Thứ sáu 08/11/2024 07:27

Điều kiện miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong EVFTA

Quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa (XXHH) trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) được nêu tại Thông tư số 11/2020/TT-BCT của Bộ Công Thương. Theo đó, Thông tư đã đưa ra những quy định cụ thể đối với hàng hóa được miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ.

Miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ khi nào?

Thông tư 11/2020/TT-BCT của Bộ Công Thương nêu rõ, điều kiện để miễn chứng từ chứng nhận XXHH khi hàng hóa được gửi theo kiện nhỏ từ cá nhân đến cá nhân hoặc hành lý cá nhân của người đi du lịch được coi là hàng hóa có xuất xứ mà không yêu cầu phải có chứng từ chứng nhận XXHH, với điều kiện hàng hóa đó không được nhập khẩu theo hình thức thương mại, được khai báo đáp ứng quy định tại Thông tư này và không có nghi ngờ về tính xác thực của khai báo đó. Trong trường hợp hàng hóa được gửi qua đường bưu điện, khai báo có thể được thực hiện trên tờ khai hải quan nhập khẩu hoăc trên một văn bản đính kèm tờ khai hải quan.

Thủy sản là một trong những mặt hàng Việt Nam được hưởng lợi từ EVFTA

Ngoài ra, hàng hóa phải là lô hàng nhập khẩu không thường xuyên, chỉ bao gồm các sản phẩm phục vụ tiêu dùng cá nhân của người nhận hàng, người đi du lịch hoặc gia đình của người đó không được coi là nhập khẩu theo hình thức thương mại nếu bản chất và số lượng sản phẩm đó có thể là bằng chứng cho thấy sản phẩm không dùng trong mục đích thương mại.

Tổng giá trị hàng hóa được gửi theo kiện nhỏ từ cá nhân đến cá nhân và lô hàng nhập khẩu không thường xuyên có tổng giá trị không vượt qua 500 EUR đối với hàng kiện nhỏ hoặc 1.200 EUR với hàng hóa là một phần hành lý cá nhân của người đi du lịch khi nhập cảnh vào Liên minh châu Âu. Hoặc tổng giá trị hàng hóa không vượt quá 200 USD đối với trường hợp kiện hàng nhỏ và hàng hóa là một phần hành lý cá nhân của người đi du lịch nhập cảnh vào Việt Nam thì được miễn chứng từ chứng nhận XXHH.

Cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Thông tư 11/2020/TT-BCT của Bộ Công Thương cũng quy định chung về cơ chế chứng nhận XXHH. Theo đó, hàng hóa có xuất xứ từ Liên minh châu Âu nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế theo EVFTA khi nộp một trong những chứng từ chứng nhận xuất xứ sau: C/O (Giấy chứng nhận XXHH) được phát hành theo quy định nêu từ Điều 20-23 của Thông tư này; Chứng từ chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Điều 24 của Thông tư này do nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định của Liên minh châu Âu phát hành đối với lô hàng có trị giá bất kỳ, hoặc nhà xuất khẩu bất kỳ phát hành đối với lô hàng không quá 6.000 EUR; Chứng từ chứng nhận xuất xứ phát hành bởi nhà xuất khẩu đăng ký tại cơ sở dữ liệu điện tử phù hợp với quy định của Liên minh chau Âu và được thông báo với Việt Nam.

Hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam nhập khẩu vào Liên minh châu Âu được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA khi có một trong những chứng từ chứng nhận xuất xứ sau: C/O được phát hành theo quy định tại Điều 4 và Điều 20-23 Thông tư này; Chứng từ chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Điều 25 Thông tư này phát hành bởi nhà xuất khẩu có lô hàng trị giá không quá 6.000 EUR; Chứng từ chứng nhận xuất xứ phát hành bởi nhà xuất khẩu đủ điều kiện hoặc nhà xuất khẩu đăng ký tại cơ sở dữ liệu phù hợp quy định của Bộ Công Thương. Đồng thời, việc tự chứng nhận XXHH thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương và áp dụng sau khi Việt Nam có thông báo tới Liên minh châu Âu.

EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và Liên minh châu Âu, trong đó cũng đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên. Theo Bộ Công Thương, thực thi EVFTA sẽ tạo “cú huých” rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp Việt Nam đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông-thủy sản, đây cũng là những mặt hàng Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh.
Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Thị trường châu Âu châu Mỹ

Tin cùng chuyên mục

Gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm đúc bằng sợi từ Việt Nam

Điều tra phòng vệ thương mại hàng hoá xuất khẩu gia tăng: Chủ động biến nguy thành cơ

Ngày mai (1/11): Tọa đàm 'Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, duy trì dòng chảy xuất khẩu hàng hoá'

Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng

Nâng cao năng lực ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại

Gia hạn nộp Bản trả lời câu hỏi điều tra chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Bộ Công Thương ban hành quyết định kết quả rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá thép hợp kim

Indonesia ban hành báo cáo dữ kiện trọng yếu vụ điều tra chống bán phá giá Polypropylene Copolymer

Hoa Kỳ kết luận cuối cùng vụ điều tra chống trợ cấp tôm nước ấm đông lạnh từ Việt Nam

Doanh nghiệp gỗ thiệt hại lớn khi bị vào 'tầm ngắm' điều tra phòng vệ thương mại

Hướng dẫn tham gia vụ Nam Phi điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá lốp xe ô tô

Hoa Kỳ khởi xướng rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá ống thép dẫn dầu từ Việt Nam

Tiếp nhận trả lời Bản câu hỏi vụ điều tra áp dụng chống bán phá giá thép cán nóng

Ấn Độ ban hành các bản câu hỏi điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng calcium carbonate filler masterbat

Hoa Kỳ ban hành kết luận cuối cùng vụ điều tra chống bán phá giá nhôm đùn ép Việt Nam

Malaysia khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép dây

Phòng vệ thương mại tác động tích cực đến các ngành sản xuất