Danh sách các doanh nghiệp startup “khổng lồ mới nổi” tại Việt Nam
Theo báo cáo, Việt Nam là một trong những quốc gia có môi trường khởi nghiệp non trẻ và năng động bậc nhất châu Á. Tại thời điểm đại dịch Covid-19 xuất hiện, Việt Nam mới chỉ có 1.600 doanh nghiệp khởi nghiệp, con số này giờ đây đã tăng lên hơn 3.000.
Trong đó, hiện nay tại Việt Nam có 10 doanh nghiệp startup có tốc độ tăng trưởng nhanh, tổng giá trị doanh nghiệp vào khoảng 300 triệu USD. Với các thứ tự như:
1. Propzy (công nghệ bất động sản),
2. Sipher (blockchain, fintech, gaming),
3. Sendo (thương mại điện tử),
4. Jio Health (sức khỏe kỹ thuật số),
5. Cleval (công nghệ giáo dục),
6. CoolMate (thương mại điện tử về thời trang),
7. Eve HR (công nghệ nhân sự)
8. Lozi (thương mại điện tử, giao hàng)
9. VUI (fintech)
10. HomeBase (công nghệ bất động sản)
Startup Propzy đứng đầu Top 10 doanh nghiệp “khổng lồ mới nổi” tại Việt Nam |
Quý I/2022, các doanh nghiệp startup Việt thu hút được 92 triệu USD vốn đầu tư. Lượng vốn mà startup Việt Nam thu hút được đứng sau Indonesia (10,8 tỷ USD) và Singapore (8,5 tỷ USD) và cao hơn Malaysia (532 triệu USD) và Thái Lan (444 triệu USD).
Ông Tim Evans - Tổng giám đốc HSBC Việt Nam cho biết: Việt Nam nổi lên như một trung tâm khởi nghiệp, gần theo kịp các quốc gia như Indonesia và Singapore. Với dân số trẻ, năng động và có trí thức, độ phủ mạng internet và tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao, cùng sự ủng hộ của chính phủ, Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững vị thế là điểm đến hấp dẫn với cả nhà đầu tư lẫn công ty công nghệ, biến đất nước này trở thành cái nôi phát triển của những kỳ lân tiềm năng.
KPMG và HSBC nghiên cứu 6.472 doanh nghiệp khởi nghiệp chuyên về công nghệ có định giá lên tới 500 triệu USD đánh giá là có tiềm năng trở thành những người khổng lồ mới nổi ở 12 thị trường: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Australia, Singapore, Hàn Quốc, HongKong (SAR), Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Đài Loan và Thái Lan.
Phần lớn các doanh nghiệp do HSBC và KPMG phân tích có nguồn gốc ở Trung Quốc (khoảng 33%) và Ấn Độ (30%), Nhật Bản chiếm 13%, Australia 9%, Singapore 4%, Hàn Quốc 2% và HongKong cùng Đài Loan đều khoảng 1%. Các nền kinh tế tăng trưởng nhanh ở Đông Nam Á (Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Thái Lan) cộng lại là khoảng 3%.