Đào tạo nghề cho thanh niên khó khăn
Giai đoạn tiếp theo của Chương trình sẽ thu hút 60 thanh thiếu niên từ 18 đến 29 tuổi, bao gồm nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn buôn bán người và đói nghèo.
Học viên tham gia chương trình sẽ được hướng dẫn trong lớp học tập trung vào các chủ đề như chăm sóc khách hàng, học tiếng Anh, quản lý tài chính cá nhân và đào tạo chuyên môn. Các đối tác của Starbucks (nhà tuyển dụng) sẽ chủ động tham gia vào hoạt động đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm tại các của hàng thuộc hệ thống. trong cửa hàng. Sau khi hoàn thành chương trình, học viên sẽ nhận được các hỗ trợ tiếp theo trong vòng sáu tháng để giúp họ ổn định công việc toàn thời gian.
Chương trình thời gian đầu đã dạy nghề, tư vấn nghề nghiệp, và giới thiệu việc làm cho 50 thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, nhóm đối tượng dễ bị tổn thương ở độ tuổi từ 18 đến 24 ở Việt Nam. Vào tháng 11/2016, khóa 19 học viên đầu tiên được hỗ trợ theo khoản tài trợ này đã tham dự các lớp học về Nghiệp vụ nhà hàng và pha chế.
Các học viên hoàn thành chương trình vào tháng 3/2017, trong đó 17 học viên (gần 90%) được đảm bảo việc làm tại tàu du lịch ở Quảng Ninh hoặc các nhà hàng ở Hà Nội. Khóa thứ hai gồm 31 học viên bắt đầu vào đầu tháng 4 và 30 người đã tốt nghiệp vào đầu tháng 7/2017.
29 trong số 31 học viên của khóa thứ hai, tức là 94% số người tham gia, đã có được việc làm tại các tàu du lịch ở Quảng Ninh, các nhà hàng cao cấp và các khu nghỉ mát ở tỉnh Lào Cai và Hà Nội.
Starbucks Việt Nam và Quỹ Châu Á sẽ thực hiện chương trình này với sự hợp tác của REACH - tổ chức phi chính phủ địa phương chuyên đào tạo nghề, hướng nghiệp và cung cấp việc làm cho những thanh niên có hoàn cảnh khó khăn nhất ở Việt Nam. Ngân sách của dự án được hỗ trợ bởi Quỹ Starbucks thông qua ngân quỹ của Starbucks tại Give2Asia.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2015, tỷ lệ thất nghiệp của thanh thiếu niên Việt Nam cao hơn ba lần tỷ lệ thất nghiệp chung, chiếm khoảng 6.75%, trong khi lao động có trình độ học vấn cao có thể tiếp cận các cơ hội phát triển trong khu vực tư nhân thì đối với lao động có trình độ thấp hơn và đặc biệt là những lao động đến từ nông thôn, việc thiếu giáo dục, kỹ năng và quan hệ sẽ hạn chế các cơ hội việc làm và bóc lột sức lao động.