Thứ bảy 21/12/2024 18:55

Dân chung cư ở Hà Nội bị 'hành xác' vì thiếu nước, phải dùng lại nước sinh hoạt

Sau bão số 3, cư dân chung cư 361 ở Hà Nội khốn khổ vì thiếu nước sinh hoạt, phải thức khuya, dậy sớm hứng từng giọt, nửa đêm xin nước và tắm nhờ.

Muôn vàn nỗi khổ cực vì thiếu nước

Sau bão số 3, bà Khúc Thị Huyên - cư dân ở /chu-de/gia-chung-cu-ha-noi.topic(phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, /chu-de/gia-chung-cu-ha-noi.topic) gặp muôn phần khổ cực vì không những đang phải điều trị bệnh, cả gia đình còn phải sống trong cảnh thiếu /chu-de/gia-chung-cu-ha-noi.topic.

Hàng ngàn cư dân ở chung cư 361, Hà Nội sau những ngày bão số 3 đi qua như bị "hành xác" bởi thiếu nước sinh hoạt. Ảnh: Bảo An

Gia đình bà Huyên là một trong số hàng ngàn cư dân tại chung cư 361 từng hàng ngày mong ngóng, chắt chiu từng giọt để có vài lít nước sạch nấu ăn.

Những ngày sau bão số 3, bà Huyên và hàng ngàn cư dân ở chung cư 361 Hà Nội khốn khổ vì thiếu nước sinh hoạt. Ảnh: Bảo An

Bà Huyên cho biết, gia đình có 5 người, trong đó có 1 người già và 2 cháu nhỏ. Khi thiếu nước, cả nhà phải dậy sớm hứng từng giọt để có nước nấu ăn. Còn nước sinh hoạt phải đi nhờ nhà anh em, đến các nhà nghỉ tắm giặt rất bất tiện và cơ cực.

Người dân tại chung cư từng phải thức khuya, dậy sớm hứng từng giọt nước và xin bên ngoài tích lại để có nước nấu ăn. Tuy nhiên, lượng nước chẳng thấm vào đâu. Ảnh: Bảo An

Bà Huyên bị tiền đình, cơ thể suy nhược, nhưng mỗi lần bước ra khỏi giường, điều đầu tiên là nghĩ đến nước sinh hoạt. Cứ mỗi lần như vậy, bà đều ra mở vòi để hứng nước, may mắn lắm thì được vài lít là vòi nước ngừng chảy… Điệp khúc này cứ lặp đi lặp lại những ngày sau bão khiến cuộc sống của người dân tại đây như bị hành xác.

Gia đình anh H thường xuyên đặt đồ ăn nhanh vì không có nước nấu ăn, rửa bát. Ảnh: Bảo An

Ở cùng tòa với bà Huyên, gia đình anh N.D.H cũng chung cảnh ngộ. Sau khi bão Yagi đi qua, không có nước sinh hoạt, nấu ăn khiến cả nhà phải đặt đồ ăn nhanh cho 5 người để tiết kiệm nước rửa bát đũa.

Anh H. cho biết, từ tối 9/9, nước ở các vòi rất yếu. Đến hôm sau, hầu như cả ngày không có nước, người dân phải thức đến tận đêm hoặc sáng dậy từ 4 giờ để tranh thủ hứng từng giọt nước, nhưng cũng không đủ để nấu một bữa ăn.

Theo anh H., mất nước liên tục, một nhóm zalo được Ban Quản trị tòa nhà lập ra để tìm giải pháp tháo gỡ, nhưng chỉ thành viên Ban Quản trị được đăng tải. Còn lại mọi kiến nghị của cư dân đều bị khóa, khiến nhiều người bức xúc.

Dùng lại nước thải sinh hoạt

Không có nước sinh hoạt đã làm đảo lộn cuộc sống của hàng ngàn cư dân. Những ngày sau bão, nhiều gia đình có con nhỏ hoặc cụ già, nửa đêm phải vác can nhựa đi xin nước bên ngoài.

Sau bão số 3, hàng trăm người dân chung cư nửa đêm đi xin nước, tắm nhờ rất cơ cực và bất tiện. Ảnh: Cư dân cung cấp

Trở về sau chuyến công tác dài ngày ở các tỉnh, chị N.T.H thấy nhà cửa bừa bộn hơn bởi quần áo, bát đũa vẫn đang chất đống ngoài hành lang và trong bồn rửa bát.

Ở trên bàn ăn còn có thêm mấy nồi nước mà chồng và con chị hứng từng giọt tích lại. Bên cạnh là mấy bình nước đóng chai dùng tiết kiệm cho mấy ngày cuối tuần.

Chị cho biết, trở về nhà, muốn tắm cũng không có nước, phải đến nhà người thân để tắm nhờ, còn quần áo thì chất đống đợi gói lại rồi đi thuê giặt. Tuy nhiên, còn đám bát đũa, xoong nồi thì đành chịu chết vì không có nước để rửa.

Không có nước sinh hoạt còn khiến mất an toàn vệ sinh ở chung cư. Ảnh: Người dân cung cấp

Nói về tình cảnh của cư dân sau bão, chị H. ngao ngán và cho biết thêm, nhiều gia đình thiếu nước nên sau khi rửa rau đã tích lại rồi ăn xong lấy nước rửa rau để rửa bát đũa. Những nhà có con nhỏ còn bi hài hơn, phải mua nước đóng chai rửa đít cho con.

Cuộc họp chiều 13/9 đã chứng kiến sự căng thẳng khi nhiều cư dân tại chung cư 361 bức xúc về vấn đề nước sinh hoạt. Sau buổi họp, không ít cư dân đã yêu cầu thay đổi Ban Quản trị. Ảnh: Người dân cung cấp

Gia đình anh N.Đ.T ở tầng trên cùng của tòa nhà những ngày qua như bị “hành xác” bởi thiếu nước. Gia đình 4 thành viên phải thay nhau đi tắm nhờ hoặc xách từng can nước cách xa hàng 500m cực nhọc đưa lên tầng cao nhất tòa nhà để đun nước uống và pha mỳ tôm.

Anh T. cho biết, cả gia đình thèm cảm giác trời nóng thì vào dội nước, tắm vòi hoa sen, đi vệ sinh cũng như nấu ăn đều không phải dè chừng. Những điều tưởng chừng quá đỗi bình thường lại trở nên xa xỉ đối với cư dân chung cư 361 trong những ngày sau bão.

Hàng trăm thùng nhựa được cư dân mua về để tích nước. Ảnh: Người dân cung cấp

“Giữa Hà Nội mà hàng ngày phải đi tắm nhờ, phải thức khuya, dậy sớm hứng từng giọt nước rất cơ cực và bất tiện… Chúng tôi bỏ tiền ra mua chứ có xin đâu, nhưng khi nước yếu, kêu cứu mấy ngày liền, không ai đưa ra được nguyên nhân vì sao mất nước và giải pháp khắc phục triệt để. Đến chiều tối hôm nay, họ mới cho 10 xe bồn chở nước từ các quận khác đến hỗ trợ bà con, nhưng với số lượng này cũng chẳng thấm vào đâu”, anh T. bức xúc.

Sau nhiều phản ánh, bức xúc, các đơn vị liên quan mới tìm phương án "chữa cháy" đưa nước về cho cư dân nhưng chẳng thấm là bao so với nhu cầu của hàng ngàn người. Ảnh: Người dân cung cấp

Cũng theo cư dân tại chung cư 361, sau nhiều ngày bức xúc vì thiếu nước, Ban Quản lý tòa nhà, Ban Quản trị và chính quyền địa phương mới tổ chức cuộc họp để lắng nghe ý kiến, tìm giải pháp, đến nay nguồn nước đã cơ bản ổn định.

Tuy nhiên, phía ban quản trị chung cư 361 chưa đưa ra câu trả lời thỏa đáng cho tình trạng trên. Bên cạnh đó, cư dân còn phản ánh hàng loạt vấn đề như: Tình trạng mất trộm IC xe máy trong hầm gửi xe, chất lượng nhà xuống cấp không được khắc phục...

Mất nước tại chung cư 361 đến nay vẫn chưa có lời giải khiến hàng trăm cư dân bức xúc. Ảnh: Người dân cung cấp

“Chúng tôi bầu ra Ban Quản trị để lắng nghe ý kiến của cư dân kiến nghị lên các cấp khắc phục sự cố, nhưng dường như Ban Quản trị rất thờ ơ, thiếu trách nhiệm và thường xuyên lảng tránh trước các câu hỏi, phản ánh thiết thực của người dân. Nhiều người mong muốn cần phải có Ban Quản trị đủ tâm, đủ tầm để những chuyện này không thể bị phớt lờ, rơi vào im lặng và kéo dài như thế này”, anh T bức xúc.

Từ những phản ánh của cư dân chung cư 361 cho thấy, việc thiếu nước sinh hoạt sau bão chỉ là một trong rất nhiều vấn đề mà cư dân tại đây đang bức xúc và mong chờ sự vào cuộc, giải quyết kịp thời của Ban Quản trị, Ban Quản lý tòa nhà, chính quyền địa phương và Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng.

Báo Công Thương sẽ tiếp tục tìm hiểu và thông tin về vấn đề này.

Bảo An - Thanh Minh
Bài viết cùng chủ đề: mạng xã hội

Tin cùng chuyên mục

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố ''sống còn'' với cộng đồng doanh nghiệp

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2

“Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất”- hành động đẹp cần được lan tỏa

Hà Nội: Làm rõ vụ 2 người tử vong, 14 người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Hơn 10 tỷ đồng đến với người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi trong tháng 12

Cục Cảnh sát giao thông hướng dẫn trình tự 8 bước đăng ký xe nhập khẩu qua VneID

Bộ Y tế thông tin mới nhất về 'số phận' Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Trao Giải báo chí về xây dựng Đảng, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Giảm hơn 16.000 biên chế công chức, viên chức tính đến hết tháng 10/2024

Công nhận 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Bệnh Zona: Tác nhân làm tăng biến cố tim mạch và đột quỵ

Từ ngày 20/12, mở Chợ Tết Công đoàn online, cách nào để nhận được phiếu mua hàng miễn phí?

Từ 1/1/2025, dừng giao dịch ngân hàng trực tuyến nếu chưa xác thực sinh trắc học

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau khi hợp nhất hai Bộ

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân: Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Dòng sữa thanh trùng ít đường mới của Mộc Châu Milk được người tiêu dùng yêu thích