Doanh nghiệp Hải Phòng với vấn đề tiết kiệm điện

Được cảnh báo từ đầu năm về tình trạng thiếu điện trầm trọng vào mùa hè, thế nhưng đến thời điểm hiện tại, vấn đề thiếu điện đã không còn ở mức báo động. Điều này xuất phát từ nhiều yếu tố, trong đó có vai trò của các DN trong việc tích cực triển khai các biện pháp tiết kiệm điện trong sản xuất, kinh doanh. Dưới đây là những chia sẻ của lãnh đạo UBND thành phố và một số DN trên địa bàn.

CôngThương - “Doanh nghiệp phải tự ý thức...”

Ông Lê Văn Thành - Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng, Trưởng ban điều hành cung ứng điện

Khác biệt lớn nhất của Hải Phòng năm nay chính là lập ra một Ban chỉ đạo điều hành cung ứng điện. Trong đó, Ban chỉ đạo trực tiếp cân đối điều chỉnh mức phân bổ điện cho phù hợp để đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng của Hải Phòng năm 2011. Chúng ta cũng cần ưu tiên các doanh nghiệp lớn trên địa bàn có nhiều đóng góp cho ngân sách thành phố, đặc biệt như các ngành hàng xuất khẩu, sử dụng công nghệ cao... Riêng các công trình trọng điểm của thành phố, Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng cần ưu tiên cấp điện, đối với các dự án chuẩn bị hoàn thành để đưa vào sản xuất, công ty cần làm việc cụ thể để doanh nghiệp đảm bảo vận hành an toàn hệ thống lưới điện toàn thành phố và cung cấp ở mức cao nhất có thể cho doanh nghiệp sản xuất. Chúng tôi mong muốn tất cả các cơ quan đơn vị, các hộ sử dụng điện trên địa bàn ý thức và có trách nhiệm rõ ràng về tình hình thiếu điện chung của thành phố, trên cơ sở đó chủ động phối hợp trong sản xuất - kinh doanh, sinh hoạt. Tăng cường hợp tác, chia sẻ với ngành điện bằng cách áp dụng triệt để các biện pháp sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và có hiệu quả, thực hiện đúng công suất, sản lượng điện được phân bổ. Hạn chế tối đa những tiêu cực có thể phát sinh trong việc mua, bán điện, giảm bức xúc trong dư luận, đặc biệt là giai đoạn nắng nóng.

Vấn đề về điện không chỉ làm đau đầu các nhà quản lý mà còn là nỗi niềm trăn trở lớn nhất cho doanh nghiệp. Hơn ai hết, chính doanh nghiệp hiểu điều quan trọng là phải tự ý thức và hạn chế tối đa nhất những nguồn điện không cần thiết để tập trung phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Cũng bởi vậy, hội thảo “Doanh nghiệp với giải pháp tiết kiệm điện” được tổ chức trên địa bàn mong muốn được đồng hành  với doanh nghiệp, tất cả các sở, ban, ngành có liên quan cùng vì trách nhiệm chung thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện, hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp sản xuất, công nghiệp, xây dựng; hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp trên toàn địa bàn TP. Hải Phòng.

“Có định mức khoán điện tiêu thụ sản xuất”

Ông Phạm Văn Viện - Tổng giám đốc Công ty CP nhựa Thiếu niên Tiền Phong

Công ty nhựa Thiếu niên Tiền phong là DN sản xuất dùng điện năng lớn không chỉ riêng trên địa bàn quận Ngô Quyền mà còn ở TP.Hải Phòng. Trong điều kiện tất cả chi phí đều tăng như hiện nay, bản thân công ty phải nỗ lực rất lớn trong việc coi trọng và tiết kiệm điện năng. Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công ty trong thời điểm hiện nay. Theo đó, công tác tuyên truyền, đặc biệt là tới 6 phân xưởng sản xuất, được Ban lãnh đạo công ty triển khai tại mỗi buổi họp giao ban để từ đó triển khai tới từng đơn vị.

Đã từ nhiều năm nay, công ty có định mức khoán điện tiêu thụ sản xuất trên sản phẩm nhập kho hàng tháng (định mức khoán về nhiên liệu) yêu cầu các đơn vị phải thực hiện nghiêm túc. hàng tháng, công ty thành lập đo đếm điện và chốt số điện sử dụng trong tháng, sau 1 tháng, công ty lại tổng kết và có chế độ thưởng phạt cho từng đơn vị. Nhìn chung, các đơn vị đều được thưởng và bản thân công ty là DN được thành phố đánh giá là đơn vị sử dụng điện tiết kiệm nhưng đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.

Nằm trong danh sách khách hàng được Ban chỉ đạo cung ứng điện thành phố ưu tiên cung cấp điện theo tháng và có thông báo cụ thể cho doanh nghiệp. Năm nay, tình hình điện tương đối ổn định, thuận lợi hơn nhiều so với năm 2010 nên DN có thể yên tâm sản xuất. Tuy nhiên, Ban điều hành cung ứng điện của thành phố chia sản lượng điện tính theo lũy kế, bản thân DN đã phải cắt giảm điện lại tiếp tục bị giảm thêm 20% sản lượng điện nữa, thì sẽ rất bất cập, thiệt hại quá lớn cho công ty. Công ty đang có xu hướng chuyển về quận Dương Kinh nhưng do nguồn điện tại quận này chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Nên chăng thành phố cần sớm xem xét cải tạo hệ thống lưới điện trên địa bàn quận để đảm bảo cấp đủ điện cho nhà máy đi vào sản xuất, hiện mới chỉ có 2/5 phân xưởng, chiếm 35% sản lượng đang hoạt động tại quận này.

“Đầu tư trang thiết bị mới để cải tạo hệ thống điện”

Bà Phạm Thị Thu Hương - Trưởng Trung tâm điện lực Cảng Hải Phòng

Không phải đến bây giờ mà cách đây hàng chục năm, Cảng Hải Phòng đã đầu tư hàng loạt trang thiết bị mới, công nghệ cao để cải tạo hệ thống điện trong toàn công ty nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất trong việc sử dụng và tiết kiệm điện. Nếu tình trạng mất điện xảy ra thường xuyên thì cái khó lớn nhất cho Cảng Hải Phòng chính là việc bốc xếp, bảo quản hàng hóa đông lạnh. Vì điện cho việc sấy hàng, cũng như bảo quản hàng là nhu cầu thường xuyên và liên tục. Hơn nữa, khi tàu cập cảng thường là tàu nước ngoài chuyên tuyến, những tàu này khi cập cảng đều đã có quy định về thời gian, nên trong quá trình cấp hàng cho tàu bị ngừng cấp điện thì việc xếp dỡ hàng ở cầu tàu gặp rất nhiều khó khăn. Nên chăng khi tính toán tới việc phân bổ điện, các nhà quản lý cần tính đến việc cung cấp đầy đủ điện lưới cho hệ thống hàng hóa ở kho bãi luân chuyển theo đúng tiến độ và thời gian giao hàng...

“Thiết kế cân bằng giữa sản lượng sản phẩm - điện - hơi nước”

Ông Lâm Thái Dương - Phó tổng giám đốc Công ty TNHH MTV DAP Vinachem

Công ty TNHH MTV DAP Vinachem mới đi vào hoạt động, do đặc thù của dây chuyền công nghệ nhà máy DAP, việc mất điện hoặc cắt điện sẽ gây nguy hiểm cho thiết bị, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến môi trường, gây lãng phí lớn các nguyên vật liệu năng lượng trong quá trình khởi động lại máy và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng sản phẩm, do thời gian mỗi lần khởi động lại nhà máy mất 748 ngày... Hiện, nhà máy DAP được thiết kế cân bằng giữa sản lượng sản phẩm - điện - hơi nước để tiết kiệm năng lượng. Nhà máy có hai lò hơi để cấp hơi cho sản xuất hóa học và cho tuabin máy phát điện có công suất 10Mw, được chạy bằng hai nguồn, một nguồn do nhà máy sản xuất, một nguồn từ lưới điện quốc gia.

Ý thức được tầm quan trọng của sử dụng tiết kiệm năng lượng, công ty củng cố thiết bị máy móc để vận hành ổn định. Đảm bảo vận hành hệ thống tuabin máy phát; áp dụng các biện pháp tiết kiệm điện theo công nghệ mới vào sản xuất; các bộ phận hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phải liên tục tham chiếu các công tơ nhận lưới và phát lưới để cân bằng phụ tải trong sản xuất, đảm bảo kế hoạch sản lượng điện được phân bổ. Nếu vượt, công ty có hướng khắc phục sản xuất và nhận điện lưới thấp nhất.

“Hạn chế tối đa các thiết bị không cần thiết”

Ông Huang Cheng Hun - Phó tổng giám đốc Công ty Nhựa Phú Lâm

Để đối phó với tình hình cắt điện cũng như dựa trên những nhu cầu công việc của DN, Công ty Nhựa Phú Lâm đã tính toán và hạn chế tối đa các thiết bị không cần thiết để tập trung cho sản xuất, đồng thời thực hiện tuyên truyền tới từng phân xưởng để mọi công nhân cùng tham gia tiết kiệm điện năng  phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên, việc phân bổ điện năng hiện nay của Ban chỉ đạo điều hành cung ứng điện cần tính toán sát sao để phục vụ tối đa cho các DN sản xuất vì các công ty sẽ hoạt động và tăng sản lượng vào 6 tháng cuối năm. nếu phân bổ điện dựa trên lũy kế chia đều so sánh 6 tháng đầu năm 2010 với 6 tháng đầu năm  2011 sẽ là thiệt thòi lớn cho DN.

“Tuyên truyền tới từng người lao động”

Ông Đỗ Quang Vượng - Giám đốc sản xuất Công ty Thép Úc (SSE)

Công ty thép Úc hiện có lò nung thép bằng dầu FO, nếu dừng lò thì mất 5 tiếng để khởi động lại, hơn nữa công suất của công ty rất lớn, dây chuyền sản xuất không thể chạy bằng nguồn điện thay thế nào khác trừ chính nguồn lưới điện quốc gia. Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất, công ty đã có nhiều biện pháp tích cực trong việc cắt tất cả những nguồn điện không cần thiết để tập trung phục vụ cho sản xuất; hàng năm giảm tiêu hao điện năng khoảng 10% lượng điện tiêu thụ cho 1 tấn sản phẩm; tiết kiệm điện, dừng ngay thiết bị khi gặp sự cố; tuyên truyền về tiết kiệm điện đến từng người lao động, áp dụng chế độ thưởng phạt về tiêu hao điện cho người lao động; cắt giảm 50% điện chiếu sáng, sử dụng 100% bóng đèn, ký hợp đồng bảo dưỡng và kiểm định các thiết bị điện... Tuy nhiên, theo mức khoán điện hiện nay, Công ty thép Úc chỉ có thể hoàn thành được 75% kế hoạch công việc, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất - kinh doanh và thiệt hại lớn cho công ty về kinh tế.

“Tiết kiệm điện - mục tiêu lâu dài”

Ông Vũ Xuân Cường - Tổng giám đốc Tập đoàn Hapaco

Tiết kiệm điện đã trở thành mục tiêu lâu dài của Tập đoàn Hapaco. Tập đoàn thường xuyên tìm các giải pháp mới để tiết kiệm điện, thực hành tiết kiệm điện như một nhiệm vụ chính của mọi cán bộ, người lao động. Tập đoàn đã thành lập Ban tiết kiệm điện với chức năng quản lý và đề ra các giải pháp tiết kiệm điện. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, nắm bắt tình hình sử dụng điện, từ đó đề ra các giải pháp để thực hiện tiết kiệm điện như: Thay tối đa các bóng đèn sợi đốt, hoặc bóng đèn neon thế hệ cũ bằng bóng compact và ống huỳnh quang (chấn lưu điện tử) tiết kiệm điện. Lắp máng, chảo chụp ở tất cả các đèn chiếu sáng để tăng độ phản chiếu ánh sáng,  điều chỉnh độ cao hợp lý và mỗi đèn có công tắc bật tắt riêng. Lắp hệ thống biến tần và điều khiển mềm các thiết bị điện trong dây chuyền sản xuất nhằm tiết kiệm điện. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục ý thức tiết kiệm điện cho toàn thể cán bộ, công nhân viên trong tập đoàn. Xây dựng nội quy – quy định thưởng phạt  việc sử dụng điện và tiết kiệm điện.

Với đặc thù của quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh phụ thuộc vào sự có mặt của năng lượng điện cũng như sản lượng điện được cung ứng. Để hoạt động sản xuất - kinh doanh được liên tục và hiệu quả, Tập đoàn Hapaco mong muốn được Ban chỉ đạo cung ứng điện thành phố cung cấp điện ổn định và đủ sản lượng điện tiêu thụ để tập đoàn phát huy được tối đa năng suất trong hoạt động sản xuất - kinh doanh.

“Từng cán bộ nâng cao trách nhiệm”

Ông Trần Minh Đức - Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Xăng dầu khu vực 3

Với khó khăn chung của cả nước về tình hình thiếu điện, công ty đã trang bị những kiến thức cũng như tuyên truyền sâu rộng cho từng cán bộ, công nhân hiểu và nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc tiết kiệm điện. Bên cạnh đó, công ty cố gắng tối đa để tất cả các khách hàng cũng như doanh nghiệp không phải chờ đợi khi đi mua hàng, hạn chế đến mức thấp nhất để các điểm bán lẻ trên địa bàn thành phố không bị mất điện, nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất.

C.T

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Hóa chất là ngành công nghiệp quan trọng, tuy nhiên với độ “nguy hiểm” cao việc đảm bảo an toàn, nâng cao năng lực ứng phó sự cố hóa chất cần thiết.
Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Từ ngày 6 - 9/5, Viettel đại diện cho Việt Nam tham dự Hội nghị Quốc phòng châu Á và Hội nghị An ninh Quốc gia châu Á 2024 diễn ra tại Malaysia.
Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Công tác khuyến công đã và đang hỗ trợ mạnh cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương mới đây đã đăng tải toàn văn 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn để lấy ý kiến đóng góp.
Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

So với con số 49,9 điểm hồi tháng 3, kết quả PMI tháng 4/2024 cho thấy sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã được cải thiện.

Tin cùng chuyên mục

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Thời gian qua Bộ Công Thương đã chủ động nhiều giải pháp, từng bước kiểm soát các nguồn thải trong các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

54/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong 4 tháng đầu năm là kết quả đáng mừng, chứng tỏ sự hồi phục khá đồng đều của ngành công nghiệp.
Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Trong tháng 4/2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có sự phục hồi tích cực với chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 10,26% so với cùng kỳ.
Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Tháng 4/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận phục hồi tích cực, trong đó ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng tới 26,86%.
Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Dịp lễ được nghỉ liên tục 5 ngày nhưng để đảm bảo tiến độ đơn hàng, đa số các doanh nghiệp phải sắp xếp lại lịch hoạt động sản xuất.
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Từ đầu năm tới nay, Nam Định luôn nằm trong top tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước.
Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Đồng được dự báo sẽ quyết định trật tự kinh tế toàn cầu thế kỷ 21 trong bối cảnh nhiều nước đang chạy đua để hoàn thiện quá trình chuyển đổi năng lượng.
2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

Bình Thuận đã đưa ra một số khó khăn và khuyến nghị để phát triển cụm công nghiệp tại địa phương.
4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo, bảo vệ sản xuất trong nước.
Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Dù tăng 2,95% nhưng đây vẫn là mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm gần đây của Yên Bái.
Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Theo các chuyên gia, công nghiệp hỗ trợ vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên cần có những chính sách hỗ trợ đủ mạnh, tạo bệ đỡ cho doanh nghiệp.
Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Từ 16–18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) tại Hà Nội.
Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn đánh giá Bộ Công Thương đã có cuộc làm việc quan trọng, giúp nâng năng lực cạnh tranh ngành da giày Việt Nam
Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.
Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định kiên quyết thu hồi các dự án không đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu nhằm hoàn thành kế hoạch cũng như thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Sáng 25/4, tại Bình Dương, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giầy Túi xách Việt Nam
Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ được xem là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, từ đó giúp tự chủ công nghiệp.
Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam là quốc gia duy nhất có thể tham gia đầy đủ các công đoạn của chuỗi bán dẫn và chỉ có 18 tháng để chớp ''thời cơ vàng'' với công nghiệp bán dẫn.
Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Ông Nguyễn Thế Hiệp- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động