Thứ ba 29/04/2025 13:13

Đề xuất đưa lãi suất tiền gửi đồng nội tệ về 0%

Với lý do, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều tiền đề vững chắc để giảm lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay từ hệ thống ngân hàng, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), mới đưa ra đề xuất: “Đưa lãi suất tiền gửi VND về 0% sẽ có lợi cho nền kinh tế, hạn chế đầu cơ vào ngoại tệ và bất động sản...”.

Theo đại diện VAFI, mức lãi suất tiền gửi nội tệ, ngoại tệ tại các nền kinh tế thị trường phát triển ở châu Âu, Mỹ, Đông Âu đều ở mức 0%/năm, thậm chí một số nước còn duy trì lãi suất âm (thu phí tiền gửi). Tại các nước ASEAN như Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore hiện cũng đang có lãi suất tiền gửi ngắn hạn đồng nội tệ ở mức 0%, lãi suất tiền gửi dài hạn trong khoảng từ 0,2-0,7%/năm. Điều này, là nhằm bảo đảm lãi suất cho vay ở mức thấp (từ 2-5%/năm, tùy thuộc đối tượng vay và thời hạn vay) để kích thích doanh nghiệp và thị trường chứng khoán phát triển, đảm bảo an sinh xã hội cho người thu nhập thấp và thu nhập trung bình có thể mua được nhà ở và chi tiêu tiêu dùng với mức lãi suất tín dụng thấp.

Tại Việt Nam, hiện nay tiền gửi bằng đồng nội tệ VND ngắn hạn và trung hạn đang ở mức từ 3,5-6,2%/năm là rất cao so với thế giới. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao, khiến lãi suất cho vay từ các ngân hàng cũng cao gấp từ 2-3 lần so với các nước. Đây là một bất lợi lớn cho phát triển doanh nghiệp cũng như đông đảo người tiêu dùng thuộc các đối tượng có thu nhập thấp và thu nhập trung bình.

Nguyên nhân lãi suất tiền gửi và cho vay tại Việt Nam còn cao, theo đại diện của VAFI, là do Việt Nam chưa có được một hệ thống giải pháp kiểm soát dòng tiền tiết kiệm và dòng tiền nhàn rỗi hướng nó vào các kênh đầu tư có lợi cho nền kinh tế, ngăn chặn dòng tiền nhàn rỗi đầu cơ vào các kênh bất động sản, ngoại tệ...

Lãi suất tiền gửi và cho vay đồng nội tệ tại Việt Nam cao hơn nhiều nước trên thế giới. Ảnh minh họa

VAFI cho rằng, nền kinh tế Việt Nam hiện đã và đang có những tiền đề rất vững chắc để đưa dần lãi suất tiền gửi bằng đồng nội tệ về mức 0%/năm. Cụ thể là, chính trị ổn định; nền kinh tế đang tiếp tục phát triển với tốc độ cao hơn các nước trong khu vực và các nước Âu, Mỹ; xuất khẩu đã có xu hướng xuất siêu và hàng năm thu được nguồn ngoại tệ rất lớn; lượng kiều hối lên tới hàng chục tỷ USD/năm; dự trữ ngoại tệ tiếp tục tăng mạnh; thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu đang ngày càng phát triển; hệ thống ngân hàng nội địa đã vững mạnh hơn trước rất nhiều xét về cả qui mô vốn và trình độ quản trị... Vì vậy, Chính phủ nên xem xét, ban hành các giải pháp để đưa dần lãi suất tiền gửi VND về 0%/năm.

Ông Nguyễn Hoàng Hải - Tổng Thư ký VAFI: Hơn 10 năm trước (2010), VAFI đã đề xuất thành công các giải pháp đưa lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ về 0%/năm. Nay VAFI khuyến nghị tạo lập hệ thống giải pháp để đưa lãi suất tiền gửi bằng đồng nội tệ (VND) về mức 0%/năm, tin tưởng cũng sẽ thành công, góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam sang giai đoạn phát triển mới, ở thời kỳ đầu của một quốc gia phát triển.

VAFI đề xuất: Thứ nhất, Bộ Tài chính cần khẩn trương xây dựng Luật Thuế tài sản theo hướng hạn chế dòng tiền đầu cơ vào thị trường bất động sản; kiểm soát không cho tăng giá đất; thu thuế tài sản lũy tiến từ căn nhà thứ hai trở đi với phương châm ban đầu có thể ở mức thấp đủ để ngăn ngừa dòng tiền đầu cơ, sau đó tăng dần theo thông lệ quốc tế. VAFI cho rằng, giải pháp này là điều kiện tiên quyết để hạ nhanh lãi suất tiền gửi tiết kiệm.

Thứ hai, cần hướng mạnh dòng tiền nhàn rỗi chảy vào thị trường trái phiếu với lãi suất huy động thấp, ở mức dưới 2%/năm. Như vậy, hệ thống ngân hàng sẽ huy động được nguồn vốn lớn dài hạn để cho vay trung hạn, dài hạn với lãi suất thấp dưới 5%/năm. Để làm được việc này, Bộ Tài chính cần bãi bỏ thuế chuyển nhượng trái phiếu, thuế lợi tức trái phiếu cho các tổ chức, cá nhân đầu tư nhằm góp phần hạ thấp lãi suất huy động. Bởi tiền gửi tiết kiệm hiện không phải chịu bất kỳ khoản thuế nào, nhưng đầu tư vào trái phiếu lại phải chịu thuế, trong khi huy động vốn dài hạn qua kênh trái phiếu quan trọng hơn rất nhiều so với kênh tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn. Ngân hàng Nhà nước cần rà soát pháp luật hiện hành để người dân khi đầu tư vào trái phiếu do hệ thống ngân hàng phát hành đảm bảo tiền đầu tư như là tiền gửi tiết kiệm, cần thiết phải có chính sách bảo đảm này để hướng được dòng tiền nhàn rỗi vào kênh đầu tư dài hạn.

Thứ ba, khi lãi suất tiền gửi đã giảm mạnh, đề phòng trường hợp một phần dòng tiền nhàn rỗi đầu cơ ngoại tệ, cần có chính sách thu phí tiền gửi ngoại tệ ở một mức nhất định, nhằm đảm bảo chính sách tỷ giá ổn định và không làm mất cân đối vĩ mô.

Thứ tư, kiểm soát chặt thâm hụt ngân sách hàng năm, khi qua được đại dịch Covid-19, thì tỷ lệ thâm hụt ngân sách và nợ công cần điều tiết giảm dần để tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia đủ sức đương đầu với mọi cuộc khủng hoảng có thể xảy ra trong tương lai.

Thứ năm, hệ thống ngân hàng trong nước cần phải tiếp tục được củng cố theo hướng loại bỏ ngân hàng yếu kém, cải thiện cơ cấu cổ đông bằng việc tăng cường cổ đông tổ chức, cổ đông chiến lược thực sự, hạn chế dần tình trạng các ngân hàng thuộc sở hữu của một tập đoàn và phải ngăn ngừa tình trạng tham nhũng trong bất kỳ một ngân hàng nào.

Ngọc Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Lãi suất cho vay

Tin cùng chuyên mục

Kết quả kinh doanh OCB quý I/2025 giữ đà tăng trưởng tốt

Lãi suất huy động tăng trở lại, kỳ hạn ngắn sát “trần”

Con đường tiền tệ huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ

Tài sản số, tín chỉ carbon: 'Mảnh ghép' mới cho tài sản bảo đảm?

Tăng tín dụng của nhiều ngân hàng cao hơn toàn hệ thống

SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500

VIB: Lợi nhuận quý 1/2025 đạt hơn 2.400 tỷ đồng, CASA tăng 17%, thực hiện chia cổ tức 21%

Đại hội cổ đông 2025: LPBank xác định tầm nhìn chiến lược trong kỷ nguyên số

TPBank – Uy tín vững chắc như 'vàng ròng' giữa biến động thị trường

Vì sao SHB ghi nhận tăng trưởng nhanh nhất về mức độ hài lòng của khách hàng?

Agribank trao giải chương trình tiết kiệm dự thưởng 'Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy'

Agribank – Điểm tựa vững vàng cho kinh tế tư nhân bứt phá

ĐHĐCĐ Vietcombank 2025 sẽ phát hành hơn 543 triệu cổ phiếu riêng lẻ, kiện toàn nhân sự cấp cao

Cổ tức nghìn tỷ, lợi nhuận kỷ lục - nhưng Techcombank chưa dừng lại!

MB lập ngân hàng con tại Lào, mở rộng ra châu Á

Sau 9 năm, Sacombank chia cổ tức cho cổ đông

Chiến lược 'chiêu mộ người Việt toàn cầu' của Techcombank: Dẫn dắt làn sóng trở về, kiến tạo hệ sinh thái 'make in Vietnam'

MB duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2025, tiếp tục tối ưu hiệu quả vận hành

Đã đủ 500.000 tỷ đồng cho phát triển hạ tầng và công nghệ số

KienlongBank dự kiến chia 50% cổ tức, chào bán thêm cổ phiếu