công nghiệp điện tử toàn cầu.

Theo Phó Thủ tướng, ngành vi mạch bán dẫn là nền tảng của công nghiệp điện tử hiện đại, giữ vai trò hết sức quan trọng đối với nhiều giải pháp công nghệ hiện nay. Hệ thống năng lượng, giao thông, công nghệ thông tin, điện toán hay các tiến bộ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (BigData), viễn thông 5G, siêu máy tính, tự động hóa, quốc phòng, an ninh… đều dựa vào sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của ngành vi mạch bán dẫn.

Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại hội thảo - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Công nghiệp vi mạch bán dẫn đóng vai trò quan trọng định hình sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế toàn cầu; thúc đẩy xu thế chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển dựa vào tri thức của toàn cầu. Ở chiều ngược lại, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và sự phát triển của công nghiệp điện tử là chỗ dựa mạnh mẽ để công nghiệp vi mạch bán dẫn phát triển.

"Thị trường chip bán dẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong suốt 20 năm qua, và được dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào năm 2030" - Phó Thủ tướng nêu rõ.

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn có tính toàn cầu hóa. Với các đặc thù là sự phức tạp của sản phẩm, đòi hỏi sự đầu tư lớn về sản xuất và yêu cầu cao về trình độ lao động, kích thước, hiệu năng xử lý quyết định năng lực canh tranh của sản phẩm và ưu thế của các nhà sản xuất.

Đề cập đến 6 công đoạn của ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn (chế tạo vật liệu, chế tạo thiết bị sản xuất chíp, công cụ thiết kế, thiết kế, gồm thiết kế hệ thống và gia công thiết kế, sản xuất, lắp ráp và đóng gói, kiểm thử), trong đó một số công đoạn đang được giữ độc quyền, không chuyển giao công nghệ, Phó Thủ tướng cho rằng, những nước đang phát triển như Việt Nam cần có bước đi, nhìn nhận thấu đáo, kỹ lưỡng để có cách tiếp cận hợp lý, hiệu quả, tham gia ngày càng sâu vào mọi công đoạn của ngành vi mạch bán dẫn. Điều đó đòi hỏi chiến lược đào tạo nhân lực bài bản với yêu cầu đầu tư, chất lượng khác nhau.

Phó Thủ tướng nêu vấn đề: "Mỗi quốc gia đều có chiến lược riêng phát triển sản phẩm, nhóm sản phẩm trong hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn dựa trên thế mạnh của mình. Việt Nam còn có nguồn tài nguyên quý giá là đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, nhân sự quản lý cấp cao là người Việt đang làm việc tại những doanh nghiệp vi mạch bán dẫn hàng đầu thế giới".

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng lưu ý, trong xu thế chuyển dịch chuỗi sản xuất khu vực và toàn cầu, công tác đào tạo nhân lực ngành vi mạch bán dẫn không chỉ phục vụ Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, nhu cầu của các doanh nghiệp tại Việt Nam mà cần nằm trong bài toán tổng thể của ngành vi mạch bán dẫn, công nghiệp điện tử toàn cầu.

Đạo tạo dựa trên tín hiệu thị trường, tránh phát triển nóng, tràn lan

Thực tế, Việt Nam nhận thức rõ về vai trò, tầm quan trọng của ngành công nghiệp bán dẫn và hiện đang đứng trước thời cơ to lớn để trở thành một điểm đến chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn.

Việt Nam hiện có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với hầu hết các nước có ngành công nghiệp bán dẫn phát triển. Trong quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, hai bên đặc biệt nhấn mạnh hợp tác đột phá là đổi mới sáng tạo và công nghệ cao; Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Hoa Kỳ về phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn trong khuôn khổ chuyến thăm vừa qua của Tổng thống Joe Biden tháng 9/2023.

Gần đây, các tập đoàn sản xuất vi mạch bán dẫn hàng đầu (NVIDIA, Intel, Samsung, Synopsys…) đã có nhiều chuyến thăm, làm việc, khẳng định sự quan tâm, hợp tác, đẩy mạnh nghiên cứu, nghiên cứu cơ hội đầu tư, phát triển, hướng tới xây dựng các trọng điểm sản xuất bán dẫn tại Việt Nam.

Để tận dụng cơ hội cũng như lợi thế về lĩnh vực này, Phó Thủ tướng cho rằng, những chủ trương, định hướng, quan điểm, mục tiêu, đường lối của Đảng, Nhà nước về ngành công nghiệp bán dẫn cần đi đôi với lộ trình, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện, phân công rõ ràng.

"Chúng ta cần nhìn nhận, giải quyết vấn đề "định vị" và "dịch chuyển" của cuộc đua phát triển ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu bằng những bài toán cụ thể với thời gian sớm nhất, ngắn nhất, trong đó, nguồn nhân lực sẽ quyết định sự thành công hay không thành công" - Phó Thủ tướng nói.

Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trò chuyện với một sinh viên đang theo học thiết kế vi mạch bán dẫn tại Trường Đại học Phenikaa - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Theo đó, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, việc nhanh chóng xây dựng được đội ngũ nhân lực chất lượng cao, có chuyên môn sâu về vi mạch bán dẫn là mấu chốt, là cơ hội, cũng là thách thức lớn nhất để Việt Nam phát huy tốt tiềm năng, lợi thế. Mỗi công đoạn của ngành vi mạch bán dẫn cần dự báo, đánh giá nhu cầu nhân lực của thị trường trong nước, thế giới, cũng như xu hướng phát triển của các ngành công nghiệp điện tử.

Phó Thủ tướng cho rằng, cần xác định thế mạnh của Việt Nam, có thể nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao, làm chủ ngay những công đoạn nào trong chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn, từ đó, đánh giá nền tảng, tiềm năng nguồn nhân lực. Những công đoạn cần đi xa, đi vững chắc thì xác định những lĩnh vực đầu tư nghiên cứu cơ bản, đào tạo chuyên sâu.

Vấn đề đặt ra là cần xây dựng tháp nhân lực phù hợp đối với từng trình độ đào tạo theo lộ trình triển khai Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn của Việt Nam. Trong đó chú trọng những ngành nền tảng căn bản của công nghiệp bán dẫn, thiết kế chip, như STEM (science, technology, engineering, maths) với các ngành khoa học vật lý, vật liệu, toán học, hóa chất, điện tử, tin học, thiết kế hệ thống; đồng thời thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ bên ngoài; thúc đẩy hình thức đào tạo chuyển đổi cử nhân, kỹ sư từ các ngành nghề gần hơn, như điện tử, vật liệu, vật lý, hóa chất, lập trình.

"Đào tạo ngành vi mạch bán dẫn cần có tính toán, dự báo dựa trên tín hiệu thị trường, thực sự đáp ứng nhu cầu của thị trường, tránh phát triển nóng, tràn lan, thiếu hiệu quả. Việc đào tạo nhân lực ngành bán dẫn đòi hỏi phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, tiếp cận với các công nghệ tiên tiến, hiện đại. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo", Phó Thủ tướng nói.

Đánh giá cao sự đi đầu, dẫn dắt của các trường đại học trong đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn, Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ tiếp tục ban hành các chính sách thuận lợi cho các trường đại học thực hiện chuyển đổi chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn, kết nối mật thiết với doanh nghiệp, trong đó có mô hình trường đại học, viện nghiên cứu trong doanh nghiệp… phục vụ đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ vào sản xuất, để các sản phẩm đào tạo và nghiên cứu đáp ứng sát, đúng yêu cầu doanh nghiệp, từng bước tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng, tiến tới xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam và Tây Ban Nha có dư địa lớn để mở rộng quan hệ kinh tế

Việt Nam và Tây Ban Nha có dư địa lớn để mở rộng quan hệ kinh tế

Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Tây Ban Nha, Thứ trưởng Phan Thị Thắng đánh giá, hai nước đang có dư địa để mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư.
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đặc biệt về thuế quan Hoa Kỳ: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên có phát biểu quan trọng

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đặc biệt về thuế quan Hoa Kỳ: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên có phát biểu quan trọng

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đặc biệt về chính sách thuế quan của Hoa Kỳ được tổ chức vào sáng 10/4. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham dự và phát biểu.
Thủ tướng tuyên dương lực lượng cứu hộ động đất ở Myanmar

Thủ tướng tuyên dương lực lượng cứu hộ động đất ở Myanmar

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ tuyên dương Đoàn công tác Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam cứu hộ động đất ở Myanmar.
Tây Ban Nha mong muốn hợp tác với Việt Nam về công nghiệp ô tô

Tây Ban Nha mong muốn hợp tác với Việt Nam về công nghiệp ô tô

Thủ tướng Tây Ban Nha mong muốn thúc đẩy hợp tác hai nước trong các lĩnh vực thế mạnh của Tây Ban Nha như đường sắt, công nghiệp ô tô, năng lượng tái tạo...
Ông Ngô Văn Tuấn giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Quốc hội

Ông Ngô Văn Tuấn giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Quốc hội

Ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước được chỉ định giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Quốc hội nhiệm kỳ 2020-2025.

Tin cùng chuyên mục

Không để giải phóng mặt bằng và thiếu vật liệu ‘ghìm chân’ tiến độ cao tốc

Không để giải phóng mặt bằng và thiếu vật liệu ‘ghìm chân’ tiến độ cao tốc

Chính phủ giao địa phương huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc hoàn thành dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng, cung cấp vật liệu dự án đường bộ cao tốc.
Mở rộng trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Mở rộng trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Bộ Công an vừa đề xuất sửa đổi Bộ luật Hình sự, bổ sung 35 tội danh mới mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.
Sắp xem xét, thông qua nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính

Sắp xem xét, thông qua nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính

Tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, thông qua nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính.
Giao lưu biên giới Việt - Trung sẽ diễn ra từ ngày 16 - 17/4

Giao lưu biên giới Việt - Trung sẽ diễn ra từ ngày 16 - 17/4

Sáng 9/4, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức buổi gặp mặt báo chí nhằm giới thiệu Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9.
Đưa 39 công dân bị tạm giữ ở Myanmar về nước an toàn

Đưa 39 công dân bị tạm giữ ở Myanmar về nước an toàn

Rạng sáng 9/4, các cơ quan chức năng đã đưa 39 công dân Việt Nam bị tạm giữ do vi phạm quy định xuất nhập cảnh của Myanmar về nước an toàn.
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng mong muốn UAE đồng hành đào tạo nhân tài

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng mong muốn UAE đồng hành đào tạo nhân tài

Phó Thủ tướng đề nghị tăng cường hợp tác trong lĩnh vực y tế cơ sở, nông nghiệp,… đặc biệt là thành lập quỹ giáo dục để đào tạo các nhà lãnh đạo tương lai.
Phó Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng dự án sân bay Long Thành

Phó Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng dự án sân bay Long Thành

Phó Thủ tướng giao nghiên cứu, đề xuất bổ sung dự án sân bay Long Thành vào danh mục các dự án được áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù về khai thác khoáng sản.
Thủ tướng chỉ đạo gỡ

Thủ tướng chỉ đạo gỡ 'nút thắt' đấu thầu thuốc

Thủ tướng chỉ đạo rà soát, sửa đổi các quy định pháp luật để tháo gỡ vướng mắc trong mua sắm, đấu thầu thuốc, đề xuất chính sách đặc thù cho nhân viên y tế.
Việt Nam đề nghị Uzbekistan mở rộng hợp tác ngành năng lượng, dệt may

Việt Nam đề nghị Uzbekistan mở rộng hợp tác ngành năng lượng, dệt may

Tại tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội đề nghị mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng; phát triển ngành công nghiệp dệt may...
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: FTA Index không chỉ để

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: FTA Index không chỉ để 'so sánh' mà là động lực thúc đẩy thực thi FTA tốt hơn

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, Bộ chỉ số FTA Index không chỉ để “so sánh”, mà là động lực để địa phương, doanh nghiệp hành động, thực thi FTA tốt hơn.
Việt Nam và Đức thúc đẩy hợp tác đào tạo nhân lực tài chính, chuyển đổi số

Việt Nam và Đức thúc đẩy hợp tác đào tạo nhân lực tài chính, chuyển đổi số

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc tại Đại học Việt Đức, thúc đẩy đào tạo nhân lực tài chính, chuyển đổi số và hợp tác Việt - Đức.
Thủ tướng dự Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện FTA Index năm 2024

Thủ tướng dự Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện FTA Index năm 2024

Chiều 8/4, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức Lễ công bố Bộ chỉ số FTA Index của các địa phương năm 2024.
Tổng thống Uzbekistan: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á

Tổng thống Uzbekistan: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á

Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev khẳng định Việt Nam là người bạn hữu nghị truyền thống, là đối tác quan trọng của Uzbekistan tại khu vực Đông Nam Á.
Thủ tướng: Sẽ tiếp tục giảm thuế VAT, triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng

Thủ tướng: Sẽ tiếp tục giảm thuế VAT, triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng

Thủ tướng cho biết, sẽ đề xuất cấp có thẩm quyền tiếp tục giảm thuế VAT trong năm 2025 - 2026; xây dựng, triển khai gói tín dụng ưu đãi khoảng 500.000 tỷ đồng.
Thủ tướng: Khai thác hiệu quả, ký kết thêm các FTA, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường

Thủ tướng: Khai thác hiệu quả, ký kết thêm các FTA, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đàm phán, ký thêm FTA, chuẩn bị chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chủ động hội nhập, mở rộng thị trường, nâng sức cạnh tranh quốc gia.
Thủ tướng: Đất nước đã trưởng thành, đủ bản lĩnh vượt mọi biến động

Thủ tướng: Đất nước đã trưởng thành, đủ bản lĩnh vượt mọi biến động

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định mỗi khi có khó khăn, đất nước ta lại càng có bản lĩnh, kinh nghiệm để trỗi dậy, ứng phó hiệu quả hơn với tình hình.
Việt Nam đề nghị Trung Quốc tiếp tục mở cửa thị trường cho nông sản

Việt Nam đề nghị Trung Quốc tiếp tục mở cửa thị trường cho nông sản

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Trung Quốc tiếp tục mở cửa thị trường cho hàng hoá, nhất là nông, thuỷ sản có thế mạnh của Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc.
Hợp tác Việt Nam - Uzbekistan: Còn nhiều dư địa để phát triển

Hợp tác Việt Nam - Uzbekistan: Còn nhiều dư địa để phát triển

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị hai nước Việt Nam - Uzbekistan cần tiếp tục khai thác tiềm năng và dư địa, nỗ lực đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao dự lễ viếng và lễ truy điệu nguyên Chủ tịch Lào Khamtay Siphandone.
Thủ tướng họp bàn chiến lược thích ứng tình hình mới về thương mại

Thủ tướng họp bàn chiến lược thích ứng tình hình mới về thương mại

Thủ tướng chủ trì hội nghị với các Bộ, ngành, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các hiệp hội để chủ động thích ứng với tình hình mới về thương mại.
Mobile VerionPhiên bản di động