Thứ bảy 21/12/2024 19:40

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc: Đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới

Với sự tham dự của 500 doanh nghiệp hai nước, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc được tổ chức thành công sẽ đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới.

Việt Nam là quốc gia quan trọng trong sáng kiến ASEAN

Chiều 23/6, tại Hà Nội Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc được tổ chức dưới sự chủ trì của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam; Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc; Phòng Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Sul-Yeol tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại sự kiện.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc

Trong bài phát biểu tại sự kiện, Tổng thống Hàn Quốc cho biết, hiện Hàn Quốc đang triển khai các chính sách đối ngoại lớn như “Tầm nhìn quốc gia chủ chốt toàn cầu (GPS)” và “Sáng kiến đoàn kết Hàn Quốc-ASEAN (KASI)”. Trong đó, quốc gia quan trọng nhất đối với Hàn Quốc trong Sáng kiến KASI là Việt Nam.

Tại Diễn đàn, Tổng thống Hàn Quốc cũng đánh giá cao cơ hội và triển vọng hợp tác thương mại và đầu tư với Việt Nam. Trong đó, mục tiêu kim ngạch thương mại song phương hai nước sẽ đạt 150 tỷ USD vào năm 2030.

Về đầu tư, theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ kế hoạch và Đầu tư) công bố: Hiện Hàn Quốc đã đầu tư vào 9.666 dự án vào Việt Nam, có tổng vốn đăng ký 81,5 tỷ USD, dẫn đầu trong tổng số 143 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư tại Việt Nam. Riêng 5 tháng đầu năm 2023, các nhà đầu tư Hàn Quốc đã đầu tư 666,52 triệu USD vào Việt Nam, đây là số vốn đăng ký của 167 dự án đầu tư mới, 122 dự án điều chỉnh vốn và 364 dự án góp vốn, mua cổ phần của các dự án đầu tư tại Việt Nam.

Nhằm thúc đẩy thương mại, đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc trong thời gian tới, Tổng thống Hàn Quốc cho biết, bên cạnh đẩy mạnh hợp tác trên một số lĩnh vực, việc hai nước cần làm hiện nay là phá vỡ những rào cản đang ngăn cản hoạt động thương mại, đầu tư giữa hai nước. Tổng thống Hàn Quốc cũng kỳ vọng, hiệu quả của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc sẽ đưa quan hệ ngoại giao hai nước lên một tầm cao mới, đưa quan hệ hợp tác hai nước trở thành mối quan hệ mẫu mực trên thế giới.

Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao mối quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc trong những năm qua, hai nước đã trải quan những khó khăn thách thức với sự chân thành, tin cậy. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, thời gian tới hai nước sẽ chung sức xây dựng mối quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc ngày càng “đơm hoa kết trái”.

Tổng thống Hàn Quốc phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc chiều 23/6 tại Hà Nội

Việt Nam khuyến khích đầu tư từ Hàn Quốc

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử. Quy mô nền kinh tế đạt 409 tỷ USD; thu nhập bình quân đầu người trên 4.100 USD. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2022 đạt trên 730 tỷ USD, thuộc nhóm nước có quy mô thương mại lớn trên thế giới.

“Việt Nam đã ký kết 15 Hiệp định Thương mại tự do (FTA), và chuẩn bị thêm 1 là 16 FTA với trên 60 nước, vùng lãnh thổ. Đồng thời, Việt Nam đã là điểm đến đầu tư hấp dẫn với khoảng 37.000 dự án FDI đang hoạt động, tổng vốn hơn 440 tỷ USD của các nhà đầu tư đến từ 143 quốc gia, vùng lãnh thổ” - Thủ tướng Phạm Minh Chính thông tin.

Trong bối cảnh thế giới biến động nhanh, phức tạp, khó lường, Việt Nam kiên định thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; quyết tâm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Việt Nam đang ưu tiên tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược (thể chế, hạ tầng và nhân lực); đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó ưu tiên các động lực tăng trưởng bền vững như kinh tế số và chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, trong tiến trình đó, Việt Nam rất hoan nghênh sự tham gia tích cực của các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp Hàn Quốc. Định hướng thu hút đầu tư hiện nay của Việt Nam là có chọn lọc, ưu tiên các lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, lấy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo làm nền tảng, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu, phù hợp với Chiến lược Tăng trưởng xanh của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

500 doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc tham dự diễn đàn

Theo đó, Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp Hàn đầu tư vào Việt Nam các lĩnh vực tiềm năng như đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, công nghệ sinh học, điện tử, bán dẫn, năng lượng sạch, kinh tế xanh, đô thị thông minh, nông nghiệp công nghệ cao… Đặc biệt, Thủ tướng mong các doanh nghiệp Hàn Quốc tăng cường đầu tư các lĩnh vực công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí. Đây cũng là những lĩnh vực mà Hàn Quốc có thế mạnh và sự hợp tác này có tính bổ trợ, cùng nhau cùng phát triển.

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Đỗ Nhất Hoàng - Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, môi trường đầu tư tại Việt Nam đang được nhiều doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá cao nhờ tăng trưởng GDP tích cực trong nhiều năm liền. Năm 2022, trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng GDP của Việt Nam vẫn tăng trưởng 8,02%, tăng cao nhất giai đoạn 2011-2022. Quý I/2023, tăng trưởng GDP của Việt Nam chững lại nhưng vẫn đạt 3,32%. Cùng với đó, cầu nội địa duy trì tốt với mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước trong 5 tháng 2023. Xuất khẩu tăng 9,8% trong 5 tháng đầu năm, tỷ gía hối đoái ổn định, dự trữ ngoại hối tăng…

Đồng tình với quan điểm trên, đại diện nhiều tập đoàn lớn của Hàn Quốc cũng đánh giá cao tiềm năng phát triển kinh tế và môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Trong đó, đại diện Ngân hàng Shinhan Hàn Quốc cho biết, doanh nghiệp đã đầu tư vào Việt Nam 30 năm và một trong những yếu tố khiến doanh nghiệp này đánh giá cao môi trường đầu tư tại Việt Nam nhờ tăng trưởng GDP cao và ổn định trong nhiều năm liền.

Để Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư hấp dẫn của nhà đầu tư nước ngoài nói chung và doanh nghiệp Hàn Quốc nói chung, ông Đỗ Nhất Hoàng cho biết, thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, trong đó tập trung vào cải cách thủ tục hành chính, nhất là khâu thực thi các thủ tục đầu tư sau cấp phép; đồng thời có chính sách thu hút đầu tư vào một số lĩnh vực có tiềm năng, tạo sự bứt phá như: Công nghệ cao, bán dẫn, đổi mới sáng tạo...

Nguyễn Hoà - Thu Trang
Bài viết cùng chủ đề: Việt Nam- Hàn Quốc

Tin cùng chuyên mục

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Báo Công Thương là 'cầu nối' lan tỏa thông tin các hoạt động của Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài

Trung Quốc sẵn sàng cùng Quân đội nhân dân Việt Nam thúc đẩy hợp tác thực chất, toàn diện

Việt Nam cam kết phát huy vai trò tích cực, có trách nhiệm trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Bộ Ngoại giao: Tinh gọn bộ máy để nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trong kỷ nguyên mới

Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin về vụ việc công dân Việt bị sát hại tại Singapore

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc

Tiếp tục phòng chống tiêu cực trong Đảng: Không vùng cấm, không ngoại lệ

Thủ tướng: Sớm hoàn thiện Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ

Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Thủ tướng phê chuẩn ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh