Thứ hai 23/12/2024 03:03

Doanh nghiệp nhà nước lỗ lũy kế gần 70.000 tỉ đồng, nợ hơn 1,9 triệu tỉ đồng

Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc.

Theo đó, đến cuối năm 2022 có 827 doanh nghiệp có vốn góp nhà nước, trong đó 478 doanh nghiệp do nhà nước giữ 100% vốn, 198 doanh nghiệp nhà nước giữ 50% vốn; còn lại 151 doanh nghiệp có dưới 50% vốn nhà nước.

Cụ thể, trong số 676 doanh nghiệp nhà nước (có vốn nhà nước từ 50% trở lên), tổng tài sản tới hết năm 2022 là gần 3,82 triệu tỉ đồng (chiếm hơn 97,4% tổng tài sản của các doanh nghiệp có vốn góp nhà nước), tăng 4% so với 2021. Vốn chủ sở hữu tăng 3% so với 2021, đạt hơn 1,8 triệu tỉ đồng.

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) là một trong những doanh nghiệp nhà nước phát sinh lỗ hơn 8.600 tỉ đồng,

Giá trị vốn nhà nước đang đầu tư tại các doanh nghiệp nhà nước là hơn 1,71 triệu tỉ đồng, tăng 3% so với 1 năm trước đó. Tổng doanh thu đạt 2,64 triệu tỉ đồng, tăng 29% so với năm 2021. Các doanh nghiệp này ghi nhận lãi trước thuế tăng 24% so với 2021, đạt 241.165 tỉ đồng.

Báo cáo của Chính phủ cũng nêu rõ, khoảng 9% doanh nghiệp nhà nước có lỗ phát sinh, khoảng 29.456 tỉ đồng. 21% doanh nghiệp còn lỗ lũy kế, hơn 69.890 tỉ đồng. Tổng nợ phải trả hơn 1,98 triệu tỉ đồng, tăng 6% so với 2021; trong đó nợ ngắn hạn chiếm 55%.

Chính phủ đánh giá, năm 2022, các doanh nghiệp nhà nước bắt đầu phát triển trở lại sau dịch Covid-19. Một số công ty mẹ có tổng doanh thu tăng hơn 50% so với 2021. Lãi trước thuế tăng 22%, đạt 186.811 tỉ đồng.

Nhận xét về các doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ cho rằng, các đơn vị này đã hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh. Điều này thể hiện qua dữ liệu tổng doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, giá trị vốn đầu tư phát triển thực hiện và thu nhập bình quân của người lao động đều tăng.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp chưa thể hiện rõ vai trò nổi bật trong dẫn dắt, tạo động lực, thúc đẩy các thành phần khác phát triển, thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị gia tăng.

Doanh nghiệp nhà nước còn yếu ở những ngành có ảnh hưởng, quyết định tới hỗ trợ nâng cao cạnh tranh của nền kinh tế; hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ.

Đặc biệt, một số dự án có lỗ lũy kế lớn, lỗ liên tiếp trong nhiều năm, phương thức tái cấu trúc chưa hiệu quả. Một số dự án đầu tư chậm tiến độ...

Chính phủ cũng đánh giá hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ. Một số dự án đầu tư nhưng không thành công, rủi ro cao như dự án tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, khai thác khoáng sản; một số dự án có lỗ lũy kế lớn, lỗ liên tiếp trong nhiều năm, phương thức tái cấu trúc chưa hiệu quả.

Chưa thực hiện đầy đủ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm để hoạt động theo cơ chế thị trường. Trách nhiệm thực thi quyền chủ sở hữu nhà nước chưa thật sự rõ ràng; cơ quan đại diện chủ sở hữu thiếu nguồn lực để hoạt động chuyên trách.

Do đó Chính phủ nhấn mạnh, mục tiêu tới đây sẽ hoàn thiện thể chế, ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, tạo môi trường pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, sử dụng vốn, tài sản.

Nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trên nền tảng công nghệ hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế. Sắp xếp lại khối doanh nghiệp nhà nước, cơ bản xử lý những dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả, thua lỗ…

Ngọc Linh
Bài viết cùng chủ đề: doanh nghiệp nhà nước

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân sự 19/12: Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Báo Công Thương là 'cầu nối' lan tỏa thông tin các hoạt động của Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài