Thứ hai 23/12/2024 13:25

Đề xuất Quy chế ứng phó sự cố môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Quy chế ứng phó sự cố môi trường quy định ứng phó sự cố môi trường do chất thải gây ra (sự cố môi trường), bao gồm ứng phó sự cố môi trường, cải tạo, phục hồi môi trường, các cơ chế hỗ trợ ứng phó, cải tạo, phục hồi môi trường.

Theo đó, việc ứng phó sự cố môi trường cần đảm bảo nguyên tắc sau: 1. Tích cực phòng ngừa, chủ động xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các nguồn lực, các phương án hiệp đồng để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố môi trường; tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin sự cố môi trường kịp thời, ưu tiên bảo đảm thông tin cho hoạt động ứng phó, báo cáo kịp thời đến cơ quan có thẩm quyền khi vượt khả năng ứng phó; phối hợp, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả hoạt động chuẩn bị và ứng phó sự cố môi trường, cải tạo, phục hồi môi trường; chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó.

Dự thảo nêu rõ, tổ chức, cá nhân gây sự cố môi trường phải chịu trách nhiệm chi trả chi phí ứng phó sự cố môi trường, cải tạo, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại và các chi phí khác do sự cố môi trường gây ra theo quy định của pháp luật.

Phân loại sự cố môi trường

Theo dự thảo, sự cố môi trường được phân loại theo 4 mức như sau:

1. Sự cố môi trường mức độ rủi ro thấp: Sự cố môi trường xảy ra trong phạm vi dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở) và trong khả năng tự ứng phó của cơ sở; sự cố môi trường không thuộc trường hợp trên, xảy ra trong địa giới hành chính cấp huyện và trong khả năng tự ứng phó của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện.

2. Sự cố môi trường mức độ rủi ro trung bình là sự cố môi trường xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh vượt quá khả năng tự ứng phó của cơ sở và phạm vi ảnh hưởng của sự cố môi trường nằm trong địa giới hành chính của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Sự cố môi trường mức độ rủi ro cao là sự cố môi trường xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh vượt quá khả năng tự ứng phó của cơ sở và phạm vi ảnh hưởng của sự cố môi trường thuộc địa giới hành chính của hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

4. Sự cố môi trường mức độ thảm họa là sự cố có mức độ rủi ro cao, đặc biệt và ảnh hưởng lớn đến quốc phòng, an ninh, ngoại giao và tính mạng của người dân. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc gia về sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đánh giá, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, công bố tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.

Xử lý sự cố môi trường tại cơ sở

Dự thảo nêu rõ, người đại diện theo pháp luật của cơ sở hoặc người đứng đầu cơ sở trong trường hợp không xác định được người đại diện theo pháp luật là người chỉ huy ứng phó sự cố môi trường mức độ rủi ro thấp.

Chỉ huy ứng phó sự cố môi trường mức độ rủi ro thấp tại cơ sở phải kích hoạt kịch bản ứng phó tương ứng với sự cố môi trường, đánh giá khả năng tự ứng phó của cơ sở, quyết định kích hoạt các kịch bản ứng phó sự cố căn cứ theo mức độ rủi ro của từng sự cố và có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ trong các trường hợp sau: Trường hợp sự cố trong khả năng tự ứng phó của cơ sở, người chỉ huy ứng phó có trách nhiệm đại diện cho cơ sở thông báo về sự cố, thiệt hại do sự cố và các biện pháp khắc phục sự cố đã được thực hiện lên cơ sở dữ liệu quốc gia.

Trường hợp sự cố vượt ngoài khả năng tự ứng phó của cơ sở, người chỉ huy ứng phó của cơ sở phải thông báo ngay đến Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn theo đầu số 112 để đề nghị hỗ trợ ứng phó. Người chỉ huy ứng phó sự cố phải bàn giao quyền chỉ huy cho Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và có trách nhiệm phối hợp và chỉ đạo Đội ứng phó sự cố của cơ sở thực hiện theo các chỉ đạo của Ban chỉ huy.

Người chỉ huy ứng phó sự cố môi trường có trách nhiệm báo cáo cho Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên. Báo cáo nhanh được thực hiện trong vòng 24h kể từ thời điểm phát hiện sự cố. Báo cáo sau sự cố được thực hiện trong vòng 3 tháng kể từ thời điểm sự cố được kiểm soát.

Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ thông qua dự án Nghị quyết trình UBTVQH về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

Đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch thích ứng với tình hình mới

Kết nối, chia sẻ thông tin thị trường lao động

Phấn đấu đến năm 2025, giá trị gỗ, sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đạt 5 tỷ USD

Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Nhập khẩu gạo và thuốc lá khô từ Campuchia: Điều kiện nào để hưởng ưu đãi?

Bộ Công Thương: Hướng dẫn công nhận tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật

Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí

Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu

Tăng giám sát thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai tin về giá

Sắp xếp tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập

Nhiều chính sách kinh tế-xã hội mới có hiệu lực từ ngày 1/3

Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện về bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam tại Ukraine

Chính sách bảo hiểm, tiền lương có hiệu lực từ tháng 3/2022

Giám sát tuân thủ đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán

Đơn giản hóa thủ tục trong phát hành trái phiếu quốc tế

Lãnh đạo Chính phủ thúc sớm hoàn thiện Đề án huy động vốn hạ tầng hàng không

Quy định trách nhiệm khai, nộp thuế của chủ sàn giao dịch thương mại điện tử

Bộ Công Thương ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP

Ngành Công Thương: Cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm