Đẩy mạnh tiêm chủng vắc xin, chuẩn bị lộ trình mở cửa lại nền kinh tế

Thảo luận ở hội trường Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước ngày 25/7, đại biểu Quốc hội cho rằng, cần chuẩn bị những lộ trình để mở cửa lại nền kinh tế, tương ứng với tỉ lệ tiêm chủng vắc xin của người dân.

Kinh tế đối ngoại phục hồi mạnh mẽ nhưng trong nước trầm lắng

Đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc, đoàn thành phố Hà Nội nhận định: Chúng ta đang trải qua giai đoạn gian nan nhất của nền kinh tế, trong nhiều thập kỷ qua. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chung tay của Quốc hội và nỗ lực của toàn dân, Chính phủ đã khá chủ động, linh hoạt, uyển chuyển trong việc đối phó với Covid-19, để vừa bảo đảm thực hiện mục tiêu vừa chống dịch, vừa duy trì được phát triển kinh tế - xã hội. Chúng ta vừa ưu tiên chăm lo sinh mệnh cho dân, vừa nỗ lực bảo vệ sinh kế cho dân, đây là mục tiêu kép. Hai mục tiêu này đều hệ trọng và chúng ta cũng đạt được những kết quả bước đầu. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng chăm lo củng cố những nền tảng kinh tế vĩ mô và thúc đẩy cải cách thể chế ngay trong bối cảnh khó khăn.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc - Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội thảo luận tại nghị trường.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc - Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội thảo luận tại nghị trường

Theo ông Vũ Tiến Lộc, mặc dù tăng trưởng kinh tế đầu năm đạt 5,64% chưa đạt như kỳ vọng, nhưng so với quốc tế, khu vực đây là tỷ lệ rất cao. Tuy nhiên, hiện nay, nếu chỉ căn cứ vào những con số 6 tháng đầu năm thì chúng ta thấy có sự phân hoá rất lớn trong sự phát triển của các khu vực trong nền kinh tế.

Trong khi khu vực kinh tế đối ngoại phục hồi rất mạnh mẽ với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng cao đến hơn 30% so với năm ngoái. Khu vực kinh tế trong nước rơi vào trầm lắng do sức mua yếu. Bên cạnh đó, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm nay gần như dậm chân tại chỗ so với cùng kỳ 2 năm trước. Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ chỉ tương đương tốc độ tăng trưởng thấp của khu vực nông lâm ngư nghiệp.

“Xưa nay, nông lâm ngư nghiệp bao giờ cũng là tốc độ tăng trưởng thấp nhất, nhưng dịch vụ bao giờ cũng có tốc độ tăng trưởng cao nhất, nhưng 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng của hai khu vực này là tương đương” - đại biểu Vũ Tiến Lộc nói.

Thậm chí, tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ kém xa, chưa bằng một nửa so với tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp, xây dựng. Đây là những tín hiệu rất đáng lo ngại và chúng ta vẫn kỳ vọng sự tăng trưởng của dịch vụ, như ngôi sao hy vọng của nền kinh tế Việt Nam.

“Sự tương phản này chúng ta đều thấy do kết quả của Covid-19, các biện pháp tăng cường giãn cách xã hội đang khiến cho doanh nghiệp của chúng ta khó khăn, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp trong dịch vụ” - đại biểu Vũ Tiến Lộc phân tích, đồng thời nêu, có rất nhiều doanh nghiệp trong khu vực này không có khả năng vực dậy sau đại dịch nếu chúng ta không có những biện pháp hỗ trợ cho khu vực này.

Phát biểu tại phiên thảo luận ở hội trường, ông Vũ Tiến Lộc cũng bày tỏ việc hoàn toàn đồng ý với những định hướng lớn của Chính phủ đã và đang thực hiện. Trước hết là phải đẩy mạnh tiêm chủng vắc xin, để vừa có thể bảo vệ được sinh mạng cho dân, vừa duy trì sản xuất kinh doanh, tránh đứt gãy nguồn cung và đấy là những giải pháp rất căn cơ. Thứ hai là chuẩn bị những lộ trình để mở cửa lại nền kinh tế, tương ứng với tỷ lệ tiêm chủng vắc xin của người dân. Đây cũng là giải pháp căn cơ.

Thứ ba, là giải pháp về quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư trong năm nay và cắt giảm, thu hồi của các bộ, các địa phương làm chưa tốt để bổ sung cho các cơ quan trung ương và địa phương có tốc độ giải ngân tốt thì đó là chủ trương rất đúng đắn. Trong bối cảnh chính sách tiền tệ không còn nhiều dư địa chống lạm phát trong tương lai thì việc ngân hàng nhà nước đã đồng thuận với các ngân hàng thương mại trong việc cố gắng giảm được lãi suất được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.

Ngoài ra, gói hỗ trợ 26.000 tỷ được Chính phủ ban hành cũng được đánh giá khá tốt khi cắt giảm được các thủ tục hành chính và đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Thời điểm hiện nay, doanh thu của các doanh nghiệp không nhiều thì hỗ trợ của nhà nước sẽ có hiệu quả hơn nếu chúng ta chi tiêu đặc biệt cho các đối tượng yếu thế, vừa tăng kích thích tiêu dùng, vừa giải quyết được vấn đề xã hội. Đây là mũi tên mà chúng ta trúng được hai cái đích.

Trong lĩnh vực dịch vụ, hỗ trợ tài chính là một việc nhưng giải pháp căn cơ là phải áp dụng hộ chiếu vắc xin càng sớm càng tốt. Hộ chiếu vắc xin không chỉ cho khách du lịch quốc tế hay khách quốc tế đến Việt Nam mà hộ chiếu vắc xin cho toàn dân Việt Nam. Khi chúng ta có được tỉ lệ dân cư tiêm đủ 2 mũi vắc xin thì đó sẽ là động lực quan trọng nhất để nền kinh tế có thể quay trở lại phục hồi.

Trong các biện pháp cải cách thể chế, chúng tôi cũng rất hoan nghênh Chính phủ đã tập trung rà xét những bất hợp lý, chồng chéo để kiến nghị với Quốc hội, và sửa đổi. Đặc biệt, đánh giá cao Chính phủ thành lập các tổ công tác đặc biệt để có thể thúc đẩy hỗ trợ các dự án triển khai.

“Chúng tôi đề nghị không chỉ các dự án đầu tư công, các dự án FDI, mà các dự án của tư nhân hiện nay đang gặp những trở ngại thủ tục cũng phải hỗ trợ họ để đẩy nhanh giải ngân các thủ tục, đưa nhanh các dự án vào sản xuất kinh doanh và đó là biện pháp rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng trong những tháng tới” - ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Cần giải pháp đột phá huy động mọi nguồn lực kinh tế

Theo đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, đoàn Hà Nội, tại Kỳ họp này Quốc hội quyết nhiều kế hoạch quan trọng, bao gồm kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn… Trong báo cáo của Chính phủ trình nhiều kế hoạch trong nhiều ngành quan trọng về thủy điện, khai khoáng, vật liệu xây dựng và tại kế hoạch đầu tư công trung hạn có 4.479 dự án. Tuy nhiên các kế hoạch chương trình này ở mức độ khác nhau đó đều ảnh hưởng môi trường.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai - Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội thảo luận tại phiên họp
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai - Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội phát biểu

Để giảm thiểu tác động tiêu cực, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai đề xuất hai vấn đề: Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương cần đặc biệt quan tâm đến xây dựng báo cáo rà soát đánh giá tác động môi trường, đề cao tính thực chất của báo cáo đánh giá thực chất tác động môi trường, tránh hời hợt, hình thức; thứ hai, cần cơ chế xác định trách nhiệm cụ thể nhất là trong trường hợp xảy ra thiệt hại, tuyệt đối không đổ lỗi cho thiên nhiên.

Bên cạnh đó, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cho rằng: Chính sách huy động mọi nguồn lực của mọi thành phần kinh tế để phát triển đất nước là chính sách hoàn toàn đúng đắn. Chủ trương đó tại kỳ họp được khẳng định. Nhưng từ kế hoạch đến cuộc sống có sự khác biệt. Cần phải có phương án huy động cụ thể, giải pháp đột phá để luật PPP (đối tác công - tư) đi vào cuộc sống.

Đồng thời, nếu như nhìn vào các kế hoạch trung hạn thì mục tiêu huy động rất lớn. Theo Báo cáo của Chính phủ, tới đây, dự kiến tổng vốn ngoài ngân sách rơi vào khoảng 14 triệu tỷ, chỉ tính riêng đề án cao tốc đường bộ, thì tổng nguồn lực ngoài ngân sách rơi vào khoảng 69 ngàn tỉ đồng. “Đây là những con số rất lớn. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, cần đánh giá hết sức chặt chẽ để đưa ra mục tiêu huy động hợp lý, phù hợp với bối cảnh, tình hình” - đại biểu Vũ Thị Lưu Mai lưu ý.

Cùng với đó, về giải pháp, mặc dù mức kì vọng rất lớn nhưng nhìn vào các kế hoạch trung hạn, chúng ta thấy thiếu các giải pháp mang tính đột phá, vì vậy đại biểu cho hay, cần rà soát để đưa ra các giải pháp mang tính thuyết phục hơn, đặc biệt trong giai đoạn trước khi chúng ta chưa thành công việc huy động PPP cho 8 dự án cao tốc Bắc - Nam thì lần này theo logic bắt buộc, nếu muốn thực hiện thành công thì cần có những bước đi mới, giải pháp mới.

Ngoài ra, về các gói hỗ trợ trong đại dịch Covid-19, theo bà Vũ Thị Lưu Mai, gói 62.000 tỷ ta thực hiện chưa kịp thời, kết quả chỉ thực hiện được 36.000 tỷ tương đương 36% tổng mức dự kiến. Rút kinh nghiệm lần trước, gói thứ hai 26.000 tỷ được xây dựng trên tinh thần hết sức thông thoáng. Đổi mới là điều đáng trân trọng nhưng nếu không thận trọng sẽ chuyển từ thái cực này sang thái cực khác. Khẩn trương là cần thiết nhưng đúng đối tượng, không phô trương, không hình thức.

Còn theo đại biểu Lê Quân, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, trong thời gian qua chúng ta đã vượt qua nhiều thách thức, kể cả về vấn đề môi trường, thiên tai, đại dịch và đạt được nhiều mục tiêu. Niềm tin của người dân vào Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ và hệ thống chính quyền các cấp được tăng cao.

Tuy nhiên, thời gian tới, chúng ta cần quan tâm hơn đến vấn đề tự chủ đại học và các cơ sở dạy nghề. Mặc dù nhiệm kỳ vừa qua, Chính phủ đã rất quan tâm với nhiều đạo luật và nghị định mới, nhưng trong quá trình triển khai còn khá nhiều vướng mắc. Chỉ khi chúng ta thực hiện tốt vấn đề tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học và dạy nghề thì chúng ta mới nhanh có được nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu phát triển.

“Tôi kiến nghị với Chính phủ, trong thời gian tới, chúng ta cần chuyển chi thường xuyên của các cơ sở sang tự chủ thành chi đầu tư, chúng ta có thể không chi lương nhưng chúng ta hoàn toàn có thể chi đầu tư, nâng cao chất lượng, thu hút người học” - đại biểu Lê Quân nói.

Bên cạnh đó, về hạ tầng, chính sách đối với năng lượng, trong thời gian tới, Chính phủ cần tiếp tục quan tâm đến chính sách năng lượng sạch, năng lượng táo tạo và năng lượng mới. Đây là những chính sách rất quan trọng, nếu chúng ta làm tốt chính sách này chúng ta sẽ huy động sức dân rất mạnh.

Bài toán phát triển điện gió, điện năng lượng tái tạo, điện mặt trời, điện ngoài khơi… đối với miền Tây Nam Bộ hay Tây Nguyên sẽ giúp chúng ta giải quyết các bài toán về môi trường, an sinh, thu hút đầu tư và giải quyết rất nhiều vấn đề khác cho các khu vực này chứ không chỉ đơn thuần là vấn đề về kinh tế. “Tôi đề nghị cần có chính sách định hướng trong Sơ đồ điện VIII, ưu tiên cho Tây Nguyên và Tây Nam Bộ về chính sách phát triển năng lượng” - đại biểu Lê Quân bày tỏ.

Quỳnh Nga - Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun

Sáng 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Vương quốc Campuchia Neth Savoeun.
Bài 3: “Dẫu trong gian nguy, máu thấm trong từng dòng tin…”

Bài 3: “Dẫu trong gian nguy, máu thấm trong từng dòng tin…”

Những chiến công thầm lặng ấy đã tô thắm truyền thống ngành Tình báo quốc phòng, mãi mãi là niềm tự hào của thế hệ kế tiếp sau này.
Bài 2: Quân báo trinh sát - Lực lượng đi trước, về sau

Bài 2: Quân báo trinh sát - Lực lượng đi trước, về sau

Thắng lợi của cuộc tiến công Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, có sự đóng góp của lực lượng Điệp báo chiến lược và Quân báo trinh sát.
Việt Nam - Pháp: Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, hướng đến tương lai

Việt Nam - Pháp: Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, hướng đến tương lai

Với nỗ lực hai bên cùng gác lại quá khứ, hướng đến tương lai cho thấy Việt Nam là một hình mẫu về hàn gắn, biến thù thành bạn, chuyển đối đầu thành đối thoại.
Triển khai công tác cán bộ tại tỉnh Hải Dương, Đắk Lắk

Triển khai công tác cán bộ tại tỉnh Hải Dương, Đắk Lắk

Trong tuần qua (từ 29/4 đến 5/5), Tỉnh ủy Hải Dương, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã triển khai các quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Từ chuẩn bị lực lượng đến khai mở kế hoạch Navarre

Bài 1: Từ chuẩn bị lực lượng đến khai mở kế hoạch Navarre

Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử cách đây 70 năm có sự đóng góp không nhỏ của ngành Tình báo quốc phòng.
Việt Nam đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam tôn trọng lợi ích chính đáng của Campuchia và đề nghị các bên phối hợp chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động dự án kênh đào Funan Techo.
Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra lúc 20h tối ngày 5/5.
Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Chiều ngày 5/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng yêu cầu vùng Đông Nam Bộ cần tổ chức thực hiện tốt 6 giải pháp để tiếp tục phát huy lợi thế, tiềm năng, xứng đáng là đầu tàu của cả nước.
Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đến nay, trong số 29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ, đã có 4 dự án khởi công, 5 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư,
Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, chuyến thăm của Ngài Bộ trưởng và Đoàn đại biểu cấp cao Quân đội Pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ hai nước.
Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải đề xuất các giải pháp mang tính đột phá nhằm khai thông, thúc đẩy hơn nữa phát triển vùng Đông Nam Bộ
Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt của Tổng cục Thuế là không khả thi vì không phải 100% người mua vàng đều là đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Thị trường chip bán dẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong suốt 20 năm qua và được dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030.
4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

Kinh tế 4 tháng duy trì đà phát triển tích cực cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, điểm sáng là lĩnh vực xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD.
Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Việc khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nhằm mục đích tự sử dụng, tự cấp cho nhu cầu tại chỗ, không phục vụ mục đích mua bán điện.
Quy định mới của Bộ Chính trị: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm dù đã nghỉ hưu, chuyển công tác

Quy định mới của Bộ Chính trị: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm dù đã nghỉ hưu, chuyển công tác

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai vừa ký ban hành Quy định 142 về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Kinh tế trong 4 tháng đầu năm chuyển biến tích cực với 8 kết quả nổi bật. Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu triển khai 15 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Công ty Điện lực Tuyên Quang đã chỉ đạo Điện lực các huyện nỗ lực xử lý, cấp điện trở lại phục vụ nhân dân.
Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 4/5, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo tham vấn kỹ thuật Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu.
Sự cố tràn bùn thải từ bãi rác Nam Sơn do mưa lớn

Sự cố tràn bùn thải từ bãi rác Nam Sơn do mưa lớn

Xảy ra sự cố tràn bùn thải tại bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội), Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn sẽ có báo cáo cụ thể về sự cố này.
Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Sáng 4/5, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Phiên giải trình Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động