Thứ bảy 10/05/2025 22:49

Dân Đà Nẵng vật lộn sóng dữ, bám đá hái 'lộc trời'

Người dân làng chài Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) bất chấp cái lạnh, bám đá hái “lộc trời” kiếm tiền triệu mỗi ngày.

Hàng năm, khi tiết trời chuyển sang thời điểm mưa lạnh, cũng là lúc người dân sống ở làng chài Nam Ô (TP. Đà Nẵng) rủ nhau đi hái rau mứt trên các ghềnh đá ven biển.

Rau mứt được người dân nơi đây ví như “lộc trời” vì những giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế mà nó đem lại. Loại rau này có màu nâu sậm, thân sụn mềm, tạo thành chùm ở phần ngọn. Là một trong những thực phẩm được yêu thích nhất, rau mứt thường được dùng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn, đặc biệt là nấu canh.

Khi nước thủy triều ở khu vực các gành đá bắt đầu rút xuống, người dân lại rủ nhau đi ra ghềnh hái rau mứt, đến khi nào thủy triều dâng lên lại thì về. Người dân phải ngâm mình dưới nước biển lạnh hàng giờ đồng hồ. Mùa rau mứt biển thường kéo dài từ tháng 10 âm lịch đến tháng chạp là chấm dứt.

Dưới thời tiết giá buốt và những đợt sóng lớn liên tục tấp người, bà Đinh Thị Mệ (56 tuổi, trú tại phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) không khỏi rét run vì lạnh. Bà chia sẻ "Nếu muốn thu được nhiều rau mứt hơn thì phải chèo thuyền thúng ra mấy ghềnh đá xa bờ. Tuy nhiên, tôi tuổi già sức yếu chỉ có thể loanh quanh, bám đá gần bờ để hái rau mứt cải thiện bữa ăn hằng ngày”.

Để thu hoạch rau mứt, người dân có thể dùng tay hái hoặc sử dụng miếng tôn mỏng, tròn để cạo. Mỗi chuyến đi thường thu về khoảng 3-6 kg rong mứt mỗi ngày. Số rong mứt này sau đó được mang ra chợ bán với giá từ 150-250 nghìn đồng/ký. Tuy cho thu nhập cao nhưng đây là nghề nguy hiểm, thậm chí là đánh đổi bằng tính mạng.

Đi hái mứt từ năm 12 tuổi, bà Trương Thị Lượng (73 tuổi, trú tại phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) được nhiều người ví như dân chuyên trong nghề hái rau mứt. Tuy đã vào tuổi xế chiều nhưng thay chân bà vẫn thoăn thoắt, len lỏi từ mỏm đá này đến mỏm đá khác, hết hái rồi cạo.

Rong mứt biển chỉ mọc ở gành đá trơn trượt ven bờ. Muốn hái thì phải chờ đúng thời điểm thuận lợi, thường là cuối tháng 10 âm lịch. Đây cũng là mùa biển động, vì thế thường xuyên phải đối mặt với sóng dữ. Người hái rong phải luôn canh chừng từng cơn sóng tấp vào bờ, bám chặt vào đá để không bị đánh ngã”, bà Lượng chia sẻ.

Những người dân làng chài thường truyền tai nhau câu nói "Rau mứt ngon canh, té gành lọt hố". Câu nói này như một lời nhắc nhở về những hiểm nguy luôn rình rập khi hái "lộc biển".

Cứ độ tháng 10 âm lịch, những người dân làng chài Nam Ô lại bắt đầu rủ nhau đi hái mứt biển trên các ghềnh đá
Mứt biển mọc trên đá trơn trượt, vì thế người dân phải hết sức cẩn trọng trong quá trình di chuyển
Cận cảnh rau mứt trên mặt đá
Từ sáng sớm, bên các mỏm đá ven biển lại vang vọng tiếng cào “rột, rột,...” của những người dân làng chài
Vì đặc thù công việc nên mỗi người tự chuẩn bị cho mình hành trang gồm găng tay, dép có độ bám chắc, quần áo gọn gàng, đầu đội mũ, mặc áo mưa để chống sương và cái lạnh
Để thu hoạch rau mứt, người dân chỉ cần dùng tay để hái hoặc có thể dùng miếng tôn mỏng để cạo
Người dân ngâm mình dưới nước biển lạnh giá hàng giờ đồng hồ để hái “lộc trời”
Thời điểm thu hoạch mứt biển thường rơi vào mùa biển động, người dân phải đối mặt với những cơn sóng dữ
Theo kinh nghiệm của người dân làng chài, tay hái rong mứt, nhưng mắt luôn nhìn về phía biển đề phòng nguy hiểm từ những con sóng lớn. Nếu sóng tấp vào thì phải vội lui chân về phía bờ hoặc bám chặt vào đá để đảm bảo an toàn
Tùy thời điểm, giá rau mứt dao động từ khoảng 150.000 – 250.000 đồng/kg. Trung bình mỗi người dân sẽ thu được từ 600 nghìn đến 1 triệu đồng mỗi ngày.

Rau mứt là một loại rau nước quý giá, chủ yếu phát triển ở các ghềnh đá gần bờ. Tại Nam Ô, rau mứt thường xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch, khi thời tiết bắt đầu se lạnh.

Rau mứt có giá trị dinh dưỡng vượt trội, chứa hàm lượng vitamin B, B2, A, C, các acid amin, khoáng chất và vi lượng rất cần thiết cho sức khỏe con người. Hàm lượng chất béo trong rong mứt không cao nên rất phù hợp với các đối tượng đang ăn kiêng hoặc bị tiểu đường.

Mứt biển có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng như canh tôm, hầm xương, chiên mặn, xào lăn,... Dù là những món ăn đơn giản, nhưng mỗi món đều mang đậm hương vị mặn mà của biển cả, chan chứa tình quê hương đối với những ai xa xứ.

Thy Phước
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Tin cùng chuyên mục

Điện Biên: Nỗ lực bảo đảm điện mùa nắng nóng

Quảng Nam: Loạt doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư vào công nghiệp dược liệu

Hải Phòng: Tổng duyệt diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thành phố

Phát triển công nghiệp dược liệu không phải việc của một địa phương

Vĩnh Phúc: Thu ngân sách vượt mốc 11.600 tỷ đồng chỉ sau 4 tháng

Lập Tổ công tác nghiên cứu ý tưởng lấn biển tại Vịnh Đà Nẵng

Sầu riêng mất giá, nhà vườn miền Tây ngóng giải pháp

Cơn bão giá vật liệu xây dựng đang càn quét Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Phát động phong trào thi đua 'Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Bình dân học vụ số'

TP. Hồ Chí Minh phát triển thêm 14 khu công nghiệp mới

70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng: Thành tựu và khát vọng vươn mình

Đà Nẵng 'bắt tay' Vingroup thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi số

Hải Phòng: Tưng bừng hợp luyện duyệt đội ngũ và diễu hành

Quảng Bình: Phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Trí tuệ nhân tạo: Động lực mới phát triển Đà Nẵng

Doanh nghiệp Đắk Nông nỗ lực đa dạng hoá thị trường xuất khẩu

Thái Bình: Bắt giữ 671 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Thanh Hóa: 'Tái sinh' Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng

TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp, xuất khẩu tăng mạnh trong tháng 4

Mai một nghề muối Sa Huỳnh giữa vùng di sản văn hóa