Thứ sáu 25/04/2025 20:06

PMI tháng 2/2025: Niềm tin kinh doanh tại Việt Nam tăng

Theo báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 2/2025, niềm tin kinh doanh đã tăng tháng thứ 2 liên tiếp...

Sáng 3/3/2025, S&P Global công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 2/2025.

Hoạt động sản xuất công nghiệp - Ảnh minh họa

Báo cáo của S&P Global ghi nhận, chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 2/2025 nằm dưới ngưỡng 50 điểm tháng thứ ba liên tiếp, mặc dù đã tăng nhẹ lên 49,2 điểm so với 48,9 điểm của tháng 1/2025. Kết quả chỉ số kỳ này phản ánh sự suy giảm nhẹ của các điều kiện kinh doanh trong tháng.

Các thành viên nhóm khảo sát báo cáo nhu cầu yếu ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Nhu cầu khách hàng yếu khiến số lượng đơn đặt hàng mới và sản lượng tiếp tục giảm. Kết quả là, các công ty tiếp tục giảm việc làm. Về khía cạnh giá cả, tốc độ tăng chi phí đầu vào chậm lại thành mức thấp của 19 tháng và giá cả đầu ra đã giảm tháng thứ hai liên tiếp.

Tuy nhiên, đi ngược với xu hướng chung của ngành sản xuất trong tháng 2, hoạt động mua hàng đã tăng nhẹ. Trong một số trường hợp, việc tăng mua hàng hóa đầu vào phản ánh niềm tin vào lộ trình sắp tới của sản lượng ngành sản xuất.

Trên thực tế, niềm tin kinh doanh đã tăng tháng thứ hai liên tiếp thành mức cao nhất kể từ tháng 6 năm ngoái. Các công ty hy vọng điều kiện kinh tế ổn định sẽ hỗ trợ cải thiện số lượng đơn đặt hàng mới và từ đó tăng trưởng sản lượng.

“Một nhân tố khác dẫn đến sự gia tăng hoạt động mua hàng trong tháng 2 là mong muốn đảm bảo có nguồn nguyên vật liệu trong bối cảnh không chắc chắn về tình trạng sẵn có và sự chậm trễ của chuỗi cung ứng” - báo cáo nhận định.

Báo cáo của S&P Global cho biết, thời gian giao hàng của nhà cung cấp vẫn bị kéo dài, từ đó tiếp tục chuỗi suy giảm hiệu suất hoạt động của người bán hàng bắt đầu từ tháng 9/2024. Hơn nữa, mức kéo dài thời gian giao hàng trong kỳ này là đáng kể nhất trong 5 tháng.

Cùng với việc báo cáo tình trạng thiếu phương tiện vận tải, các công ty cũng cho biết chi phí vận chuyển tăng. Giá nguyên vật liệu đã tăng cao khiến chi phí đầu vào tăng trở lại trong tháng 2. Tuy nhiên, tốc độ tăng chi phí là yếu nhất trong chuỗi tăng 19 tháng hiện nay và thấp hơn mức trung bình của lịch sử chỉ số.

Ngược lại với tình trạng tăng chi phí đầu vào, các nhà sản xuất đã giảm giá bán hàng tháng thứ hai liên tiếp trong bối cảnh nhu cầu yếu. Mức giảm là nhẹ nhưng nhanh hơn so với tháng 1.

Ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence cho biết, các nhà sản xuất ở Việt Nam tiếp tục báo cáo tình trạng nhu cầu yếu trong tháng 2, và ngành sản xuất đã phải chật vật để lấy lại động lực trong năm 2025 tính đến thời điểm này.

Ở một khía cạnh tích cực hơn, các công ty ngày càng lạc quan về xu hướng sản lượng trong tương lai, mặc dù niềm tin kinh doanh thường dựa trên hy vọng rằng các điều kiện kinh tế sẽ ổn định trong những tháng tới.

Các vấn đề về giao thông vận tải là trở ngại chính đối với ngành sản xuất trong tháng 2, khi người trả lời khảo sát nêu lên các vấn đề về tốc độ vận chuyển và tình trạng sẵn có của hàng hóa cũng như chi phí cao hơn. Các công ty sẽ hy vọng những hạn chế về phía cung này sẽ giảm bớt, đồng thời nhu cầu sẽ cải thiện trong thời gian tới.
Duy Anh
Bài viết cùng chủ đề: ngành sản xuất Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ 'cuộc chơi'?

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?