Thứ sáu 08/11/2024 19:22
Công ty Điện lực Vĩnh Phúc

Để dòng điện được “nối dài”

Trong chiến lược phát triển kinh tế, tỉnh Vĩnh Phúc xác định đến năm 2020 sẽ trở thành tỉnh công nghiệp. Đáp ứng yêu cầu đó, những năm qua, Công ty Điện lực (PC) Vĩnh Phúc đã chủ động “đi tắt đón đầu” nhằm đầu tư hệ thống lưới điện hiện đại, hoàn chỉnh, đồng bộ, bảo đảm nguồn điện phục vụ cho nền kinh tế và đời sống của người dân.
Bảo dưỡng sửa chữa lưới điện

Để dòng điện được “nối dài”

Hiện hệ thống lưới điện của tỉnh Vĩnh Phúc đang nhận điện của 1 trạm biến áp (TBA) 220 kV Vĩnh Yên với công suất (1x125 +1x250) MVA và 7 TBA 110 kV với tổng dung lượng 533 MVA có nhiệm vụ cấp điện cho toàn tỉnh. Ông Nguyễn Hữu Thọ - Giám đốc PC Vĩnh Phúc - cho biết: Với mục tiêu cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm ổn định an ninh - chính trị trên địa bàn tỉnh, hàng năm, PC Vĩnh Phúc đã dành khá nhiều nguồn lực để triển khai đầu tư, nâng cấp lưới điện. Cụ thể, giai đoạn 2014-2015, công ty đã triển khai các dự án lớn như xây dựng trạm 110 kV Hội Hợp, 110 kV Vĩnh Yên 2 với tổng mức đầu tư 222 tỷ đồng, Dự án KFW giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng. Ngoài ra, trong năm 2016, nhiều dự án cũng sẽ được đóng điện như: Dự án xây dựng Trạm 220 kV/110 kV Vĩnh Tường; nâng công suất MBA T1 Trạm 110 kV Lập Thạch; nâng công suất MBA T1 Trạm 110 kV Thiện Kế; dự án KFW 2; dự án xây dựng đường dây và TBA 110 kV Tam Đảo… với tổng vốn đầu tư khoảng 948 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, lưới điện trung hạ thế cũng được đầu tư lớn để đồng bộ cấp điện. Riêng trong 2 năm 2014-2015, PC Vĩnh Phúc đã đầu tư 958,69 tỷ đồng để cải tạo lưới điện. Trong đó có các dự án xây dựng xuất tuyến 110 kV từ trạm Hội Hợp, Vĩnh Yên 2 với 16 xuất tuyến trung thế (tổng mức đầu tư là 82,2 tỷ đồng) đã hoàn thành đóng điện đưa vào vận hành. Ngoài ra, còn nhiều dự án chống quá tải, nâng cấp TBA phân phối, sửa chữa lớn, sửa chữa tối thiểu khác trên lưới điện đã góp phần quan trọng trong công tác bảo đảm cung cấp điện trên địa bàn tỉnh. Năm 2016, PC Vĩnh Phúc dự kiến sẽ tiếp tục đầu tư lưới điện trung và hạ thế với tổng số vốn lên đến 1.044 tỷ đồng.

Đối với lưới điện nông thôn, PC Vĩnh Phúc đã xây dựng xong kế hoạch tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn ở toàn bộ 57 xã, phường, thị trấn để bán lẻ trực tiếp đến hộ gia đình trong năm 2015. Đối với các xã do ngành điện quản lý, bán điện trực tiếp, PC Vĩnh Phúc đã đầu tư trung bình tối thiểu là 1,5 tỷ đồng/xã để nâng cấp, cải tạo hệ thống điện, thay thế công tơ bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, phát quang hành lang, lắp đặt… vừa góp phần nâng cao chất lượng điện năng, giảm tổn thất trên lưới điện, vừa cấp điện an toàn, ổn định, tin cậy cho nhân dân. Sau khi tiếp nhận, đơn vị sẽ từng bước đầu tư cải tạo lưới điện, bảo đảm lưới điện vận hành an toàn, kinh doanh mua bán điện cũng như tiếp tục đầu tư, cải tạo lưới điện với kinh phí trung bình khoảng 150-200 tỷ đồng/năm cho giai đoạn 2016-2020

Với việc đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, công tác kinh doanh điện đã được triển khai trực tiếp đến từng khách hàng là người dân và doanh nghiệp, từ thành phố đến vùng nông thôn. Nhờ đó, tổn thất điện năng đã giảm, sản lượng điện thương phẩm ngày càng được tăng cao. Giai đoạn 2010 - 2015, điện thương phẩm hàng năm của công ty đã tăng từ 879,5 triệu kWh lên 1.668,5 triệu kWh, đạt mức tăng trưởng bình quân gần 13%/năm, riêng năm 2015 tăng trưởng trên 15%. Tỷ lệ tổn thất điện năng giảm từ 5,91% (năm 2010) xuống còn khoảng 4,90% (năm 2015). Đây là mức tổn thất nằm trong top thấp nhất của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) và sẽ còn giảm nữa trong các năm tiếp theo khi hệ thống lưới điện tiếp tục được đầu tư, xây dựng và cải tạo một cách mạnh mẽ.

Nâng cao độ tin cậy cung cấp điện

Bên cạnh công tác đầu tư phát triển hạ tầng lưới điện nhằm bảo đảm cung ứng điện ổn định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh, PC Vĩnh Phúc còn hướng đến những mục tiêu cao hơn về nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng. Nhiều công nghệ mới đã được triển khai ứng dụng thành công. Đó là việc lắp đặt công tơ điện tử RF và xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu từ xa để đáp ứng yêu cầu quản lý hệ thống do đếm điện năng, nâng cao hiệu quả kinh doanh bán điện, bảo đảm quyền giám sát của khách hàng sử dụng điện đối với việc ghi chỉ số công tơ. Chỉ trong năm 2013-2014, PC Vĩnh Phúc đã lắp đặt 45.000 công tơ điện tử có chức năng đo đếm xa qua sóng vô tuyến RF với các khách hàng ở TP. Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên. Nhờ đó, PC Vĩnh Phúc trở thành đơn vị đầu tiên của EVNNPC có 1 điện lực lắp đặt 100% công tơ điện tử thu thập dữ liệu từ xa, được Tập đoàn Điện lực Việt Nam và EVNNPC đánh giá cao.

Đặc biệt, năm 2015, PC Vĩnh Phúc là đơn vị đầu tiên của EVNNPC hoàn thành giai đoạn 1 và vận hành thành công hệ thống điều khiển lưới điện trung thế từ xa Onlne Mimic. Hệ thống hoàn thành và đưa vào sử dụng đã mang lại nhiều lợi ích to lớn như: Nâng cao độ tin cậy điện, xác định nhanh vị trí sự cố và nguy cơ sự cố, hạn chế mất sản lượng điện, giám sát chủ động trong việc điều hòa công suất phản kháng, cải thiện chất lượng điện áp, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý vận hành hệ thống điện…

Cũng theo ông Nguyễn Hữu Thọ bên cạnh đó công ty cũng đã mở ra rất nhiều hình thức thu tiền điện hay việc đầu tư, nâng cấp hệ thống các phòng giao dịch và triển khai áp dụng hóa đơn điện tử đến 100% khách hàng sử dụng điện trên địa bản tỉnh. Nhờ đó, đã hạn chế tối đa các thủ tục rườm rà, gây phiền hà cho người sử dụng điện.

Nhờ làm tốt công tác chăm sóc khách hàng cũng như những giải pháp trong sản xuất - kinh doanh, tổng sản lượng điện thương phẩm năm 2015 của công ty ước đạt gần 1,7 tỷ kWh, tăng 15% so với năm 2014, doanh thu ước đạt hơn 2.500 tỷ đồng.
Bài viết cùng chủ đề: Công ty Điện lực Vĩnh Phúc

Tin cùng chuyên mục

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Vượt kế hoạch tiến độ tháng 10/2024

Hải Dương: Chấp thuận dự án truyền tải điện tổng mức đầu tư hơn 783 tỷ đồng

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp trực tuyến về các dự án lưới điện

Sửa đổi Luật Quy hoạch và Luật Đầu tư: Động lực mới cho ngành điện Việt Nam

EVNCPC chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực miền Trung

Tổng giám đốc EVNCPC kiểm tra công tác khắc phục hậu quả của bão số 6 tại PC Quảng Bình

EVN đề xuất triển khai thí điểm giá điện hai thành phần

Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Ngành điện miền Nam đưa vào vận hành loạt công trình điện trọng điểm

Nghiên cứu cơ chế giá điện khuyến khích khách hàng điều chỉnh phụ tải điện

Bất chấp các lệnh trừng phạt Nga vẫn ‘bơm’ khí đốt cho châu Âu

Hoàn thiện công trình lưới điện trung hạ áp khu vực Chư Prông, Gia Lai

Gỡ vướng mắc các dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu

EVNSPC hoàn thành loạt công trình lưới điện 110kV chỉ trong 1 tuần

PC Lai Châu: Triển khai nhiều giải pháp đảm bảo tài sản ngành điện

Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương hoàn thành kế hoạch sản lượng điện năm 2024

Growatt ra mắt biến tần hybrid mới cho ứng dụng lưu trữ trong thương mại quy mô vừa và nhỏ

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Định Quán

Than thương phẩm 10 tháng của TKV đạt 40,98 triệu tấn