Thứ năm 08/05/2025 10:55

Hoa Kỳ khởi xướng rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá ống thép dẫn dầu từ Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã đăng thông báo khởi xướng rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm ống thép dẫn dầu (OCTG) từ Việt Nam.

Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, ngày 17/10/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đăng thông báo khởi xướng rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với sản phẩm ống thép dẫn dầu (OCTG) từ Việt Nam.

Thời kỳ rà soát là từ ngày 1/9/2023 đến ngày 31/8/2024. Danh sách rà soát dự kiến gồm một số doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm ống thép dẫn dầu sang Hoa Kỳ.

Ngoài ra, doanh nghiệp nào trong danh sách này không xuất khẩu sản phẩm ống thép dẫn dầu sang Hoa Kỳ trong thời kỳ rà soát cần thông báo cho Bộ Thương mại Hoa Kỳ trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo khởi xướng rà soát (dự kiến đến ngày 16/11/2024) nếu có lô hàng bị dừng thanh khoản để được xem xét xử lý.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ dự kiến ban hành kết luận rà soát muộn nhất vào ngày 30/9/2025. Ảnh minh hoạ

Theo quy định, trong vòng 35 ngày kể từ ngày đăng thông báo khởi xướng (dự kiến ngày 21/11/2024), Bộ Thương mại Hoa Kỳ dự kiến sẽ tiến hành lựa chọn các doanh nghiệp làm bị đơn bắt buộc trong vụ việc dựa trên lượng xuất khẩu của doanh nghiệp từ cao xuống thấp theo số liệu của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP). Ngoài ra, trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng thông báo khởi xưởng rà soát, các bên có thể rút đơn yêu cầu rà soát của mình (dự kiến ngày 15/1/2025).

Bên cạnh đó, Cục Phòng vệ thương mại cho biết, đối với những quốc gia mà Hoa Kỳ coi là nền kinh tế phi thị trường như Việt Nam, để có thể hưởng thuế suất riêng rẽ, doanh nghiệp phải nộp đơn xin hưởng thuế suất riêng rẽ trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo khởi xướng rà soát (dự kiến ngày 16/11/2024). Trường hợp doanh nghiệp không nộp đơn xin hưởng thuế suất riêng rẽ và không được chọn làm bị đơn bắt buộc, doanh nghiệp sẽ bị áp mức thuế suất toàn quốc.

Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu sản phẩm liên quan tiếp tục cập nhật diễn biến vụ việc; thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu của cơ quan điều tra Hoa Kỳ, phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại trong suốt quá trình của vụ việc.

Thông báo xem tại đây

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Phòng vệ thương mại

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá