Thứ năm 08/05/2025 00:57

Đặt tượng cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tại Trung ương Cục miền Nam

Ngày 8/4, Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức Lễ khánh thành tượng cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tại di tích Trung ương Cục miền Nam (1961-1962), xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu.

Tham dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Minh Triết, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước, cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, huyện Vĩnh Cửu và gia đình cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.

Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Vũ Hồng Văn đã điểm lại một số nét chính về quá trình hoạt động cách mạng của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Vũ Hồng Văn phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Công Nghĩa

Đồng chí Lê Duẩn tên thật là Lê Văn Nhuận, sinh ngày 7/4/1907, trong một gia đình lao động có truyền thống yêu nước tại làng Bích La, xã Triệu Đông; lớn lên ở thôn Hậu Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Năm 1928, đồng chí đã tham gia Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Năm 1930, đồng chí là một trong những đảng viên thế hệ đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập.

Quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí Lê Duẩn từng giữ chức Bí thư đầu tiên của Xứ ủy Nam Bộ, tiền thân của Trung ương Cục miền Nam.

Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, 26 năm liên tục trên cương vị Bí thư thứ nhất và Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã cống hiến trọn đời cho Đảng, cho dân tộc, vì lý tưởng cao đẹp cho Tổ quốc Việt Nam độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân Việt Nam có cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc.

Các đại biểu dâng hương tại Đền tưởng niệm Căn cứ Trung ương Cục miền Nam sau nghi thức cắt băng khánh thành. Ảnh: Công Nghĩa

Trong quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí Lê Duẩn đã nhiều lần đến thăm và làm việc tại Đồng Nai với tình cảm đặc biệt.

Tháng 5/1975, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã cùng đồng chí Phạm Văn Đồng, Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng, đến làm việc với Ủy ban Quân quản thành phố Biên Hòa, xem xét sân bay quân sự Biên Hòa và đến thăm Khu Kỹ nghệ Biên Hòa. Tại đây, đồng chí Lê Duẩn đã đánh giá cao tinh thần đấu tranh và ý thức làm chủ của công nhân khu công nghiệp, đồng thời chỉ đạo nhiều vấn đề để phát huy quyền làm chủ của công nhân trong lao động sản xuất thời kỳ mới.

Vào đầu năm 1983, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III, Đồng Nai lại vinh dự được đón Tổng Bí thư Lê Duẩn về dự và có bài phát biểu quan trọng. Tổng Bí thư Lê Duẩn đã nhiệt liệt khen ngợi những thành tích bước đầu của Đảng bộ và đồng bào tỉnh nhà trong công cuộc cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa theo chủ nghĩa xã hội. Chỉ rõ những thế mạnh của Đồng Nai, đồng chí Lê Duẩn đã chỉ đạo, định hướng các nhiệm vụ để đưa Đồng Nai ngày càng phát triển giàu mạnh. Trong đó, đồng chí nhấn mạnh, vấn đề cán bộ có tầm quan trọng quyết định.

Tượng chân dung cố Tổng Bí thư Lê Duẩn được an vị cạnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Công Nghĩa

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Vũ Hồng Văn nhấn mạnh, bức tượng cố Tổng Bí thư Lê Duẩn được an vị và long trọng làm lễ khánh thành tại di tích Trung ương Cục miền Nam (1961-1962) là việc làm thể hiện đạo lý dân tộc “uống nước nhớ nguồn” của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Đồng Nai.

Đồng thời, thể hiện lòng tri ân sâu sắc những công lao to lớn của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn và các đồng chí lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam qua các thời kỳ đối với đất nước, với quân, dân miền Đông Nam Bộ và Biên Hòa - Đồng Nai.

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Đồng Nai mãi khắc ghi những lời giáo huấn của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, không ngừng phấn đấu rèn luyện, học tập, trau dồi phẩm chất cách mạng, tăng cường đoàn kết, xây dựng và phát triển tỉnh Đồng Nai ngày càng giàu mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước.

Để di tích Trung ương Cục miền Nam (1961 - 1962) tại Chiến khu Đ phát huy tốt giá trị lịch sử trong giáo dục truyền thống cách mạng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Vũ Hồng Văn đề nghị Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục chú trọng công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa - lịch sử.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tổ chức trưng bày hình ảnh, hiện vật về các đồng chí lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam qua các thời kỳ; tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc, truyền thống Chiến khu Đ, Trung ương Cục miền Nam cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân hiểu thêm về lịch sử và những tấm gương lãnh đạo trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.

Cùng ngày, đồng chí Nguyễn Minh Triết, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã dâng hương tại di tích Trung ương Cục miền Nam; thắp hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Mã Đà.

Nguyễn Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Di tích lịch sử

Tin cùng chuyên mục

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 5-7/5/2025 mới nhất

Kỳ nghỉ lễ 30/4–1/5: Du lịch Ninh Bình tiếp tục thắng lớn

Bà Rịa-Vũng Tàu: Khánh thành tượng đài Bác Hồ với chiến sĩ Biên phòng

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cứu nạn kịp thời 10 ngư dân bị nạn trên biển

Đoàn công tác Quốc hội tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ tại Côn Đảo

Vũng Tàu đón khoảng 233.000 lượt khách tắm biển trong 3 ngày nghỉ lễ

Đảm bảo an toàn thực phẩm - Nâng tầm du lịch xứ Thanh

TP. Hồ Chí Minh gửi lời cảm ơn sau Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

'Barista Teamwork': Khi đam mê cà phê thăng hoa giữa đại ngàn

‘Choáng’ với cảnh đặc kín người tại biển Sầm Sơn kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Gia Lai Coffee Festival 2025: Robusta đặc sản chinh phục du khách

Ngày 1/5, kỷ niệm 50 năm giải phóng một số tỉnh miền Tây

Người dân muôn phương về dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thành phố Huế: Hợp long cầu qua cửa biển Thuận An

TP. Hồ Chí Minh đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động

Thành phố Huế: Xét tặng danh hiệu nghệ nhân và bình chọn sản phẩm công nghiệp tiêu biểu

Sơn La: Thống nhất giảm 125 đơn vị hành chính cấp xã

Đồng bào Tây Nguyên hướng về ngày hội thống nhất non sông

Hàm Rồng - Nam Ngạn: Biểu tượng bất khuất của vùng đất anh hùng

Sôi động Hội thi cứu hộ biển quốc tế Đà Nẵng 2025