Thứ bảy 23/11/2024 19:50

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 1082/CĐ-TTg về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021. Trong đó yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh giải ngân đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.

Nhiều cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp

Công điện của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, để thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch bệnh vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, vừa góp phần kích thích tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa tạo việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống cho người lao động. Thời gian qua, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều biện pháp chỉ đạo quyết liệt, cụ thể nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021.

Tuy nhiên, kết quả giải ngân 7 tháng đầu năm mới đạt 36,71% so với kế hoạch vốn năm 2021 được Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020 với 40,67%. Bên cạnh nhiều bộ, cơ quan, địa phương tích cực giải ngân và đã đạt được kết quả cao trên 50%, như: Thái Bình (71%); Hưng Yên (65%); Hà Nam (64,36%); Thanh Hóa (61,59%)... Đặc biệt, một số địa phương những tháng đầu năm phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhưng vẫn có kết quả giải ngân tốt, như: Bắc Ninh (55,37%); Bình Phước (52,88%); Tiền Giang (50,90%), thì vẫn có nhiều bộ, cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp, như: Bộ Thông tin và Truyền thông (0,40%); Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (0,56%); Ban Quản lý Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam (0,95%); Đài truyền hình Việt Nam (1,17%); Bộ Ngoại giao (2,57%)… Một số cơ quan còn chưa giải ngân, như: Ủy ban Dân tộc, Liên Minh Hợp tác xã Việt Nam, Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam…

“Tỷ lệ giải ngân thấp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, việc triển khai các chính sách tài khóa, tiền tệ, nhất là trong bối cảnh nước ta đang chịu tác động của dịch Covid-19” – Công điện của Thủ tướng nêu rõ.

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực trong quản lý đầu tư công

Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân cố tình cản trở giải ngân đầu tư công

Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giải ngân vốn đầu tư công những tháng đầu năm 2021 chậm do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là các tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện ở một số bộ, ngành, địa phương, và vai trò người đứng đầu chưa được phát huy đầy đủ, công tác lập kế hoạch vốn chưa sát với thực tế…

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, phấn đấu tỷ lệ giải ngân năm 2021 đạt trên 95% theo kế hoạch tinh thần Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương cần xác định việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trong tâm năm 2021, là ý thức thực hiện nhiệm vụ chính trị trong tình hình hiện nay, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 trong bối cảnh dịch Covid-19. Tuy vậy, đẩy nhanh vốn đầu tư công vẫn cần đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, rà soát việc phân bổ vốn cho các dự án phù hợp với tiến độ thực hiện và khả năng giải ngân, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún, kéo dài.

Thủ tướng cũng yêu cầu, các bộ, ngành, địa phương có chế tài xử lý nghiêm khắc các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, tổ chức cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, tiêu cực, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực trong quản lý đầu tư công. Đặc biệt, kết quả giải ngân vốn đầu tư công là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm 2021 của tổ chức, cá nhân được phân công theo dõi và người đứng đầu các cấp chính quyền.

Các bộ, ngành, địa phương cần thành lập ngay Tổ công tác đặc biệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong từng bộ, cơ quan, địa phương do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các cấp dứng đầu để thường xuyên lãnh đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các điểm nghẽn trọng giải ngân đầu tư công. Lập kế hoạch giải ngân chi tiết cho từng dự án, nhất là các dự án trọng điểm, dự án có vốn lớn, phân công lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương trực tiếp phụ trách từng dự án; tổ chức giao ban định kỳ với các cơ quan, đơn vị liên quan để kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác giải ngân.

Nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, Công điện của Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công năm 2021 để hoàn thành việc giao vốn chi tiết cho các dự án. Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công, tháo gỡ khó khăn vướng mắc về đất đai, tài nguyên…
Nguyễn Hòa

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Kỹ sư dầu khí Việt kiều báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo Malaysia

Tổng Bí thư và Phu nhân thăm Đại sứ quán và gặp cộng đồng người Việt ở Malaysia

Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam

Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đóng góp trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư

Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Phát triển nông thôn Malaysia

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sắp thăm, làm việc tại Đan Mạch và Phần Lan

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long thị sát một số dự án trọng điểm tại tỉnh Quảng Trị

Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải được bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Xung lực mới nâng tầm quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam - Bulgaria