Thứ năm 28/11/2024 12:30

Điều kiện kinh doanh: 25 điểm chồng chéo, bất cập

Cải cách, cắt giảm các điều kiện kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp (DN) gia nhập thị trường là yêu cầu quan trọng, xuyên suốt và cũng là trách nhiệm của cơ quan quản lý. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn những chồng chéo, bất cập trong các văn bản pháp luật, gây khó khăn cho DN, nhất là vấn đề liên quan đến quy hoạch, đất đai, xây dựng, môi trường...

“Trói chân” doanh nghiệp

Phát biểu tại Tọa đàm “Điều kiện gia nhập thị trường, tổ chức quản lý và hoạt động của DN: Vướng mắc và kiến nghị” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức mới đây, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI - nhắc lại hai “làn sóng” cải cách quan trọng trong những năm qua. Theo đó, cuộc rà soát tổng thể về điều kiện kinh doanh năm 2016 đã xóa bỏ hàng nghìn quy định trong thông tư của các bộ, ngành; thực hiện đúng theo quy định của Luật Đầu tư. Hai năm sau, tiếp tục “làn sóng” cải cách thứ hai, khi Chính phủ áp đặt bắt buộc các bộ, ngành trình lên phương án cắt giảm tối thiểu 50% điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành. Hiện, VCCI đã kiến nghị 25 điểm chồng chéo, bất cập trong các quy định hiện hành đến các cấp, ngành. Nhiều bộ, ngành đã vào cuộc cùng tham gia rà soát. Quốc hội và Chính phủ cũng rất quan tâm, đã xây dựng tổ công tác chuyên biệt để xử lý vấn đề này. Một số quy định bất hợp lý đã được sửa đổi hoặc loại bỏ.

Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế VCCI - thông tin, VCCI đã triển khai việc lấy ý kiến DN, hiệp hội, hợp tác xã, UBND các địa phương và tiếp nhận hơn 770 ý kiến phản ánh. Qua việc rà soát 411 văn bản quy phạm pháp luật về các điều kiện kinh doanh, VCCI đưa ra 106 kiến nghị; trong đó, sửa đổi 93 văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất sửa 32 luật, 51 nghị định và 10 thông tư... Nội dung chính của việc rà soát sẽ tập trung vào 2 nhóm quy định về gia nhập thị trường và tổ chức quản lý, hoạt động DN.

Phân tích kỹ hạn chế của các điều kiện kinh doanh, ông Đậu Anh Tuấn cho rằng, khó có thể đảm bảo cải thiện môi trường kinh doanh khi các điều kiện kinh doanh còn “trói chân”, can thiệp vào quyền tự chủ kinh doanh của DN, như yêu cầu phải thiết lập hệ thống phân phối với mặt hàng rượu, xăng dầu hay yêu cầu về phương án kinh doanh, xếp hạng tín nhiệm với ngành bưu chính, sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, thông tin tín dụng...

Một số quy định bất hợp lý về điều kiện kinh doanh đã được sửa đổi

Cần giải pháp đột phá

Ban Pháp chế VCCI cũng nhìn nhận, nhiều ngành, nghề kinh doanh có điều kiện cần được bãi bỏ, điều chỉnh cho phù hợp vì nhiều nhóm ngành, nghề đưa vào nhóm kinh doanh có điều kiện là cần thiết nhưng nhà nước lại đang can thiệp quá sâu vào quyền tự quyết của DN.

Theo ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, các DN mong muốn, việc rà soát, loại bỏ điều kiện kinh doanh được cải thiện theo hướng kịp thời, cụ thể và có tính đột phá hơn thay vì “dàn hàng ngang”. Mỗi cơ quan quản lý cần nhận thấy áp lực cải cách và tự giác thực hiện tốt trách nhiệm của mình, tạo điều kiện thông thoáng cho DN gia nhập thị trường.

Bày tỏ quan điểm về việc chưa ban hành danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với các nhà đầu tư nước ngoài, luật sư Lê Nết - đại diện Công ty Luật LNT&Parterns - cho biết: Hiện nay, danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng với DN đầu tư trực tiếp nước ngoài mới chỉ được công bố không chính thức trên Cổng Thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài, Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa quy định. “Điều này dẫn tới khó khăn trong quá trình thực hiện các thủ tục đăng ký đầu tư của nhà đầu tư cũng như hoạt động của DN tại Việt Nam. Vì vậy, việc chính thức ban hành danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài là cần thiết” - luật sư Lê Nết bày tỏ quan điểm.

Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI: Chúng tôi kỳ vọng, đợt tổng rà soát các điều kiện kinh doanh của 11 lĩnh vực dự kiến được triển khai tới đây sẽ không chỉ giới hạn ở tầm nghị định, thông tư mà còn ở toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật về kinh doanh. Đồng thời, đưa ra những kiến nghị tới Chính phủ và Quốc hội để có được những sửa đổi thích hợp nhằm xử lý những bất cập, bất hợp lý và tạo nên làn sóng thứ 3 về cải cách, góp phần thúc đẩy công cuộc cải cách thể chế ở Việt Nam.
Lan Anh

Tin cùng chuyên mục

Empowered Startups: cơ hội đặc biệt dành cho các doanh nhân và Start-up

Petrovietnam: 'Một đội ngũ – Một mục tiêu' cho ngọn lửa năng lượng quốc gia luôn rực sáng

15 năm vững bước tại Campuchia, Metfone nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Gần 400 gian hàng tham gia triển lãm các sản phẩm dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

Petrolimex Sài Gòn nỗ lực mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng

PC Quảng Trị: hơn 8.000 khách hàng tham gia thi đua 'Hộ gia đình tiết kiệm điện' năm 2024

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tổ chức đào tạo về quản trị kinh doanh, chuyển dịch năng lượng xanh

Con đường để Petrovietnam trở thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia

'Gian hàng Quốc gia Việt Nam – Vietnam Pavilion' trên nền tảng thương mại điện tử Alibaba

Chân dung doanh nhân 8X ngồi 'ghế nóng' Tập đoàn BIM Group

Nhà máy thủy điện Khe Bố tích cực thực hiện công tác an sinh xã hội

Quảng Trị: tiết kiệm hơn 18 triệu kWh trong 10 tháng đầu năm 2024

Công ty Điện lực Hà Giang: Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn hành lang lưới điện

FA’NU khẳng định mình trên thị trường dinh dưỡng: Top 5 thương hiệu uy tín quốc gia 2024

Delta Group dấu ấn một tổng thầu xây dựng hàng đầu, nơi con người là giá trị cốt lõi.

Thông tin khách hàng được ngành điện TP. Hồ Chí Minh bảo mật như thế nào?

Sản phẩm mới giúp kiểm soát cân nặng của Care For Việt Nam

PC Thừa Thiên Huế triển khai chương trình 'Tháng Tri ân khách hàng năm 2024'

Prudential ứng dụng AI giúp tối ưu hóa quy trình chi trả

Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất