Thứ sáu 15/11/2024 15:22

Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2019: Trọng tâm cải cách trong bối cảnh cuộc chiến thương mại

Diễn đàn châu Á Bác Ngao năm 2019 được tổ chức vào cuối tháng 3 sẽ bắt đầu từ ngày 28/3 nhằm cung cấp một thước đo để đo lường sự tiến bộ của Trung Quốc trong việc thực hiện các cam kết hứa hẹn của Chủ tịch Tập Cận Bình về việc mở cửa nền kinh tế quốc gia nhiều hơn, đặc biệt vào thời điểm quan trọng của các cuộc đàm phán với Mỹ.

Tại diễn đàn năm ngoái, cam kết tự do hóa lĩnh vực tài chính đang được thực hiện, các biện pháp tương tự đang được tiến hành trong ngành công nghiệp ô tô và quốc gia này đã sửa đổi luật đầu tư nước ngoài trong bối cảnh bị chỉ trích dữ dội về vấn đề sở hữu trí tuệ và hoạt động kinh doanh.

Cho đến nay, những nỗ lực này đã thành công trong việc ngăn chặn đe dọa của Tổng thống Donald Trump, nhưng mặc dù các nhà đàm phán Mỹ tiếp tục quay trở lại Bắc Kinh trong tuần này để nỗ lực hơn nữa cho một thỏa thuận thương mại. Thủ tướng Lý Khắc Cường dự kiến ​​sẽ có bài phát biểu tại Diễn đàn Bác Ngao 2019 vào ngày 28/3 và có thể đưa ra gợi ý thêm về các biện pháp hoặc chính sách mở cửa để bù đắp sự tăng trưởng chậm lại trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tham dự diễn đàn lần này, sẽ có đại diện lãnh đạo Quỹ Tiền tệ quốc tế và các cơ quan Liên hiệp quốc. Điểm lại những kết quả thực hiện từ Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2018 có thể kể đến:

1. Mở cửa thị trường tài chính: Các ngân hàng nước ngoài, công ty bảo hiểm và công ty chứng khoán nước ngoài hiện được phép nắm giữ phần lớn cổ phần trong các công ty con của họ tại Trung Quốc. Tuy nhiên, việc tiếp quản của các công ty nước ngoài vẫn diễn ra rất chậm. Ví dụ, Tập đoàn UBS AG nắm quyền kiểm soát công ty con và American Express Co. xây dựng mạng lưới thẻ ngân hàng tại Trung Quốc. Mastercard Inc. đang tìm kiếm một phần của thị trường thanh toán. Nhiều công ty khác mặc dù đang thực hiện một cách tiếp cận chờ đợi. Phản ứng tăng khả năng tiếp cận thị trường chứng khoán trong nước là tương tự. Lượng cổ phiếu đại lục hàng ngày có thể được giao dịch trên trên hai thị trường chứng khoán liên kết với thế giới bên ngoài đã tăng gấp bốn lần lên 104 tỷ nhân dân tệ (15,5 tỷ USD) kể từ ngày 1/5 năm ngoái. Nhưng giao dịch hiếm khi đạt được hạn ngạch ngay cả ở mức cũ và sự gia tăng quyền truy cập đã không dẫn đến một sự gia tăng trong sử dụng.

2. Tự do hóa thị trường ô tô: Với thị trường xe hơi của Trung Quốc hiện là lớn nhất thế giới, cam kết của lãnh đạo Trung Quốc cho phép các nhà sản xuất nước ngoài nắm giữ phần lớn cổ phần trong các công ty con của họ ở Trung Quốc được coi là một lợi ích cho các nhà sản xuất ô tô ở cả châu Âu và Mỹ, tuy nhiên, chỉ có BMW AG của Đức mới chuyển sang tiếp quản liên doanh, với các công ty khác tiếp tục với cấu trúc hiện tại. Các vấn đề ở thị trường trong nước, nơi doanh số giảm trong năm ngoái và có tin đồn rằng một số công ty xe hơi nhà nước sẽ hợp nhất, có thể giải thích một phần của sự thận trọng này.

3. Đầu tư nước ngoài: Là một phần trong nỗ lực trả lời các chỉ trích về bảo vệ sở hữu trí tuệ và bảo hộ thị trường của Trung Quốc. Trung Quốc gần đây đã thông qua một đạo luật mới về đầu tư nước ngoài cấm chuyển giao công nghệ và mở thêm nền kinh tế cho các công ty bên ngoài. Luật này sẽ có hiệu lực vào năm tới, thêm vào danh sách các lĩnh vực mà các công ty nước ngoài bị cấm. Tuy nhiên, có một sự thiếu chi tiết trong luật được thông qua vào tuần trước và đại diện của các công ty nước ngoài đã không ấn tượng, đó là làm thế nào luật này được thực hiện trong thực tế và liệu có thực sự dẫn đến một nền kinh tế mở hơn.

4. Doanh nghiệp nhà nước: Trong diễn đàn Bác Ngao năm ngoái, Chính phủ Trung Quốc đã hứa sẽ tiếp tục cải cách các doanh nghiệp nhà nước đang nở rộ của mình và thúc đẩy nhiều vụ sáp nhập hơn trong các lĩnh vực như điện và than, với nhiều công ty bị phá sản và vỡ nợ. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn rất ít vụ được thực hiện.

V.D

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/11: Nga diệt tàn quân Ukraine ở Kursk; Ukraine đẩy lùi cuộc tấn công Nga

Doanh nghiệp thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 14/11/2024: Ukraine bị 'gậy ông, đập lưng ông' ở Kurakhove

Chiều nay diễn ra Tọa đàm ‘Cần làm gì để xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam tại Australia’

Nhóm hỗ trợ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump lên danh sách 'thanh lọc' Lầu Năm Góc

Bí mật tác chiến điện tử của Nga khiến GPS phương Tây ‘tê liệt’

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/11: Donbass vỡ trận 3.000 quân Azov bị đánh bại, Ukraine tiết lộ tổn thất của Moskva

Tọa đàm 'Quy định chống phá rừng của EU - Doanh nghiệp chuẩn bị gì khi đến ngày thực thi?'

Hiệp định EVFTA - 'chất xúc tác' quan trọng nâng thương mại Việt Nam - Hà Lan lên 15 tỷ USD

Biên giới số: Cơ quan Hải quan đón nhận sự đổi mới sáng tạo với các đối tác

Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển năm 2024: Gia tăng quan hệ hai chiều trong lĩnh vực logistics

Tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP để tăng tốc xuất khẩu sang Canada

'Điểm tên' lãnh đạo của Chính phủ Mỹ được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử

Israel thông báo Hiệp định VIFTA có hiệu lực trong tháng 11/2024

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/11/2024: Ukraine phá đập nước, ngăn bước tiến của Nga ở Kurakhove

Malva: ‘Quái vật’ bánh lốp của Nga liệu có ‘làm mưa làm gió’ trên chiến trường Ukraine?

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/11: 70.000 quân Ukraine thiệt mạng; Kiev tố Nga làm hồ chứa Kurakhove nổ tung

Tên lửa AGM-88E đối đầu S-400: Cuộc chiến công nghệ đỉnh cao tại Ukraine

Đưa thêm Su-57 và Su-35S vào biên chế, Nga gửi thông điệp quyết liệt lên bầu trời

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 12/11: Lính Ukraine đầu hàng; UAV Ukraine tấn công hạ tầng năng lượng Nga