Đậu tương đen: “Thần dược” với phụ nữ tuổi trung niên
Sự khác nhau giữa đậu tương đen và đậu tương vàng: Đậu tương đen và đậu tương vàng có chung nguồn gốc nhưng giá trị dinh dưỡng lại có phần khác biệt khi đưa ra so sánh chi tiết về hàm lượng dinh dưỡng.
Đậu tương đen chứa hàm lượng protein cao hơn đậu tương vàng |
Tương tự như đậu tương vàng, đậu tương đen có chứa protein, chất béo, hydrocacbon, các vitamin đặc biệt các vitamin B1, B2, B12, ngoài ra còn có các vitamin PP, E, A, K, D, C… và các khoáng chất như kali, sắt...
Nhưng đậu tương đen có hàm lượng Carotenoid (tiền vitamin A), Omega 3 và Omega 6 cao hơn so với đậu tương thường từ 10 - 60%.
Đậu tương đen chứa hàm lượng protein cao hơn đậu tương vàng khoảng 36 - 40%, cao gấp đôi so với thịt, gấp 3 lần so với trứng và gấp 12 lần so với sữa.
Vì hàm lượng protein, kali, vitamin cao hơn nên có giá trị giải nhiệt rất tốt, lợi tiểu hơn và nhiều chất chống oxy hóa hơn đã biến hạt đậu tương đen cũng trở nên đặc biệt hơn.
Chất phytoestrogens trong đậu tương đen có hoạt tính chống estrogen trong mô tử cung nên có thể chống lại bệnh ung thư nội mạc tử cung.
Cho đến nay, nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống có nhiều loại thực phẩm từ đậu tương có thể giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.
Giảm các triệu chứng tiền mãn kinh: Chất estrogen có trong thành phần của chất isoflavones ở đậu tương đen có thể giảm các triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ như nóng bừng… mà không tạo ra các vấn đề liên quan đến estrogen.
Giảm nguy cơ loãng xương: Các protein đậu tương hoặc các isoflavones trong đậu tương giúp cải thiện và hình thành xương, làm giảm đáng kể nguy cơ loãng xương.
Giúp chống ô nhiễm và tác hại của bức xạ: Đậu tương đen cũng đã được chứng minh có khả năng chống lại các tác dụng phụ của xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa trị và ô nhiễm môi trường nhờ chất zybicolin.
Chất zybicolin được sản xuất từ các sản phẩm đậu tương lên men có khả năng đặc biệt để thu hút, hấp thụ và xả nguyên tố phóng xạ như strontium, giải độc cho những ảnh hưởng có hại của thuốc lá và ô nhiễm môi trường.