Thứ hai 25/11/2024 19:08

Doanh nhân "Shark Bình" nổi tiếng trên mạng đã khởi nghiệp như thế nào?

Sau 21 năm khởi nghiệp, Doanh nhân "Shark Bình" đã trở thành “cá mập” trong làng công nghệ và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực điện tử hóa thương mại.

Mới đây, doanh nhân Shark Bình bất ngờ trở thành từ khóa tìm kiếm nhiều trên mạng xã hội. Theo tìm hiểu, "Shark" Bình (tên đầy đủ là Nguyễn Hoà Bình, SN 1981). Ông từng được nhận hơn 30 giải thưởng về kinh doanh công nghệ và được bình chọn là top những người có ảnh hưởng đến sự phát triển của Internet Việt Nam giai đoạn 2007-2017.

Ông Nguyễn Hòa Bình chính thức tham gia chương trình Thương Vụ Bạc Tỷ – Shark Tank Việt Nam ở mùa thứ 3 (2019) với biệt danh Shark Bình. Từ đó đến nay, Shark Bình trở thành cái tên nhà đầu tư “cá mập” cùng với cái tên quen thuộc như Shark Hưng, Shark Việt, Shark Liên.

Doanh nhân Shark Bình khởi nghiệp kinh doanh từ rất sớm

Shark Bình từng học tại Đại học Quốc Gia Hà Nội và tốt nghiệp Thạc sỹ tin học đô thị trường Đại học thành phố Osaka (Nhật Bản).

Được biết, ông nội Shark Bình là Giám đốc Nhà máy dệt Hà Đông những năm 70 - 80 thế kỷ trước và ông ngoại là chủ một hãng xe khách tại thị xã Sơn Tây thời trước giải phóng. Shark Bình cho rằng, tinh thần doanh nhân là một loại tài sản thừa kế vô cùng quý giá mà ông được hưởng. Do đó, ông khởi nghiệp từ rất sớm.

Shark Bình khởi nghiệp từ năm 2001, khi còn là sinh viên năm thứ 2 Đại học Công Nghệ (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội). Ban đầu ông lập ra Công ty Cổ phần Giải pháp Phần mềm Hòa Bình (công ty PeaceSoft) – chuyên viết phần mềm cho các cơ quan doanh nghiệp. Khởi sự ban đầu, ông Bình vừa làm chủ, vừa làm nhân viên triển khai các công việc tại PeaceSoft.

Thời kỳ Việt Nam mới phát triển mạng Internet, ông bắt đầu nghiên cứu và tham khảo mô hình của eBay và Alibaba. Sau đó, ông xây dựng dự án và gọi vốn thành công từ quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures tại Việt Nam. Khi có được nguồn vốn đầu tư, công ty PeaceSoft nhanh chóng thay đổi chiến lược, mở rộng quy mô, tuyển dụng nhân sự mở sàn thương mại điện tử Chodientu.vn.

Sau khi hết duyên với eBay, ông Bình tiếp tục tìm kiếm cơ hội kinh doanh trong không gian số. Ông nhận ra lượng mua sắm qua online chỉ chiếm 2%, còn đến 98% vẫn giữ thói quen mua sắm trong các môi trường truyền thống. Do đó, môi trường thương mại điện tử vẫn còn rất nhiều tiềm năng và có thể phát triển mạnh mẽ nhờ vào thế mạnh của mình.

Từ những ý tưởng đó, ông Bình đã chuyển hướng kinh doanh từ thương mại điện tử sang phát triển điện tử hóa thương mại. Từ đó, Tập đoàn NextTech ra đời từ đó.

Hiện nay, Tập đoàn NextTeᴄh - tập đoàn ѕở hữu nhiều thương hiệu ᴄông nghệ tên tuổi như mPoS, VIMO, Boxme, FaѕtGo, Ngân Lượng… Được biết, tên tuổi Shark Bình đang nắm trong tay 20 dịch vụ điện tử hóa hoạt động tại Việt Nam, 8 thị trường khác tại Đông Nam Á và Trung Quốc trong 4 lĩnh vực thương mại điện tử, công nghệ tài chính, dịch vụ hậu cần và đầu tư khởi nghiệp.

Nhờ hệ thống phát triển mạnh mẽ như vậy, doanh nghiệp này đã cung cấp việc làm cho khoảng 2.500 nhân viên và xử lý sản lượng giao dịch điện tử ước đạt 4 tỷ USD mỗi năm.

Thái Tào
Bài viết cùng chủ đề: Khởi nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp, doanh nhân với khoa học và trách nhiệm vì sức khoẻ cộng đồng

Doanh nhân Việt Nam: Vượt tâm thế người đi sau 'chèo lái' doanh nghiệp vươn xa, lớn mạnh

Hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh phía Nam: Doanh nhân vươn xa – Quê nhà thịnh vượng

''Quản trị Xám'': Góc nhìn mới cho tư duy lãnh đạo trong thời đại chuyển đổi

Doanh nhân Hán Thành Tuấn gây dựng khối tài sản 'khủng' như thế nào?

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân

Quốc hội sẽ luôn lắng nghe các đề xuất, sáng kiến của doanh nghiệp, doanh nhân

Smartthings Việt Nam: Dấu ấn 'phù thủy' tài chính Nguyễn Tất Long

Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với doanh nghiệp” lần thứ tư sẽ tổ chức vào tháng 11/2024

Tiến sĩ Nguyễn Thị Vinh làm “thuyền trưởng” của Thái Hưng - Top 5 doanh nghiệp thương mại thép Việt Nam

Công ty Thanh Tuấn - Thế lực xây lắp "ẩn mình" giữa lòng TP. Hồ Chí Minh

Làm sao cụ thể hoá khát vọng “Tỷ phú thế giới, doanh nhân quyền lực nhất châu Á”?

Mục tiêu đến năm 2030, có ít nhất 10 doanh nhân Việt lọt danh sách tỷ phú USD thế giới

Vụ hai cô gái trẻ lộ clip: VIB khẳng định không phải nhân sự ngân hàng!

CEO Nguyễn Thị Huyền Trang – nỗ lực phát triển kinh doanh để có điều kiện hỗ trợ cộng đồng nhiều hơn

"Siêu dự án" sân bay Long Thành sắp triển khai 5 gói thầu giá trị lớn

10 quy tắc trong công tác điều hành doanh nghiệp của doanh nhân Đặng Văn Thành

Infographic: Tài sản của các tỷ phú Việt Nam thay đổi chóng mặt ra sao trong năm 2024?

CEO Huỳnh Bích Ngọc - người truyền cảm hứng cho nhiều nữ doanh nhân

COO Dung Bùi - Nữ doanh nhân tài năng và hành trình xây dựng trang tin điện tử VNtre.vn