Đánh giá nguyên nhân các vụ sạt lở phải dựa trên căn cứ khoa học

Trong mùa mưa bão năm 2020, các tỉnh miền Trung đã chịu ảnh hưởng nặng nề của các đợt bão liên tiếp, hoàn lưu bão gây mưa lớn kéo dài, nhiều trận sạt lở đất và lũ lụt nghiêm trọng xảy ra, mọi quy luật về mưa bão thông thường bị phá vỡ. Vậy đâu là nguyên nhân?
Đánh giá nguyên nhân các vụ sạt lở phải dựa trên căn cứ khoa học
Hiện trường vụ sạt lở đất tại xã Trà Leng (Nam Trà My, Quảng Nam)

Sạt lở liên tiếp xảy ra, do đâu?

Chỉ trong 1 tháng 10/2020, các tỉnh thành miền Trung đã phải hứng chịu 5 cơn bão với tần suất dày đặc, độ mạnh yếu khác nhau. Đặc điểm chung của tất cả các cơn bão là đều gây mưa lớn, lũ dâng, nhiều vụ sạt lở đất nghiêm trọng liên tiếp xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Theo GS.TS Nguyễn Thế Hùng – Chuyên gia lĩnh vực Xây dựng Thủy lợi – Thủy điện, trong đất có những lực để giữ cho đất có liên kết, khỏi sạt lở (lực dính). Giả sử thời tiết vẫn bình thường, nhưng địa hình thay đổi dốc hơn thì có nguy cơ sạt lở hơn, mô men giữ nhỏ hơn mô men chống trượt. Hoặc giả sử địa hình không dốc nhưng xảy mưa nhiều khiến cho lực giữ của đất, lực chống trượt giảm đi; hoặc ở thậm chí trên mái dốc (trên đỉnh đồi núi) có những vùng trũng mưa nhiều thấm không hết đọng lại thành vùng trũng cục bộ trên mái dốc thì mái đất chỗ đó cũng tăng nguy cơ sạt lở. Một nguyên nhân nước là nhân tố mặt đệm bị suy giảm.

“Ở miền Trung lại hội đủ 3 cả yếu tố trên, địa hình mặt dốc, thời gian qua mưa nhiều, mưa kéo dài khiến đất no nước, và có phần của nhân tố mặt đệm – thảm thực vật bị suy giảm dẫn đến hiện tượng sạt lở nghiêm trọng”, GS. TS Nguyễn Thế Hùng nói.

Còn theo PGS.TS Lê Anh Tuấn – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ), hiện tượng sạt lở đất liên tiếp trong thời gian qua là có nguyên nhân chính là do mưa bão kéo dài. “Lượng nước trong lòng đất đã bão hòa khiến đất không còn khả năng chứa nước”, ông Tuấn nói và bổ sung thêm, dù tác động chính là mưa bão nhưng vẫn có những tác động từ các hoạt động dân sinh như việc khai thác đất đá ven núi quá nhiều làm gia tăng nguy cơ sạt lở.

Đánh giá nguyên nhân các vụ sạt lở phải dựa trên căn cứ khoa học
Các thủy điện thực hiện điều tiết nước theo đúng quy định, giúp giảm cắt lũ cho hạ du

Cần có cái nhìn khách quan về thủy điện

Sau những sự cố về sạt lở đất nghiêm trọng như tại thủy điện Rào Trăng 3 (huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế), vụ sạt lở đất tại xã Trà Leng (huyện Nam Trà My, Quảng Nam), nhiều ý kiến cho rằng phải đánh giá tác động của thủy điện đối với các vụ sạt lở trên.

Tuy nhiên, phải nhìn nguyên nhân của những vụ sạt lở trên dựa trên những căn cứ khoa học và xác đáng.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, chỉ trong 20 ngày đầu tháng 10/2020, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi liên tục xảy ra mưa lớn. Tổng lượng mưa đo được cả đợt từ 1.000 mm đến 2.000 mm, có những nơi từ 2.000 – 3.000 mm, cao gấp 3 – 5 lần so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Theo các chuyên gia, trong năm 2019 và những tháng đầu năm 2020, khu vực miền Trung chịu ảnh hưởng của hiện tượng El Nino gây khô hạn, kết cấu của đất bị phá vỡ, đến khi mưa lớn dồn dập đất dễ bị no nước và gây ra sạt lở.

Đơn cử như vụ sạt lở tại xã Trà Leng (huyện Nam Trà My, Quảng Nam), theo Viện Khoa học thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên, từ các kết quả nghiên cứu của viện và khảo sát thực địa tại hiện trường ngày 31/10 cho thấy, đây là khu vực có tổ hợp rất nhiều bất lợi về địa hình dốc, phân cắt mạnh nên hình thành 1 khe suối hẹp hình chữ V, có độ dốc từ 300 – 450; 2 vách bên khe suối có cấu tạo nền đất bở rời, nằm trên nền đá gốc nên dễ gây sạt trượt. Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian từ ngày 6 đến 22/10, mưa kéo dài, đất bị bão hòa hết và khi gặp trận mưa lớn ngày 27-28/10 (bão số 9) với gần 180mm thì đất như một khối bùn lỏng, sạt lở lao nhanh xuống phía dưới tạo ra trận lũ quét kéo theo đất đá, cây cối chắn ngang cống thoát nước dẫn tới dòng bùn đá đã chuyển hướng sang bờ phải lao vào khu dân cư, cuốn đi tất cả trên đường đi của nó, tạo ra thảm họa sạt lở. Tức là, vụ việc sạt lở xảy ra không phải do hoạt động của công trình thủy điện.

Hay ở thủy điện Rào Trăng 3, sạt lở không xảy ra ở khu vực thủy điện mà các đó hàng chục km. Trong lịch sử, cũng từng có nhiều vụ sạt lở nghiêm trọng nhưng khu vực đó không hề có công trình hay dự án thủy điện.

Cần phải nói, trên thực tế, các công trình thủy điện lớn tại Quảng Nam đã phát huy vai trò cắt lũ hiệu quả cho vùng hạ du trong mùa mưa bão năm 2020.

Trong những cơn bão từ số 5 – 8, mặc dù trên địa bàn xảy ra mưa lớn nhưng tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng không bị ngập sâu kéo dài nhờ lượng nước trên thượng nguồn đổ về các hồ thủy điện giúp cắt lũ. Tại cuộc họp phòng chống bão số 9 do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho biết để đón bão số 9, các hồ thủy điện đã vận hành điều tiết nước xuống dưới báo động 1. Các hồ có khả năng chưa được 200 triệu khối nước, vì vậy, nếu lượng mưa trong bão số 9 là từ 300 – 400 mm thì các hồ thủy điện hoàn toàn có thể vận hành đảm bảo cho hạ du.

Đánh giá nguyên nhân các vụ sạt lở phải dựa trên căn cứ khoa học
Ông Nguyễn Đức Mẫn cho biết việc thủy điện Đăk Mi 4 xả điều tiết nước đã được thông báo rộng rãi và mọi người dân trong thôn đều biết và chủ động ứng phó

Sau đợt bão số 9, thủy điện Đăk Mi 4 vận hành điều tiết nước theo đúng quy định đảm bảo các nội dung quy định theo Quyết định 1865/QĐ-TTg về quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn (thường gọi là quy trình 1865) và được sự đồng ý của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam.

Việc thực hiện điều tiết nước cũng thực hiện rộng rãi, công khai. Thôn Lệ Sơn Nam (Hòa Tiến, Hòa Vang, Đà Nẵng) cũng chịu ảnh hưởng của đợt điều tiết nước từ thủy điện Đăk Mi 4 nên cả thôn bị ngập nước, nhà ngập cao nhất là 1,5 mét. Tuy nhiên, người trong thôn không bị bị động khi nước lên vì đã được thông báo trước. Ông Nguyễn Đức Mẫn (Tổ 6, thôn Lệ Sơn Nam, Hòa Tiến, Hoà Vang) cho biết ông và người dân trong thôn đã được thông báo về thời gian và lưu lượng nước do thủy điện Đăk Mi 4 điều tiết xuống hạ du, vì vậy, nhà nào ở vùng trũng thấp, nguy cơ ngập cao đều đã đi sơ tán, tài sản đã được đưa lên cao để đảm bảo an toàn.

Tuy nhiên, theo người dân trong thôn, nguyên nhân dẫn tới việc liên tục ngập sâu không phải là do thủy điện điều tiết nước mà là hệ quả của việc xây dựng các công trình giao thông, cụ thể ở đây là đường vành đai thành phố nhưng công trình thoát nước đi kèm quá nhỏ, khiến nước từ thủy điện xuống hạ du không thoát nhanh ra sông được mà bị giữ lại gây ngập nhà người dân.

Bà Đặng Thị Đay (Tổ 6, Thôn Lệ Sơn Nam, Hòa Tiến, Hòa Vang) cho biết những năm trước đây đã từng có nhiều trận mưa lớn, đại hồng thủy gây ngập thôn nhưng nước chỉ lên đến đầu gối là cao. “Trong khoảng vài năm trở lại đây, từ khi có đường vành đai thành phố, cứ mưa là ngập, như riêng tháng 10 năm nay đã ngập đến 5 lần”, bà Đay nói.

Nhóm phóng viên miền Trung
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủy điện

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tháng 4/2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Tuyên Quang đạt 1.918 tỷ đồng, bằng 8,1% so với kế hoạch năm, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Cần Thơ: Mong muốn trở thành trung tâm logistics của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Cần Thơ: Mong muốn trở thành trung tâm logistics của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mới đây, TP. Cần Thơ đã thực hiện chuyến học hỏi kinh nghiệm tại TP. Hồ Chí Minh về mô hình hoạt động một số cảng biển, cảng ICD và trung tâm logistics.
Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Trong 4 tháng năm 2024, các ngành, lĩnh vực kinh tế của Đồng Tháp tiếp tục chuyển biến tích cực, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp, xuất khẩu đều tăng cao.
Quy hoạch tỉnh Tây Ninh 2021-2023, tầm nhìn 2050: Hướng đến trở thành nơi đáng đến và đáng sống

Quy hoạch tỉnh Tây Ninh 2021-2023, tầm nhìn 2050: Hướng đến trở thành nơi đáng đến và đáng sống

Ngày 5/5/2024, Tây Ninh sẽ tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh 2021-2030, tầm nhìn 2050, theo đó địa phương phấn đấu trở thành nơi đáng đến và đáng sống.
Hà Nội tri ân 250 chiến sỹ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Hà Nội tri ân 250 chiến sỹ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 4/5, TP. Hà Nội tổ chức gặp mặt, tri ân 250 chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Ninh phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Bắc Ninh phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Ngày 4/5, tại Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh đã diễn ra Lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Tỉnh Bắc Giang phấn đấu năm 2024 chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất của cả nước. Đồng thời, chỉ số PAR Index nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành đứng đầu cả nước.
Thanh Hóa: Hàng trăm doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội với số tiền hàng trăm tỷ đồng

Thanh Hóa: Hàng trăm doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội với số tiền hàng trăm tỷ đồng

Thực trạng hàng trăm doanh nghiệp chậm đóng bảo biểm xã hội ở tỉnh Thanh Hóa với số tiền hàng trăm tỷ đồng đang làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Lai Châu: Xác minh tài sản đối với 26 cá nhân tại 9 cơ quan, đơn vị

Lai Châu: Xác minh tài sản đối với 26 cá nhân tại 9 cơ quan, đơn vị

Thông tin từ UBND tỉnh Lai Châu, sáng nay (4/5), Thanh tra tỉnh Lai Châu công bố Quyết định xác minh tài sản, thu nhập đối với 26 cá nhân tại 9 cơ quan, đơn vị.
Lào Cai: Phấn đấu có thêm 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao

Lào Cai: Phấn đấu có thêm 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao

Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai vừa ban hành kế hoạch triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới tại các xã năm 2024.
Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

4 tháng đầu năm 2024, các chỉ số phát triển kinh tế Thừa Thiên Huế đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc.
Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Trong năm 2024, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu thành lập thêm 2.000 doanh nghiệp mới để đạt mốc 20.000 doanh nghiệp.
Cà Mau chủ động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các FTA để gia tăng xuất khẩu

Cà Mau chủ động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các FTA để gia tăng xuất khẩu

Để giúp doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu, ngoài xúc tiến thương mại, Sở Công Thương Cà Mau tổ chức nhiều hội nghị tập huấn, tuyên truyền về các FTA.
TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

Trong 4 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp Thành phố qua cảng TP. Hồ Chí Minh đạt 12,5 tỷ USD, tăng 69,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Phó Bí thư Thường trực Lê Thị Thu Hồng điều hành hoạt động của Tỉnh uỷ Bắc Giang

Phó Bí thư Thường trực Lê Thị Thu Hồng điều hành hoạt động của Tỉnh uỷ Bắc Giang

Bà Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang điều hành hoạt động của Tỉnh ủy Bắc Giang từ ngày 25/4.
Vì sao hoá đơn tiền điện tại TP. Hồ Chí Minh tháng 4 tăng cao đột biến?

Vì sao hoá đơn tiền điện tại TP. Hồ Chí Minh tháng 4 tăng cao đột biến?

Tháng 4 cao điểm nắng nóng có thời điểm lên đến 40 độ C, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện làm mát rất lớn, qua đó kéo theo hóa đơn tiền điện tăng cao đột biến.
Sơn La: Mưa đá to bằng nắm tay, gây thiệt hại cho 600 ngôi nhà

Sơn La: Mưa đá to bằng nắm tay, gây thiệt hại cho 600 ngôi nhà

Một cơn giông lốc kèm theo mưa đá vừa xảy ra tại huyện Mai Sơn (Sơn La) gây thiệt hại nhiều tài sản, hoa màu của người dân địa phương.
Tỉnh Hòa Bình điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Tỉnh Hòa Bình điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình vừa tổ chức Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ đối với nhiều vị trí chủ chốt trên địa bàn tỉnh.
Tây Ninh: Tập trung phát triển những ngành công nghiệp chủ lực nào?

Tây Ninh: Tập trung phát triển những ngành công nghiệp chủ lực nào?

Theo Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sắp được công bố, tỉnh này sắp tới sẽ tập trung phát triển 6 ngành công nghiệp chủ lực.
Đắk Nông: Hàng nghìn hecta cây trồng các loại thiếu nước tưới do bị ảnh hưởng bởi hạn hán

Đắk Nông: Hàng nghìn hecta cây trồng các loại thiếu nước tưới do bị ảnh hưởng bởi hạn hán

Hiện nay có khoảng 11.470,5 ha cây trồng các loại tại tỉnh Đắk Nông đang bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước tưới dẫn đến giảm năng xuất.
Nghệ An: Hoạt động xuất nhập khẩu có sự tăng trưởng tích cực

Nghệ An: Hoạt động xuất nhập khẩu có sự tăng trưởng tích cực

Trong những tháng đầu năm 2024, kinh tế của tỉnh Nghệ An tăng trưởng tích cực, về cả kim ngạch xuất nhập khẩu và số thu ngân sách nhà nước.
Cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh: Quảng Trị chỉ đạo khẩn về công tác bàn giao mặt bằng

Cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh: Quảng Trị chỉ đạo khẩn về công tác bàn giao mặt bằng

Tỉnh Quảng Trị đã có văn bản chỉ đạo hoả tốc về việc khẩn trương hoàn thành bàn giao mặt bằng tuyến chính thuộc dự án cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh.
Thanh Hóa: Ấn định thời hạn triển khai cụm công nghiệp 156 tỷ đồng của Tổng công ty Hợp Lực

Thanh Hóa: Ấn định thời hạn triển khai cụm công nghiệp 156 tỷ đồng của Tổng công ty Hợp Lực

Sau nhiều lần điều chỉnh dự án Cụm công nghiệp phía Đông Bắc TP. Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ấn định thời hạn chót đối với tiến độ thực hiện dự án này.
Lào Cai: Sẽ không giao dự án mới cho chủ đầu tư chậm giải ngân vốn đầu tư công

Lào Cai: Sẽ không giao dự án mới cho chủ đầu tư chậm giải ngân vốn đầu tư công

Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai thông báo kết luận của Thường trực UBND tỉnh Lào Cai về công tác đầu tư và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Bạc Liêu bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Xây dựng

Bạc Liêu bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Xây dựng

Ông Lâm Tú Thanh, Trưởng phòng Quản lý xây dựng Sở Xây dựng tỉnh Bạc Liêu được được điều động, bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động