Thứ bảy 23/11/2024 01:37

Diễn đàn Kinh doanh ASEAN tại Hà Lan: Cơ hội khai thác thị trường ASEAN và Việt Nam

Ngày 14-15/9/2017, Ủy ban ASEAN gồm 5 Đại sứ quán các nước: Việt Nam, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Indonesia tại Lahay (Hà Lan) đã phối hợp tổ chức Diễn đàn Kinh doanh ASEAN và hội thảo liên quan tại Amsterdam. 

Mục tiêu của sự kiện là thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại giữa ASEAN nói chung và các nước thành viên nói riêng với Hà Lan, tạo sự hiểu biết tốt hơn cho cộng đồng doanh nghiệp Hà Lan về tiềm năng thương mại và đầu tư ASEAN, đặc biệt trong bối cảnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã thành lập được hai năm.

Diễn đàn có sự tham dự của Đại sứ Việt Nam Ngô Thị Hòa và Đại sứ các nước ASEAN khác tại Hà Lan, chuyên gia từ một số nước ASEAN và đại diện hàng trăm doanh nghiệp Hà Lan có quan tâm tới thị trường ASEAN.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Hà Lan, Đại sứ Malaysia Dato’ Ahmad Nazri Yusof nhấn mạnh: Diễn đàn lần này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Hà Lan hiểu hơn về khu vực ASEAN và thiết lập thêm quan hệ kinh doanh mới với các nước thành viên. Chủ tịch Ủy ban ASEAN cũng dành nhiều thời gian nhấn mạnh về Cộng đồng AEC và những thành tựu phát triển của ASEAN trong 50 năm qua, trong đó nêu rõ, ASEAN với 10 quốc gia thành viên đã có tăng trưởng nội khối đạt trung bình 5.2% (2007-2015). Với việc thành lập Cộng đồng AEC vào cuối năm 2015, ASEAN hiện là nền kinh tế mở với nhiều tài nguyên, nhiều sản phẩm xuất khẩu và thị trường lao động có trình độ, sức tiêu dùng cao và quan hệ đối ngoại rộng mở, dự báo tới năm 2030 sẽ là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới. Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ đạt đến mức độ hội nhập cao vào năm 2025, trở thành một thị trường duy nhất, là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư, kinh doanh Hà Lan và châu Âu. Năm 2016, quan hệ thương mại ASEAN- Hà Lan đạt mức 31 tỷ euro. Hai bên đang tích cực tiếp cận và mở rộng thị trường của nhau. Liên minh châu Âu (EU) là đối tác thương mại lớn thứ tư của ASEAN với giá trị thương mại hai chiều đạt 200 tỷ USD, là nhà đầu tư lớn thứ 2 của ASEAN giá trị đạt 121 tỷ USD (2015). Ông Yusof tin tưởng rằng, tăng cường quan hệ với ASEAN sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho Hà Lan và Liên minh châu Âu.

Tại Diễn đàn, ông Maarten Camps - Trợ lý Bộ trưởng Kinh tế Hà Lan và ông Hans de Boer - Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp và Người sử dụng lao động Hà Lan – đã chia sẻ quan điểm chung của Chính phủ Hà Lan với ASEAN: Ở khu vực châu Á, ASEAN là một trong những nền kinh tế mới nổi và năng động của thế giới, sau Trung Quốc và tương đương Ấn Độ, đang phát triển mạnh cả về kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục. Hà Lan coi ASEAN là thị trường hấp dẫn và với những thế mạnh hiện có, Hà Lan có thể khai thác hơn nữa cơ hội hợp tác kinh tế về nông nghiệp, logistics, công nghệ cao và giáo dục đào tạo với các nước ASEAN trong thời gian tới.

5 diễn giả của Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam đã cung cấp thêm dữ liệu tổng thể và chi tiết về Cộng đồng AEC và giới thiệu thêm các nền kinh tế từng nước. Ông Nguyễn Sơn - Phó Vụ trưởng, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế - trình bày về các nội dung hợp tác kinh tế thương mại đầu tư ASEAN hiện nay, giới thiệu các cơ hội mà hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU mang lại cho doanh nghiệp Hà Lan nói riêng và doanh nghiệp EU nói chung; đồng thời nêu bật lợi thế cạnh tranh của Việt Nam từ nhân lực, sức tiêu dùng, ưu đãi đầu tư, các chính sách hội nhập quốc tế, đặc biệt là từ Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và EU cũng như các lợi ích của Cộng đồng AEC đối với các nhà đầu tư. Ông Nguyễn Sơn lưu ý, với vị trí địa lý cửa ngõ ASEAN, Việt Nam là một mắt xích trong chuỗi dây chuyền sản xuất của ASEAN, bởi từ Việt Nam hàng hóa có thể thâm nhập thị trường ASEAN.

Sau phần trình bày của các diễn giả, nhiều doanh nghiệp Hà Lan đã tiếp cận các Đại sứ ASEAN để tìm hiểu thêm các thông tin cập nhật về từng quốc gia.

Việt Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường ASEAN

Tin cùng chuyên mục

Phòng không Nga bắn hạ hai tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/11: Hứng ‘mưa tên lửa’ siêu thanh, Ukraine kêu gọi ứng phó ‘khẩn cấp’

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/11/2024: Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?

Chiến sự Nga-Ukraine 22/11/2024: Ông Putin gửi tín hiệu tới phương Tây; Nga đạt tiến bộ đáng kể ở Donbass và Novorossiya

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominica đang mở ra nhiều triển vọng hợp tác

Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominica

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng ở Kursk;tên lửa Storm Shadow tấn công sở chỉ huy Nga

Điện Kremlin cảnh báo xung đột 'leo thang' sau vụ phóng tên lửa Storm Shadow từ Ukraine

Toàn cảnh thế giới 21/11: Ukraine sử dụng vũ khí 'hết hạn'?; Hamas từ chối trao đổi con tin với Israel

Hợp tác quốc phòng Trung Quốc - ASEAN ngày càng thực chất, hiệu quả

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/11: Nga tung chiêu ‘lạ’, Ukraine quyết giành lại Kupyansk

Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN lần thứ 25: Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực

Chiến sự Nga - Ukraine: Hệ lụy nào sau việc Ukraine tấn công tên lửa vào lãnh thổ Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 21/11: Nga vây ráp lính Ukraine tại Kursk; Kiev nã tên lửa công khai vượt ‘lằn ranh đỏ’

Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao hiệu quả quản lý an ninh khu vực của ADMM+

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?

Bí mật sức mạnh tên lửa hành trình Taimoor AGM của Pakistan

Tài chính thế giới: Giá vàng tăng ngày thứ tư liên tiếp, bitcoin xô đổ mọi kỷ lục