Shark Nguyễn Văn Thái: Lên ghế 'cá mập' VTV3 dù lợi nhuận sau thuế 'còm cõi'

Cơ ngơi có phần khiêm tốn của vợ chồng Shark Nguyễn Văn Thái khiến dư luận đặt dấu hỏi về năng lực và kinh nghiệm của "cá mập" này.
Nhìn lại các bê bối của Asanzo và ông Phạm Văn Tam trước khi bị khởi tố Điểm lại những phát ngôn gây sốc tạo nên “thương hiệu” của các Shark Có hôn nhân mới, "tài sản cũ" của Shark Bình hiện như thế nào?

Sau khi tập đầu tiên của chương trình truyền hình thực tế về kêu gọi vốn đầu tư khởi nghiệp Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 7 phát sóng trên kênh VTV3, dư luận và nhiều nhà đầu tư quan tâm về nhân vật với của chương trình, Shark Nguyễn Văn Thái.

Trong mùa này, khán giả gặp lại 3 gương mặt thân quen, không còn xa lạ của chương trình Shark Tank, bao gồm: Shark Bình (ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch NextTech), Shark Hưng (ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch Cen Group) và Shark Minh Beta (ông Bùi Quang Minh, Chủ tịch Beta Group).

Bên cạnh đó, là 4 doanh nhân lần đầu được giữ chiếc "ghế nóng" của chương trình, kỳ vọng mang tới "làn gió mới" như Shark Nguyễn Phi Vân (Chủ tịch Go Global Franchise Fund – quỹ đầu tư cho các startup, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành nhượng quyền và cấp phép), Lê Mỹ Nga (Chủ tịch Quỹ đầu tư Weangels Capital), Shark Tillman Schulz (doanh nhân thuộc MDS Group - một tập đoàn lớn hoạt động đa ngành tại Đức) và đặc biệt là Shark Nguyễn Văn Thái (cổ đông sáng lập, Phó Chủ tịch Tập đoàn Thái Hương).

Shark Nguyễn Văn Thái: Lên ghế 'cá mập' VTV3 dù lợi nhuận sau thuế 'còm cõi'
Doanh nhân Nguyễn Văn Thái, Phó Chủ tịch Tập đoàn Thái Hương, một trong những shark của Thương vụ bạc tỷ mùa 7

Vậy Shark Nguyễn Văn Thái là ai, năng lực kinh doanh thế nào để được ngồi ghế "cá mập" truyền dạy cảm hứng kinh doanh khởi nghiệp cho người khác?

"Vườn ươm" cho "mẹ bỉm sữa"

Theo tìm hiểu, ông Nguyễn Văn Thái sinh ngày 9/9/1989, là người con của vùng đất Hải Hậu, Nam Định. "Thuận vợ thuận chồng", ông Thái và bà xã Nguyễn Thị Hương (SN 1993), nguyên quán Thái Bình từ năm 2015 đã cùng nhau lập lên các doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm với thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên Linh Hương, gần đây nâng cấp gọi là "Tập đoàn Thái Hương". Công ty này cũng là nhà tài trợ bạc cho chương trình Shark Tank mùa 7 này. Ông Thái làm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, bà Hương làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc.

Theo quảng bá, tham gia chương trình, Tông Nguyễn Văn Thái mang tới khát vọng chia sẻ, truyền cảm hứng tới các startup lĩnh vực hóa mỹ phẩm để các thương hiệu có thể phát triển, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Đồng hành cùng startup, tập đoàn cam kết hỗ trợ và chia sẻ về vốn, kiến thức chuyên sâu, kinh nghiệm thực chiến giúp các startup có thể "gõ cửa" thị trường, thành công và tỏa sáng trong nước, hướng đến vươn xa trên thị trường quốc tế.

Nếu ai đã có cơ hội tìm hiểu về cái gọi là "Tập đoàn Thái Hương", hay những sản phẩm của thương hiệu mỹ phẩm Linh Hương thì sẽ ngạc nhiên với những lời quảng cáo đầy hoa mỹ trên. Không khó để tìm thấy các bài viết chứa đựng khẩu hiệu làm giàu, tự chủ tài chính "nhan nhản" trên nền tảng mạng xã hội từ doanh nghiệp này.

Doanh nghiệp này được biết tới là "cái nôi" ươm mầm phát triển cho những bà mẹ "bỉm sữa" bận rộn với công việc gia đình, giúp họ tự chủ về kinh tế và khai phá những khả năng "không giới hạn" của bản thân. Chẳng hạn, trên website "linhhuong.com.vn", bài viết chia sẻ về quá trình lập nghiệp, thay đổi cuộc đời đầy thuận lợi của "doanh nhân Giang Nguyễn" - Phó giám đốc Chi nhánh khu vực huyện Gia Viễn - Ninh Bình của Tập đoàn Thái Hương là nguồn khơi dậy cảm hứng, động viên tinh thần to lớn cho những ai đang phân vân có nên tham gia vào mạng lưới bán hàng online của tập đoàn hay không.

Shark Nguyễn Văn Thái: Lên ghế 'cá mập' VTV3 dù lợi nhuận sau thuế 'còm cõi'
Bài viết về doanh nhân Giang Nguyễn - Phó giám đốc Chi nhánh khu vực huyện Gia Viễn - Ninh Bình của Tập đoàn Thái Hương treo trên website "linhhuong.com.vn". (Ảnh chụp màn hình)

Theo đó, bà Giang Nguyễn được giới thiệu là cử nhân ngành công nghệ thông tin - Học viện Nông nghiệp Việt Nam và dấn thân vào lĩnh vực kinh doanh online từ năm 2017. Bà Giang Nguyễn khởi nghiệp với số vốn 3 triệu đồng, tiết kiệm từ việc đi làm gia sư dạy thêm. Tuy nhiên, nhờ kiên trì, chăm chỉ bán các sản phẩm của thương hiệu dược mỹ phẩm Linh Hương, 6 năm sau, bà đã trở thành Phó giám đốc chi nhánh của Tập đoàn Thái Hương, là hình mẫu lý tưởng cho thấy khả năng đào tạo, dẫn dắt các nhân viên đi tới thành công "siêu việt" của vợ chồng ông Nguyễn Văn Thái - bà Nguyễn Thị Hương.

Nhìn lại quá trình nhiều năm đồng hành cùng dược mỹ phẩm Linh Hương, bà Giang Nguyễn không khỏi xúc động kể lại: "Dù giai đoạn 'bầu bí' hai lần liên tiếp hay trong giai đoạn ở cữ, 'bỉm sữa' tôi vẫn luôn tự chủ về kinh tế, không phụ thuộc bất kỳ ai. Công việc kinh doanh ngày càng thuận lợi, vun vén cho gia đình". Nữ doanh nhân này được giới thiệu luôn là một trong những "Doanh nhân xuất sắc của Hệ thống nhà đồng sáng lập - Vũ Thị Hoa và liên tục đạt Top 1 trong Hệ thống Giám đốc khu vực - Hoàng Thảo".

Cuối bài viết, doanh nghiệp này còn để lại số điện thoại hotline, dành cho những bạn đọc nào có cùng mong muốn trở nên thành đạt và tự chủ kinh tế như trường hợp của bà Giang Nguyễn, dễ dàng liên hệ. Tuy nhiên, đằng sau loạt bài viết quảng cáo hấp dẫn có chung mô-típ đó, không ít người bình luận và nghi ngờ về hệ thống bán hàng có dáng dấp một số công ty hay gây ồn ào thời gian qua?

Có xứng tầm cho danh xưng "cá mập"?

Dư luận còn đặt câu hỏi về quy mô và sức vóc của doanh nghiệp này, liệu có xứng tầm so với các "cá mập" khác? Dưới góc nhìn tài chính, khối tài sản và hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp luôn là cơ sở vững chãi để khách hàng, đối tác đánh giá được năng lực, kinh nghiệm cũng như khả năng điều hành quản trị của các "ông chủ" phía sau.

Tài liệu Báo Công Thương thu thập cho thấy, ngày 13/7/2015, vợ chồng doanh nhân Nguyễn Văn Thái - Nguyễn Thị Hương đã hiện thực hóa giấc mộng làm giàu, bước lên thương trường bằng việc cho ra đời Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Thái Hương. Trụ sở công ty khi ấy đặt ở căn nhà nhỏ, trong ngách 15/47 ngõ Gốc Đề, đường Minh Khai, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Đó là viên gạch đầu tiên hình thành "đế chế" bán hàng theo hệ thống phân phối ở khắp tỉnh thành mang tên dược mỹ phẩm Linh Hương.

Đăng ký ngành nghề kinh doanh là bán buôn đồ dùng khác cho gia đình (nước hoa, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh) - mã ngành 4649, vốn điều lệ của Đầu tư và Thương mại Thái Hương khiêm tốn với 1,8 tỷ đồng, góp bởi vợ chồng ông Thái bà Hương mỗi người 900 triệu đồng.

Ba năm sau, tháng 8/2018, doanh nghiệp được chuyển trụ sở về Khu công nghiệp Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, khang trang và tiện nghi hơn. Đây là nơi doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy Thái Hương, với tổng diện tích đất xây dựng lên tới 6.000m², công suất sản xuất trung bình lên đến 2 triệu sản phẩm/ tháng - theo giới thiệu trên website.

Cùng với đó, vốn điều lệ được nâng cấp từ 1,8 tỷ đồng lên 50 tỷ đồng, cổ phần chia đều cho cặp vợ chồng doanh nhân trẻ. "Ăn nên làm ra", tháng 10/2019, doanh nghiệp tăng vốn lên 80 tỷ đồng, rồi 180 tỷ đồng (tháng 7/2020), trước khi bất ngờ giảm vốn về mức 125 tỷ đồng (tháng 12/2022). Tính ra, mất 2 năm, ông Nguyễn Văn Thái - bà Nguyễn Thị Hương đã mở rộng quy mô hoạt động cho Tập đoàn Thái Hương gấp 100 lần?!

Tốc độ phát triển "như tên lửa" khiến các doanh nghiệp cùng thời khác không khỏi "tròn mắt" và ngậm ngùi "hít khói". Vậy, họ kinh doanh ra sao, dòng tiền "bí ẩn" nào đã hỗ trợ pha "lột xác" hiếm thấy của mỹ dược phẩm Thái Hương, một doanh nghiệp chuyên về buôn bán, sản xuất mỹ phẩm?

Rất bất ngờ, doanh thu năm 2017 của Công ty Đầu tư và Thương mại Thái Hương chỉ đạt 12,3 tỷ đồng, tăng lên 23,5 tỷ đồng năm 2018. 2019 là năm doanh nghiệp đạt doanh số cao kỷ lục, hơn 55,5 tỷ đồng và duy trì trên mức 54,5 tỷ đồng ở năm kế tiếp. Chỉ đến năm 2021, doanh thu mới có xu hướng sụt giảm dần, về còn 42,9 tỷ đồng, 29,7 tỷ đồng (2022) và 10,4 tỷ đồng (2023).

Nhìn chung, tổng doanh thu từ năm 2017 - 2023 của Đầu tư và Thương mại Thái Hương là 228,8 tỷ đồng, tương ứng khoảng 32,6 tỷ đồng/năm.

Những con số trên báo cáo này chưa đủ thuyết phục để lý giải cho sự tăng tốc đầy ngỡ ngàng của doanh nghiệp. Thậm chí, nó còn khiến dư luận thêm phần băn khoăn, khi lợi nhuận sau thuế mà Đầu tư và Thương mại Thái Hương thông báo cho cơ quan chức năng chỉ vài trăm triệu đồng mỗi năm, lần lượt là âm 488 triệu đồng (2017), 120 triệu đồng (2018), 828 triệu đồng (2019), 598 triệu đồng (2020), 401 triệu đồng (2021), 130 triệu đồng (2022) và 43 triệu đồng (2023). Tổng cộng 7 năm, họ báo lãi về hơn 1,6 tỷ đồng, bình quân lãi khoảng 220 triệu đồng/năm.

Shark Nguyễn Văn Thái: Lên ghế 'cá mập' VTV3 dù lợi nhuận sau thuế 'còm cõi'
Không rõ các startup sẽ học hỏi được những gì từ Shark Thái với khả năng sinh lợi hạn chế. (Biểu đồ: Việt Anh)

Như vậy, khả năng sinh lợi cũng như số tiền nộp ngân sách nhà nước của vợ chồng Shark Nguyễn Văn Thái tại Đầu tư và Thương mại Thái Hương là vô cùng thấp. Không rõ các startup sẽ học hỏi được những gì từ vị "cá mập" này trong tương lai. Liệu có chăng đây chỉ là chiêu "đánh bóng" tên tuổi cho vị shark đến từ Nam Định, cũng như Tập đoàn Thái Hương để hút gọi thêm các "mắt xích" cho hệ thống bán hàng mỹ phẩm Linh Hương?

Tiếp nối, ngoài viên gạch đầu tiên của đế chế dược mỹ phẩm Linh Hương, "cánh chim" đầu đàn khác của tập đoàn là Công ty Cổ phần Tập đoàn Dược phẩm Thái Hương cũng có bức tranh tài chính khá nhạt nhòa.

Tập đoàn Dược phẩm Thái Hương tiền thân là Công ty Cổ phần Dược phẩm toàn cầu Thái Hương, ra đời một ngày tháng 11/2019, sau khi Đầu tư và Thương mại Thái Hương hoàn tất cú tăng vốn từ 50 tỷ đồng lên 80 tỷ đồng (tháng 10 cùng năm). Vốn sáng lập của Tập đoàn Dược phẩm Thái Hương tròn 10 tỷ đồng, với 60% thuộc về Đầu tư và Thương mại Thái Hương (tương đương 6 tỷ đồng) và 40% thuộc về ông Thái, bà Hương. Doanh nghiệp cũng tọa lạc ở Khu công nghiệp Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, là chủ của nhà máy sản xuất Thái Hương.

Giám đốc Tập đoàn Dược phẩm Thái Hương là ông Đinh Văn Hưng (SN 1992), một nhà quản lý trẻ được giao điều hành tập đoàn khi mới 27 tuổi. Được biết ông Hưng là đồng hương với Shark Thái, cùng đến từ huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

Tháng 11/2022, Tập đoàn Dược phẩm Thái Hương tăng vốn từ 10 tỷ đồng lên 33,525 tỷ đồng và duy trì đến hiện tại. Vẫn theo tài liệu của Báo Công Thương, sự có mặt của Tập đoàn Dược phẩm Thái Hương đã giải thích cho đà sa sút tại Đầu tư và Thương mại Thái Hương, các "ông chủ" đã dịch chuyển hoạt động kinh doanh từ cơ sở cũ (trên giấy tờ) cho đơn vị "sinh sau đẻ muộn" này.

Shark Nguyễn Văn Thái: Lên ghế 'cá mập' VTV3 dù lợi nhuận sau thuế 'còm cõi'
Công luận không xa lạ với những lời quảng cáo "có cánh", hình ảnh hoành tráng

Theo đó, năm 2020, doanh thu của Tập đoàn Dược phẩm Thái Hương chỉ đạt 844 triệu đồng, tuy nhiên một năm sau tăng vọt lên 14,5 tỷ đồng và 30,2 tỷ đồng. Năm ngoái, họ đạt mức doanh thu cao nhất là 30,7 tỷ đồng, sau 4 năm chính thức vận hành.

Đổi lại, như một nét truyền thống dưới bàn tay quản trị của vợ chồng Shark Thái, lợi nhuận sau thuế được Tập đoàn Dược phẩm Thái Hương báo cáo lên cơ quan chức năng chỉ "còm cõm" vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng. Cụ thể là âm 1,6 triệu đồng, 38,3 triệu đồng, 88,4 triệu đồng, 117,6 triệu đồng và 182,2 triệu đồng các năm 2019 - 2023.

Với những gì hai "sếu đầu đàn" của Tập đoàn Thái Hương thể hiện, quy mô hoạt động của họ có phần khiêm tốn liệu có xứng tầm với danh hiệu "cá mập" được chương trình Shark Tank trao tặng?

Đây là câu hỏi rất đáng quan tâm bởi trước đó, một số "cá mập" sau khi tham gia chương trình, đã phát lộ những vấn đề liên quan tới tài chính, đạo đức kinh doanh, chẳng hạn như như Shark Nguyễn Ngọc Thủy của Tập đoàn Egroup, Shark Phạm Văn Tam của Asanzo...

Chưa dừng lại ở đó, Tập đoàn Thái Hương ngoài sản phẩm chủ lực là mỹ phẩm Linh Hương, còn "ôm mộng" phát triển vào lĩnh vực công nghệ, thông qua Công ty Cổ phần Công nghệ tương lai VISS, hay hướng đến xuất khẩu hàng hóa mỹ phẩm ra thị trường quốc tế với Công ty Cổ phần Dược phẩm quốc tế Thái Hương...

Vậy nhưng, đó chỉ là những ý tưởng trên giấy được cho là còn khá xa khi mà nhìn vào số tiền góp vốn ít ỏi, cũng như hoạt động kinh doanh mang về lợi nhuận quá còm cõi trên các báo cáo vừa qua...

Việt Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bán hàng đa cấp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hộp thư bạn đọc ngày 26/12: Phản ánh về quảng cáo sản phẩm Wintop; nhà máy gạch Hera gây ô nhiễm

Hộp thư bạn đọc ngày 26/12: Phản ánh về quảng cáo sản phẩm Wintop; nhà máy gạch Hera gây ô nhiễm

Hộp thư bạn đọc Báo Công Thương nhận được phản ánh về việc quảng cáo sản phẩm Wintop có dấu hiệu sai quy định; nhà máy gạch Hera gây ô nhiễm môi trường.
Hộp thư bạn đọc ngày 19/12: Phản ánh bán hàng không xuất hóa đơn VAT; dự án bỏ hoang tại Hà Tĩnh

Hộp thư bạn đọc ngày 19/12: Phản ánh bán hàng không xuất hóa đơn VAT; dự án bỏ hoang tại Hà Tĩnh

Hộp thư bạn đọc Báo Công Thương nhận được thông tin phản ánh về việc dự án bỏ hoang, bán linh kiện mô tô không xuất hóa đơn, cửa hàng sữa bán thuốc tân dược.
Bắc Từ Liêm, Hà Nội: Cả khu đất nông nghiệp rộng lớn thành bãi đổ trộm phế thải

Bắc Từ Liêm, Hà Nội: Cả khu đất nông nghiệp rộng lớn thành bãi đổ trộm phế thải

Tình trạng san lấp, đổ trộm phế thải tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội diễn ra thường xuyên, khiến hàng nghìn mét vuông đất nông nghiệp bị hủy hoại.
Công nghệ Nguyễn Kim: Chỉ định thầu sản phẩm giá 67,5 triệu đồng, trên mạng rao bán 55 triệu đồng

Công nghệ Nguyễn Kim: Chỉ định thầu sản phẩm giá 67,5 triệu đồng, trên mạng rao bán 55 triệu đồng

Công ty Công nghệ Nguyễn Kim được chỉ định gói thầu với giá 67,5 triệu đồng. Tuy nhiên, trên mạng, sản phẩm có tên tương tự được rao bán với giá 55 triệu đồng.
Cửa hàng vàng Như An Diamond bán vàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Cửa hàng vàng Như An Diamond bán vàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Theo cơ quan chức năng cửa hàng vàng Như An Diamond địa chỉ 210 Trung Kính (Hà Nội) đã bán một số sản phẩm là vàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Tin cùng chuyên mục

Hộp thư bạn đọc ngày 12/12: Phản ánh về chợ Đông Phú, siêu thị ăn vặt Mlem Mlem

Hộp thư bạn đọc ngày 12/12: Phản ánh về chợ Đông Phú, siêu thị ăn vặt Mlem Mlem

Hộp thư bạn đọc Báo Công Thương nhận thông tin phản ánh về chợ Đông Phú không có bãi đỗ xe; siêu thị ăn vặt Mlem bán hàng không tem nhãn phụ tiếng Việt...
Vĩnh Phúc: Nhanh chóng tiếp nhận thông tin, quyết liệt đấu tranh chống gian lận thương mại

Vĩnh Phúc: Nhanh chóng tiếp nhận thông tin, quyết liệt đấu tranh chống gian lận thương mại

Các cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc quyết liệt đấu tranh chống gian lận thương mại, hàng giả... song vấn nạn này vẫn chưa được giải quyết triệt để.
TikToker Mr Pips “lùa gà” bằng công cụ gì?

TikToker Mr Pips “lùa gà” bằng công cụ gì?

TikToker Mr Pips (Phó Đức Nam) dùng nhiều triêu trò để “lùa gà”, trong đó có việc sử dụng website có dấu hiệu giả mạo cơ quan báo chí.
Hộp thư bạn đọc ngày 5/12: Phản ánh liên quan đến thời trang Ben Kids, Trường Quốc tế Thăng Long

Hộp thư bạn đọc ngày 5/12: Phản ánh liên quan đến thời trang Ben Kids, Trường Quốc tế Thăng Long

Hộp thư bạn đọc Báo Công Thương nhận được thông tin phản ánh liên quan đến thời trang Ben Kids, Dự án Trường Phổ thông quốc tế Thăng Long, nhà xe Quang Luyến.
Thanh Hóa: Xác minh tố cáo dấu hiệu vi phạm trong hoạt động khai thác đá của Công ty Cao Nguyên

Thanh Hóa: Xác minh tố cáo dấu hiệu vi phạm trong hoạt động khai thác đá của Công ty Cao Nguyên

Tỉnh Thanh Hóa sẽ kiểm tra, xác minh, làm cơ sở xử lý đơn tố cáo về dấu hiệu vi phạm trong cấp phép, khai thác đá của Công ty CP đầu tư thương mại Cao Nguyên.
Bắc Giang: Giấy phép cấp một đằng, Công ty TNHH Minh Hà đổ đất một nẻo

Bắc Giang: Giấy phép cấp một đằng, Công ty TNHH Minh Hà đổ đất một nẻo

UBND tỉnh Bắc Giang quy định đổ đất phục vụ các công trình xây dựng nông thôn mới nhưng Công ty TNHH Minh Hà 'vô tư' vận chuyển đổ vào Khu công nghiệp Yên Lư...
Hà Nội: Xử phạt 6 cơ sở bán hàng nhập lậu trong Big C Thăng Long

Hà Nội: Xử phạt 6 cơ sở bán hàng nhập lậu trong Big C Thăng Long

Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra, rà soát 30 cơ sở kinh doanh trong Trung tâm thương mại Big C Thăng Long và xử phạt 6 cơ sở bán hàng nhập lậu.
Thanh Hóa: Chấn chỉnh Công ty TNHH đầu tư xây dựng Phương Anh vì thi công ẩu

Thanh Hóa: Chấn chỉnh Công ty TNHH đầu tư xây dựng Phương Anh vì thi công ẩu

Quá trình thi công dự án đường giao thông, Công ty TNHH đầu tư xây dựng Phương Anh đã thi công ẩu, chậm tiến độ khiến chủ đầu tư phải chấn chỉnh nhiều lần.
Bắc Giang: Để người nước ngoài sinh sống lâu dài trong nhà ở xã hội, trách nhiệm thuộc về ai?

Bắc Giang: Để người nước ngoài sinh sống lâu dài trong nhà ở xã hội, trách nhiệm thuộc về ai?

Để người nước ngoài sinh sống lâu dài trong các dự án nhà ở xã hội tại Bắc Giang, luật sư đề nghị cần xem xét trách nhiệm chủ đầu tư và chính quyền địa phương.
Hộp thư bạn đọc ngày 28/11: Phản ánh liên quan đến việc thu tiền trông xe trái quy định

Hộp thư bạn đọc ngày 28/11: Phản ánh liên quan đến việc thu tiền trông xe trái quy định

Hộp thư bạn đọc Báo Công Thương nhận thông tin phản ánh liên quan đến việc thu tiền trông xe trái quy định cạnh Royal City, Công ty cấp thoát nước Quảng Nam.
Dự án Usilk City chậm tiến độ hơn một thập kỷ gây lãng phí

Dự án Usilk City chậm tiến độ hơn một thập kỷ gây lãng phí

Dự án Usilk City (quận Hà Đông, TP Hà Nội) đang trong tình trạng bỏ hoang nhiều năm gây lãng phí lớn nguồn lực đất đai và gây mất mỹ quan đô thị.
Quy định chủng loại thịt nhập khẩu: Điểm nghẽn cần tháo gỡ trong

Quy định chủng loại thịt nhập khẩu: Điểm nghẽn cần tháo gỡ trong 'dòng chảy' thương mại

Việc quy định chi tiết chủng loại thịt nhập khẩu trong giấy phép gây khó cho doanh nghiệp, không phù hợp thông lệ thương mại, tạo gánh nặng cho cơ quan quản lý.
Cần Thơ: Vì sao nhiều dự án đã hoàn thành nhưng chưa được quyết toán?

Cần Thơ: Vì sao nhiều dự án đã hoàn thành nhưng chưa được quyết toán?

Sở Tài chính TP. Cần Thơ vừa có phản hồi Báo Công Thương về các dự án đã hoàn thành nhưng chưa được chủ đầu tư lập hồ sơ quyết toán.
Thanh Hóa: Người dân sống bất an cạnh chung cư Bình An Plaza

Thanh Hóa: Người dân sống bất an cạnh chung cư Bình An Plaza

Người dân sinh sống cạnh chung cư Bình An Plaza (tỉnh Thanh Hóa) suốt 2 năm qua cảm thấy bất an vì nhà bị sụt lún, nứt nẻ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Hộp thư bạn đọc ngày 21/11: Phản ánh liên quan đến sản phẩm Trinh nữ Hoàng Cung Crilin, MBC PlayBe Việt Nam

Hộp thư bạn đọc ngày 21/11: Phản ánh liên quan đến sản phẩm Trinh nữ Hoàng Cung Crilin, MBC PlayBe Việt Nam

Hộp thư bạn đọc Báo Công Thương nhận được thông tin phản ánh liên quan đến sản phẩm Trinh nữ Hoàng Cung Crilin, MBC PlayBe Việt Nam chậm trả tiền cho nhà thầu…
Vụ Công ty GFDI vỡ nợ 3.700 tỷ đồng: Khách hàng cần làm gì để lấy lại tiền cho vay?

Vụ Công ty GFDI vỡ nợ 3.700 tỷ đồng: Khách hàng cần làm gì để lấy lại tiền cho vay?

Liên quan vụ vỡ nợ xảy ra tại Công ty GFDI, luật sư cho rằng người bị hại có quyền đề nghị mức xử lý đối với đối tượng phạm tội, yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Chính quyền phản hồi về quy hoạch khu xử lý rác tại xã Yên Lạc sau phản ánh của Báo Công Thương

Chính quyền phản hồi về quy hoạch khu xử lý rác tại xã Yên Lạc sau phản ánh của Báo Công Thương

UBND huyện Yên Định (Thanh Hóa) vừa có văn bản gửi Báo Công Thương về nội dung người dân địa phương phản đối quy hoạch khu xử lý rác tại xã Yên Lạc.
CEO Vương Long gỡ video sai sự thật về Laura Coffee

CEO Vương Long gỡ video sai sự thật về Laura Coffee

CEO Vương Long đã gỡ video sai sự thật về chất tạo ngọt 951 – Aspartame và sản phẩm Laura Coffee, sau khi đại diện thương hiệu đưa sự việc ra cơ quan chức năng
Hộp thư bạn đọc ngày 14/11: Phản ánh liên quan đến sản phẩm Hoa Nhất; bãi xe phường Yên Sở

Hộp thư bạn đọc ngày 14/11: Phản ánh liên quan đến sản phẩm Hoa Nhất; bãi xe phường Yên Sở

Hộp thư bạn đọc Báo Công Thương nhận thông tin phản ánh liên quan đến thực phẩm bổ sung Hoa Nhất; hoạt động bãi trông giữ xe trái phép tại phường Yên Sở.
Hải Phòng: Chủ hàng ăn khám…răng, loạn nha khoa không phép

Hải Phòng: Chủ hàng ăn khám…răng, loạn nha khoa không phép

Hàng chục cơ sở khám răng mặt không phép tại huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng, dẫn đến chuyện có cả chủ hàng ăn đi khám răng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động