Thứ tư 06/11/2024 05:25

Doanh nghiệp than khó, vướng mắc với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa ra sao?

Tại Hội nghị đối thoại, doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa đã giãi bày nhiều khó khăn, vướng mắc về chính sách đất đai, quy hoạch,... trên địa bàn tỉnh.

Chiều 20/12, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị đối thoại doanh nghiệp tỉnh lần 2 năm 2023, do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hòa Nam chủ trì, cùng dự có lãnh đạo các sở, ngành và khoảng 150 đại diện các doanh nghiệp.

Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hòa Nam chủ trì hội nghị.

Nhiều vấn đề “nóng” cần tháo gỡ

Tại Hội nghị, bà Đặng Thị Thu Nguyệt - trưởng đại diện VCCI tại Khánh Hòa cho biết, ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch của Khánh Hòa năm 2023 tăng trưởng mạnh mẽ, doanh thu du lịch gấp 2,36 lần so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng đơn hàng xuất khẩu hàng thủy sản, dệt may,... giảm mạnh.

Bà Nguyệt thông tin, các doanh nghiệp ngành dệt may và thủy sản phản ánh đơn hàng xuất khẩu giảm đến 60% so với năm 2022 dù xu hướng ở quý 3, quý 4 có sự phục hồi nhưng không ổn định, cùng với sức mua của thị trường nội địa cũng suy giảm.

"Doanh nghiệp phải cố gắng xoay xở để duy trì việc làm cho người lao động, trong khi các gói hỗ trợ về vốn vay với lãi suất ưu đãi theo NQ 11/CP, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi và phát triển thì đa phần doanh nghiệp chưa được tiếp cận, hoặc khó tiếp cận..." - trưởng đại diện VCCI tại Khánh Hòa trình bày.

Khó khăn vẫn bủa vây doanh nghiệp dệt may Khánh Hòa. Ảnh: Dệt may Nha Trang

Ông Huỳnh Ngọc Diệp - Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty CP Thủy sản 584 Nha Trang kiến nghị lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa xem xét ý định quy hoạch làng nghề nước mắm do làng nghề nước mắm ở địa phương đứng trước nguy cơ "bị xóa bỏ". Hiện các doanh nghiệp nước mắm lớn trên địa bàn đã di dời cơ sở khỏi Khánh Hòa, riêng đơn vị cũng đã có cơ sở sản xuất tại địa phương khác. Vì vậy, doanh nghiệp mong muốn được biết thêm về quy hoạch làng nghề nước mắm để xem xét phương án di dời cơ sở sản xuất quy mô sản xuất 15.000 tấn/nước mắm/năm...

Ngoài ra, ông Diệp cũng trình bày khó khăn trong kế hoạch đầu tư vì chưa được thông tin rõ về quy hoạch đất cơ sở sản xuất cũ của doanh nghiệp trên đường Lê Hồng Phong, TP Nha Trang.

Ông Trần Việt Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Crystal Bay kiến nghị cơ quan chức năng Khánh Hoà giải quyết triệt để, đúng pháp luật vấn đề điều chỉnh quy hoạch chung Nha Trang tầm nhìn 2040.

Theo ông Dũng, quy hoạch mà tỉnh này đang trình cơ quan Trung ương có nguy cơ loại bỏ 4 dự án thuộc Tập đoàn Crystal Bay, gây ảnh hưởng tới hàng chục dự án trên địa bàn.

Ông Dũng cho biết thêm, quy hoạch mới có nguy cơ loại bỏ 4 dự án mà doanh nghiệp đã đầu tư khoảng 600 tỷ đồng trong 10 năm qua. “Chúng tôi kiến nghị tỉnh Khánh Hoà xem xét về tính liên tục, thống nhất và kế thừa của quy hoạch Nha Trang trong tổng thể quy hoạch quốc gia theo Điều 4 Luật Quy hoạch 2017 để không chỉ đảm bảo môi trường đầu tư lành mạnh của Khánh Hoà mà còn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp".

Ông Trần Việt Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Crystal Bay trao đổi tại hội nghị.

Ngoài các ý kiến trên, các doanh nghiệp cũng kiến nghị UBND tỉnh Khánh Hòa tạo điều kiện trong chính sách hỗ trợ thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng cho các dự án bị ảnh hưởng bởi việc lập, điều chỉnh quy hoạch; hướng dẫn thủ tục, hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ du lịch…

Tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp

Trả lời doanh nghiệp, ông Châu Ngô Anh Nhân – Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Khánh Hòa - cho biết, các dự án doanh nghiệp kiến nghị phải chờ quy hoạch chung TP Nha Trang do hiện chưa đủ điều kiện pháp lý để triển khai. Quy hoạch đang được trình duyệt các bước cuối cùng mới có thể triển khai và các dự án phải điều chỉnh để phù hợp quy hoạch mới để tiến hành đầu tư tiếp.

Ông Nguyễn Tấn Tuân - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu các sở, ban, ngành tiếp nhận và xem xét, giải quyết kịp thời những kiến nghị của doanh nghiệp, nhà đầu tư. Đề xuất giải pháp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục khó khăn, phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ và người đứng đầu cơ quan, đơn vị gây nhũng nhiễu, phiền hà cho doanh nghiệp...

Cùng với đó, đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế nhằm mở rộng thị trường du lịch, tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại các thị trường: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), EU,...

Ông Nguyễn Tấn Tuân - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa tại hội nghị.

Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cũng yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định như: Hỗ trợ lãi suất, cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ, điều chỉnh giảm lãi suất, ...

Đặc biệt, sớm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các quy hoach quan trọng như: Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Nha Trang đến năm 2040; Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm đến năm 2045; Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh giai đoạn 2021 – 2025, các quy hoạch đô thị, quy hoạch phân khu, quy hoạch vùng huyện, ... để làm cơ sở quản lý và thu hút đầu tư.

Đức Thảo
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Khánh Hòa

Tin cùng chuyên mục

Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang: Xây dựng vành đai xanh biên giới

Lào Cai họp bàn phối hợp tổ chức Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch Biên giới Trung - Việt

Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 của Bắc Ninh giảm mạnh?

Làng nghề Bát Tràng tích cực chuyển đổi số

Mưa lớn khiến nhiều nơi ở tỉnh Hà Tĩnh bị chia cắt

Đà Nẵng: Bộ đội, công an dầm mưa giúp sơ tán vùng 'rốn lũ' Mẹ Suốt

Tuần văn hóa, du lịch tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra từ ngày 15 - 23/11/2024

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La có tân Phó Bí thư Tỉnh uỷ

Nước tại ‘rốn lũ’ Mẹ Suốt đang lên nhanh, sơ tán khẩn cấp người dân

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Nam Định có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD xuất siêu?

Doanh nghiệp nào trúng đấu giá 205 lô 'đất vàng' ở thành phố Thanh Hóa với giá hơn 354 tỷ đồng?

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Mưa trắng trời, Đà Nẵng ngập sâu, cấm đường khắp nơi

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ