Đàm phán VPA/FLEGT: Còn lắm gian nan

Việt Nam tham gia đàm phán VPA/FLEGT với EU từ tháng 11/2010, tính đến nay, hai bên đã có 4 phiên đàm phán cấp cao và 8 phiên đàm phán kỹ thuật và 29 cuộc họp trực tuyến. Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực kết thúc đàm phán sớm để các mặt hàng gỗ (trong Phụ lục 1 của VPA) được cấp phép FLEGT, với giấy phép FLEGT này thì doanh nghiệp khi xuất khẩu sang EU sẽ không phải làm trách nhiệm giải trình theo quy chế gỗ châu Âu (EUTR).
Đàm phán VPA/FLEGT: Còn lắm gian nan

Gian nan con đường đàm phán

Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA), một trong những nỗ lực thực hiện Chương trình thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT) là hiệp định thương mại song phương giữa EU và quốc gia đối tác nhằm bảo đảm quốc gia đối tác cam kết chỉ xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có nguồn gốc hợp pháp vào thị trường EU.

VPA giữa Việt Nam và EU đàm phán sáu nội dung chính, đó là: Danh mục hàng hóa đưa vào VPA; Định nghĩa gỗ hợp pháp; Kiểm soát chuỗi cung ứng; Hệ thống xác minh gỗ hợp pháp TLAS; Quy trình cấp phép FLEGT; và Giám sát độc lập.

Theo thông tin từ Tổng cục Lâm nghiệp, sau phiên họp cấp cao lần thứ 4 tại Hà Nội, Việt Nam và EU đã cơ bản thống nhất nội dung chính của 9 phụ lục kỹ thuật. Theo đó, có tổng cộng 23 phân nhóm mặt hàng 6 chữ số và 113 mặt hàng có 8 chữ số được đưa vào danh mục hàng hóa xuất khẩu (phụ lục 1). Đồng thời, 2 bên cũng nhất trí chia định nghĩa gỗ hợp pháp (gọi tắt là LD) theo 2 nhóm đối tượng: tổ chức và hộ gia đình với 7 nguyên tắc của gỗ hợp pháp (phụ lục 2), tuy nhiên, mỗi nguyên tắc khi áp dụng cho một đối tượng lại có các tiêu chí và chỉ số khác nhau. Từ khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực, đã có rất nhiều văn bản mới được ban hành, do đó, tổ xây dựng LD của Việt Nam đang phải rà soát lại tất cả các tiêu chí, chỉ số và bằng chứng thuộc 7 nguyên tắc của LD theo những quy định trong các văn bản pháp luật mới của Việt Nam có hiệu lực đến ngày 31/3/2015.

Bên cạnh đó, hai bên đã thống nhất cơ quan cấp phép FLEGT là cơ quan quản lý công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp tại Việt Nam (CITES). Giấy phép FLEGT sẽ bao gồm 18 mục thể hiện quy trình xác minh lô hàng rất rõ: ai là cơ quan cấp phép, ai kiểm tra, chống làm giả giấy phép…. Việt Nam đang đàm phán để giấy phép này được in song ngữ bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt. Hai bên cũng đang cân nhắc xem giấy phép nên cấp năm bản thay vì một bản mỗi lần để các doanh nghiệp tiện sử dụng.

Theo bà Nguyễn Tường Vân – Chánh văn phòng Lacey – Flegt Việt Nam, Tổng cục Lâm nghiệp: “Điểm mấu chốt của quá trình đàm phán, cũng là điểm còn vướng mắc nhất chính là Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (TLAS). Quá trình đàm phán bị kéo dài cũng chính vì điểm này. Hiện nay, Việt Nam là một trong 9 nước đang đàm phán VPA với EU, có những nước đã tham gia đàm phán từ rất lâu như Malaysia (2007) hoặc cùng thời điểm với Việt Nam như Cộng hòa dân chủ Công-gô (2010), Cộng hòa Ga-bông (2010) cũng vì hai bên chưa thống nhất quan điểm trong việc xây dựng một hệ thống TLAS mà các quốc gia này cũng chưa đàm phán xong. Phía EU tham vọng là hệ thống TLAS phải áp dụng cho cả thị trường EU, các thị trường khác và thị trường nội địa. Còn về phần mình, Việt Nam đề nghị TLAS thiết kế theo lộ trình: giai đoạn đầu cho thị trường EU, sau đó cho thị trường khác và cuối cùng là thị trường nội địa”.

Cũng theo bà Vân, một lý do khác mà chúng ta cần có thời gian chuẩn bị cho việc ký kết, đó là cần thời gian để nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp để thích ứng với hệ thống TLAS, cấp phép FLEGT, nội luật hóa các quy định quốc tế thành văn bản pháp luật Việt Nam.

Mục tiêu của Chính phủ là cuối năm nay sẽ kết thúc lộ trình đàm phán. Như vậy từ nay đến cuối năm vẫn còn nhiều việc mà hai bên cần phải thực hiện và thống nhất.

Đàm phán VPA/FLEGT: Còn lắm gian nan

VPA/FLEGT tháo gỡ rào cản kỹ thuật của quy chế gỗ EUTR

Quy chế gỗ số 995/2010 được Nghị viện và hội đồng châu Âu ban hành ngày 20/10/2010 và có hiệu lực từ tháng 3/2013. Quy chế này đưa ra các nghĩa vụ của nhà kinh doanh, người đưa gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường nội bộ lần đầu, cũng như các nghĩa vụ của thương nhân.

Khi VPA được ký kết, doanh nghiệp chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của gỗ cũng như việc tuân thủ các quy định hiện hành của luật pháp Việt Nam về lao động và môi trường sẽ được cấp giấy phép FLEGT.

Hiện nay, cả 28 thành viên trong khối EU đang áp dụng quy chế gỗ EU, theo đó các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ vào thị trường này đều đang phải làm trách nhiệm giải trình về nguồn gốc gỗ. Tuy nhiên, những doanh nghiệp hiện nay đang xuất khẩu sản phẩm gỗ sang EU, đã và đang gặp một số khó khăn về chứng minh nguồn gốc gỗ từ cả nguồn trong nước và gỗ nhập khẩu từ một số nước (giấy tờ không rõ ràng, không lưu giữ giấy tờ, không thống nhất về bằng chứng xác minh nguồn gốc gỗ giữa hải quan và cơ quan kiểm lâm…). Một số doanh nghiệp cũng nêu trở ngại là hồ sơ chứng minh với khách hàng hiện nay thường là các giấy tờ kiểm chứng của kiểm lâm, nhưng các mẫu hồ sơ hiện nay phần lớn là viết tay, chữ khó nhìn, khi chứng nhận cũng không rõ ràng và những loại giấy tờ này khách hàng không chấp nhận. Thêm vào đó, hồ sơ cũng lưu trữ không tốt nên hay bị mất. Những điều này làm cho các doanh nghiệp khó khăn khi thực hiện trách nhiệm giải trình.

Chính vì thế, nếu lô hàng gỗ xuất khẩu được cấp phép FLEGT nghĩa là lô hàng này đã được xác minh là hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, sẽ được lưu thông tự do, thông quan tự do và không phải làm trách nhiệm giải trình như hiện nay vẫn đang làm. Điều này sẽ tháo gỡ những khó khăn các doanh nghiệp đang gặp phải vì nguyên tắc đàm phán VPA của EU là dựa trên luật pháp của nước sở tại. Các điều khoản trong VPA đưa ra đều nằm trong khuôn khổ quy định của luật pháp Việt Nam về các vấn đề liên quan đến nguồn gốc gỗ, thuế, môi trường, người lao động mà các doanh nghiệp đã và đang thực hiện, chứ không phải là các quy định mới áp đặt từ phía EU.

TIN LIÊN QUAN
Hiệp định VPA/FLEGT: Để gỗ Việt Nam vươn xa
VPA/FLEGT: Đồ gỗ Việt thuận đường vào EU
Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

4 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 3,23 triệu tấn gạo, thu về 2,08 tỷ USD, tăng 11,7% về lượng và tăng mạnh 36,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD, tăng 6,6% so với 4 tháng năm 2023.
Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

6 tháng đầu niên vụ cà phê 2023 - 2024 (từ tháng 10/2023 - tháng 3/2024), Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD.
Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Nhiều quy định mới liên quan đến thiết kế sinh thái, truy xuất chuỗi cung ứng của các thị trường lớn sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu da giày.
Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường Trung Quốc chiếm 18,9%, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với Robusta giảm mạnh hơn 3%, do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm dịu phần nào tình trạng khô hạn kéo dài.
4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với giá cà phê Robusta giảm mạnh hơn 3% do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm giảm tình trạng khô hạn kéo dài
4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

Dù đem về kim ngạch xuất khẩu hơn 1,8 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024 nhưng rau quả vẫn đối mặt với bài toán rủi ro về chất lượng.
Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4

Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4

Tổng cục Thống kê ước tính, Việt Nam xuất đi 170.000 tấn cà phê trong tháng 4, giảm hơn 2 lần so với ước tính 400.000 tấn của tháng trước.
4 tháng năm 2024: Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì bức tranh sáng

4 tháng năm 2024: Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì bức tranh sáng

4 tháng năm 2024, xuất khẩu hàng hóa đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ, xuất siêu sang một số thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, EU tăng 2 con số.
Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta nối tiếp đà tăng sang tuần thứ 9 liên tiếp, thiết lập mức giá cao nhất trong lịch sử do lo ngại thiếu hụt nguồn cung từ Việt Nam.
Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng đà tăng trưởng...là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần 22-28/4.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Tỉnh Gia Lai đề xuất sớm hình thành một Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên và hướng ra các tỉnh Duyên hải miền Trung.
Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Quý I/2024, xuất khẩu hồ tiêu giảm 26,1%. Trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.
Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.
Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker sang Philippines tăng nhẹ 2,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về kim ngạch và giảm 9% về giá so với cùng kỳ.
Nam Định: Nhiều tín hiệu vui từ xuất khẩu hàng hoá

Nam Định: Nhiều tín hiệu vui từ xuất khẩu hàng hoá

Một doanh nghiệp dệt may tại Khu Công nghiệp Rạng Đông, tỉnh Nam Định vừa làm thủ tục xuất lô hàng đầu tiên với khối lượng 3,5 tấn hàng, trị giá 53.000 USD.
Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Phát triển TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”; gắn với phát triển du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương.
Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng đạt mốc cao nhất trong mọi thời đại. Hiện nay chưa có thông tin nào có thể khiến cho giá cà phê trong nước và thế giới dừng lại
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Hàng năm, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về trên 1 tỷ USD, mặt hàng này đang hướng đến con số xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Sáng 26/4, tại Cần Thơ, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết về xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Dù có lúc trồi sụt, nhưng giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam năm 2024 được dự báo sẽ quanh mức 600 USD/tấn, cao hơn con số 575 USD/tấn của năm 2023.
Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Việt Nam lần đầu tiên vươn lên giữ vị trí thứ 5 tại thị trường này.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động