"Dẹp loạn” sản phẩm hỗ trợ điều trị Covid-19 rao bán trên mạng

Tình trạng người bán kit test, thuốc điều trị Covid-19 không có chứng chỉ hành nghề dược qua kênh online ngày càng tăng khiến người tiêu dùng khó có sự trợ giúp tin cậy về phòng, chống dịch bệnh.

Sôi động thị trường sản phẩm hỗ trợ điều trị Covid-19

Việc ngày càng có nhiều F0 tự điều trị tại nhà khiến các thiết bị hỗ trợ, thuốc phòng bệnh, chữa Covid-19 được rao bán và tìm mua rất sôi động. Trong đó, mạng xã hội vẫn là thị trường dễ nhất để quảng cáo và buôn bán các mặt hàng. Các sản phẩm liên quan đến thuốc hỗ trợ, điều trị Covid-19 như thuốc, kit test Covid-19, thiết bị đo nồng độ oxy trong máu (SPO2)… cũng là những mặt hàng được các đơn vị kinh doanh rao bán lén lút hoặc công khai ở sàn thương mại điện tử, mạng xã hội cá nhân, với giá từ vài trăm cho tới tiền triệu cho các sản phẩm.

Mặc dù vậy, không ít người dân có tâm lý phòng ngừa khi trở thành F0, sẵn sàng chi tiền để mua các loại thuốc được cho là tự chữa và điều trị Covid-19. Vì thế, các mặt hàng y tế phòng, chống Covid-19 càng có cơ hội để tiêu thụ. Trong vai người cần tìm mối mua hàng, phóng viên tham gia vào một hội nhóm chuyên bán các loại thuốc tây. Khi tìm hỏi mua thuốc điều trị Covid-19, ngay lập tức đã nhận được những lời giới thiệu mặt hàng; đồng thời khẳng định thuốc được nhập từ nước ngoài về bằng đường xách tay, đảm bảo điều trị Covid-19 có hiệu quả.

Hay việc tìm kiếm từ khóa mua kit test Covid-19 trên Google, ngay lập tức cho kết quả hàng loạt sản phẩm được rao bán có xuất xứ nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ… trong đó, có rất nhiều sản phẩm chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Hay tại các hội nhóm trên mạng xã hội như “Chợ thuốc Hapulico” các sản phẩm kit test nhanh cũng được rao bán buôn, bán lẻ.

Vừa khỏi Covid-19, được người bạn giới thiệu tham gia một nhóm zalo chuyên đăng bán các sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng, bảo vệ sức khỏe mùa Covid-19, chị Nguyễn Như Quỳnh (Hoài Đức, Hà Nội) mới biết được thị trường thuốc hỗ trợ và điều trị Covid rất đa dạng và sôi động. Qua tìm hiểu, chị Quỳnh được biết có nhiều tài khoản đăng rao bán các thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe như viên uống bổ phổi của Nhật Bản, các loại đông trùng hạ thảo ở các dạng viên, dạng nước để bổ trợ sức khỏe. Hầu hết, người bán quảng cáo đó là những sản phẩm hỗ trợ điều trị Covid-19, có tác dụng rất tốt cho người đã khỏi bệnh, có người nhà ở nước ngoài gửi về và kèm thông tin người mua trước đó phản hồi.

Tương tự, các thiết bị hỗ trợ phòng, chữa bệnh như máy đo nồng độ oxy trong máu (SPO2)… cũng được giao bán với các mức giá khác nhau, giá rẻ nhất là từ 30.000 - 50.000 đồng/máy, giá cao hơn giá từ 100.000 - 600.000 đồng/máy được rao bán với số lượng lớn trong các hội nhóm trên mạng xã hội phục vụ nhu cầu của người mua. Tuy nhiên, các sản phẩm này rất khó có thể kiểm chứng chất lượng.

Lực lượng quản lý thị trường
Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra, tạm giữ lô kit test nhanh không rõ nguồn gốc

Gỡ bỏ gần 14.000 sản phẩm hỗ trợ điều trị Covid-19 trên sàn thương mại điện tử

Trên thực tế, trong suốt thời gian qua, các cơ quan chức năng đã liên tiếp phát hiện và thu giữ nhiều lô hàng kit test nhanh, thuốc điều trị, các loại thiết bị hỗ trợ điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc, từ nước ngoài tuồn lậu vào tiêu thụ ở thị trường nội địa, đặc biệt là tiêu thụ trên không gian mạng.

Theo Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP. Hà Nội, lợi dụng tình hình dịch bệnh phức tạp, các đối tượng đã rao bán các loại thuốc điều trị Covid-19, thậm chí quảng cáo rầm rộ trên các trang thương mại điện tử, các nền tảng tiếp thị online tự động, các hội nhóm trên các mạng xã hội dẫn đến việc khó kiểm soát được chất lượng cũng như nguồn gốc hàng hóa tiêu thụ. Từ đầu năm 2022 đến nay, Cục QLTT Hà Nội đã kiểm tra, tạm giữ rất nhiều vụ việc liên quan đến thuốc điều trị, que test nhanh Covid-19, máy đo SPO2 là hàng hóa nhập lậu, không niêm yết giá tại nhà thuốc, vi phạm về nhãn hàng hóa.

Đơn cử, lực lượng QLTT TP. Hà Nội phối hợp với Công an quận Hai Bà Trưng phát hiện, tạm giữ lô gần 60.000 bộ kit test kháng nguyên Covid-19 và hơn 200.000 sản phẩm thuốc tân dược, thực phẩm chức năng, tất cả đều do nước ngoài sản xuất, ước tính giá trị lô hàng khoảng 10 tỷ đồng tại địa chỉ số 838 Bạch Đằng, Hai Bà Trưng. Hay vụ việc mới đây, lực lượng QLTT Hà Nội phát hiện xe đang vận chuyển 240 hộp thuốc tân dược mang nhãn hiệu Arbidol (loại 10 viên/vỉ/hộp), hàng do nước ngoài sản xuất không có hoá đơn chứng từ chứng minh tính hợp pháp ở quận Thanh Xuân.

Trước thực tế này, ông Chu Xuân Kiên - Cục trưởng Cục QLTT TP. Hà Nội cho biết, đơn vị đã chỉ đạo các đội QLTT tập trung kiểm tra, kiểm soát đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc, trang thiết bị y tế, thương mại điện tử, sử dụng ứng dụng công nghệ số để kinh doanh (mạng xã hội Facebook, Zalo), không để các đối tượng xấu lợi dụng dịch bệnh trục lợi. Đồng thời, Cục đã yêu cầu các đơn vị vận động doanh nghiệp, hộ kinh doanh ký cam kết không buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp, trước đó, Bộ Công Thương đã có văn bản yêu cầu các sàn thương mại điện tử, các website thương mại điện tử bán hàng rà soát và gỡ bỏ 13.796 sản phẩm, thiết bị hỗ trợ điều trị Covid như kit test, thiết bị đo SPO2,.. có dấu hiệu vi phạm trên 4.216 gian hàng; tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trên không gian mạng...

Dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận nhưng tình trạng buôn lậu, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn diễn biến phức tạp và chưa thực sự bền vững. Tại nhiều địa bàn tình trạng bày bán công khai và tái phạm vẫn diễn ra. Nguyên nhân là do các website và các trang mạng xã hội dễ dàng được tạo ra và đóng lại trong thời gian nhanh chóng và rất khó kiểm soát. Thêm vào đó, người dân còn có tâm lý mua hàng vì giá rẻ, hàng nhái thương hiệu nổi tiếng hoặc chưa đủ kĩ năng, thông tin để nhận biết... đây cũng là cơ hội để các đối tượng trục lợi kiếm lời.

Hành vi bán thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị xử lý theo các quy định tại Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Điều 59 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế.

Trong trường hợp cơ quan chức năng xác minh, thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ, đối tượng vi phạm có thể bị xử lý hình sự.

Trang Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ

Theo quyết định, ông Ngô Quang Nam, Phó Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 3 giữ chức vụ Trưởng phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp, Cục Quản lý thị trường Bắc Giang.
Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lực lượng quản lý thị trường Bắc Giang vừa xử phạt 15,5 triệu đồng một cá nhân không đăng ký kinh doanh và kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Cục Quản lý thị trường Hà Nội tăng cường kiểm tra, phát hiện và thu giữ các mặt hàng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có dấu hiệu nhập lậu trên địa bàn.
Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh

Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh

Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã triển khai Hội nghị tập huấn, hướng dẫn về công tác kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh.
Hà Nội: Xử lý cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử có dấu hiệu nhập lậu tại quận Hoàn Kiếm

Hà Nội: Xử lý cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử có dấu hiệu nhập lậu tại quận Hoàn Kiếm

Quản lý thị trường Hà Nội vừa tạm giữ 420 sản phẩm là máy hút thuốc lá điện tử dùng 1 lần, thuốc lá nung nóng có dấu hiệu nhập lậu tại quận Hoàn Kiếm.

Tin cùng chuyên mục

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Quyết định số 2646/QĐ-TCQLTT ngày 14 /11/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường đã ban hành Kế hoạch tuyển dụng công chức năm 2024 trong toàn lực lượng.
Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ việc trong 10 tháng năm 2024

Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ việc trong 10 tháng năm 2024

10 tháng năm 2024, Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ, xử lý 41.725 vụ vi phạm. Trong đó, các vi phạm về thương mại điện tử gia tăng.
Tuyên Quang: Phát hiện và tạm giữ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu NIKE tại huyện Sơn Dương

Tuyên Quang: Phát hiện và tạm giữ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu NIKE tại huyện Sơn Dương

Lực lượng Quản lý thị trường Tuyên Quang phát hiện và tạm giữ gần 20 sản phẩm giầy thời trang có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Hà Nội: Phát hiện cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm giả mạo nhãn hiệu

Hà Nội: Phát hiện cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm giả mạo nhãn hiệu

Lực lượng Quản lý thị trường vừa phát hiện một cơ sở tại Hà Nội có dấu hiệu sản xuất thực phẩm làm giả nhãn hiệu của một số doanh nghiệp có uy tín.
Nghệ An: Ngăn chặn vụ vận chuyển trái phép 16,2 kg pháo

Nghệ An: Ngăn chặn vụ vận chuyển trái phép 16,2 kg pháo

Ngày 13/11, Cục Quản lý thị trường tỉnh Nghệ An thông tin về việc phối hợp ngăn chặn 16,2 kg pháo vận chuyển trái phép do nước ngoài sản xuất trên địa bàn.
Bạc Liêu - Sóc Trăng: Lực lượng Quản lý thị trường hoàn thành gần 300 cuộc kiểm tra định kỳ

Bạc Liêu - Sóc Trăng: Lực lượng Quản lý thị trường hoàn thành gần 300 cuộc kiểm tra định kỳ

Tính đến thời điểm hiện tại, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Bạc Liêu đã triển khai 288 cuộc kiểm tra định kỳ, hoàn thành kế hoạch năm 2024.
Cục QLTT Tuyên Quang hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Cục QLTT Tuyên Quang hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Thông tin từ Cục QLTT Tuyên Quang cho biết, đơn vị đã hoàn thành nội dung kế hoạch với 200/200 vụ việc kiểm tra định kỳ năm 2024.
Cao Bằng: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cơ sở kinh doanh trên địa bàn các huyện vùng sâu, vùng xa

Cao Bằng: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cơ sở kinh doanh trên địa bàn các huyện vùng sâu, vùng xa

Ngày 12/11, Cục Quản lý thị trường tỉnh Cao Bằng thông tin về việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật và thực hiện ký cam kết với các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Thanh Hóa: Phát hiện gần 3.000 sản phẩm hàng hóa nhập lậu với giá trị gần 400 triệu đồng

Thanh Hóa: Phát hiện gần 3.000 sản phẩm hàng hóa nhập lậu với giá trị gần 400 triệu đồng

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa vừa phát hiện gần 3.000 sản phẩm là quần áo, giày dép, mỹ phẩm… có dấu hiệu hàng hóa nhập lậu với tổng giá trị gần 400 triệu.
Sóc Trăng: Quản lý thị trường kiểm tra định kỳ phát hiện 22 vụ vi phạm

Sóc Trăng: Quản lý thị trường kiểm tra định kỳ phát hiện 22 vụ vi phạm

Trong năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng đã hoàn thành 98 cuộc kiểm tra định kỳ, qua đó phát hiện 22 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 21 vụ.
Hải Dương: Tiêu hủy gần 100 đôi giày thể thao giả mạo nhãn hiệu Adidas

Hải Dương: Tiêu hủy gần 100 đôi giày thể thao giả mạo nhãn hiệu Adidas

Hộ kinh doanh do bà Mạc Thị Yến làm chủ (huyện Nam Sách) vừa bị quản lý thị trường tỉnh Hải Dương xử phạt và buộc tiêu hủy 97 đôi giày thể thao giả nhãn hiệu.
Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền chống buôn lậu và gian lận thương mại

Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền chống buôn lậu và gian lận thương mại

Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền chống buôn lậu, gian lận thương mại và xử phạt hành chính các tổ chức, cá nhân vi phạm với tổng số tiền 57,5 triệu đồng.
Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa

Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa 'ghi điểm' với những kết quả nổi bật

Trong 10 tháng năm 2024, lực lượng QLTT Thanh Hóa đã 'ghi điểm' với nhiều kết quả nổi bật, kiểm tra 1.267 vụ, xử lý 1.015 vụ, thu số tiền 7.639,904 triệu đồng.
Hà Nội: Thu giữ 10.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gucci, Nike, Lacoste

Hà Nội: Thu giữ 10.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gucci, Nike, Lacoste

Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 thuộc Ban chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội phát hiện và thu giữ 10.000 đôi bít tất có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gucci, Nike...
Tuyên Quang: Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm

Tuyên Quang: Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm

Cục Quản lý thị trường tỉnh Tuyên Quang vừa ban hành kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024.
Hoạt động vận chuyển hàng lậu, hàng cấm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn còn phức tạp

Hoạt động vận chuyển hàng lậu, hàng cấm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn còn phức tạp

Theo Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị, hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng cấm trong 10 tháng đầu năm 2024 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.
Quản lý thị trường Ninh Bình: Triển khai cao điểm dịp Tết Ất Tỵ 2025

Quản lý thị trường Ninh Bình: Triển khai cao điểm dịp Tết Ất Tỵ 2025

Cục Quản lý thị trường Ninh Bình vừa triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa vừa tổ chức lễ công bố, trao Quyết định về công tác cán bộ của Tổng cục Quản lý thị trường.
Hải Dương: Buộc tiêu hủy gần 14.000 sản phẩm mỹ phẩm, phụ kiện làm đẹp không rõ nguồn gốc

Hải Dương: Buộc tiêu hủy gần 14.000 sản phẩm mỹ phẩm, phụ kiện làm đẹp không rõ nguồn gốc

2 hộ kinh doanh Vũ Văn Thúy 1992 và Trần Trọng Phong bị Quản lý thị trường Hải Dương xử phạt, thu giữ 14.000 sản phẩm mỹ phẩm vi phạm qua thương mại điện tử.
TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ hơn 1 tấn bò khô ‘4 không’ của Công ty Thực phẩm Nhật Hưng

TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ hơn 1 tấn bò khô ‘4 không’ của Công ty Thực phẩm Nhật Hưng

Lực lượng Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh vừa phát hiện, tạm giữ hơn 1 tấn khô bò “4 không” do Công ty TNHH Thực phẩm Nhật Hưng chào bán trên mạng xã hội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động