Thứ bảy 21/12/2024 10:13

Đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa

Dịch Covid-19 với những diễn biến phức tạp chưa từng có tiền lệ đã khiến chuỗi cung ứng hàng hóa đứt gãy ở một số thời điểm, ảnh hưởng đến cung - cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Song, bằng các giải pháp linh hoạt, chủ động, sự vào cuộc tích cực của Bộ Công Thương đã góp phần giữ thông suốt cho "dòng chảy" hàng hóa

Đảm bảo lưu thông hàng hóa trong khó khăn

Những ngày tháng 5/2021, giữa vụ vải thiều chín rộ, Bắc Giang trở thành "tâm dịch" với chủng Delta không ngừng lây lan vào các khu công nghiệp. Làm cách nào để thương lái có thể đi vào "vùng dịch" thu mua sản phẩm? Vải thiều sẽ bán cho ai khi chín đúng vào thời điểm địa phương phải giãn cách?... Đó là hàng loạt câu hỏi được đặt ra vào thời điểm đó. Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn do giãn cách, hàng trăm nghìn tấn vải thiều đã được tiêu thụ thành công cả ở nội địa với mức giá tương đối khả quan.

Các chuyến bán hàng lưu động phát huy hiệu quả trong "bão" dịch

Trong những ngày tháng 7, khi TP. Hồ Chí Minh trở thành "điểm nóng" của cả nước với hàng nghìn ca mắc Covid-19 mỗi ngày. Giữa thành phố bình thường vốn sôi động, tấp nập giao thương, một điều không ai có thể ngờ tới là người dân phải đối diện với nguy cơ thiếu thốn hàng hóa. Các chợ đầu mối, chợ dân sinh – nơi cung ứng phần lớn hàng hóa cho thành phố đã xuất hiện các ca F0 và dần đóng cửa. Sứ mệnh cung ứng hàng hóa được giao cho hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại vốn bình thường chỉ cung ứng khoảng 20-30% nhu cầu cho người dân.

Trong thời điểm khó khăn đó, Ban Chỉ đạo cung ứng hàng hóa cho TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía Nam đã ngay lập tức được Bộ Công Thương thành lập và Tổ công tác đặc biệt phía Nam ra đời, nhanh chóng đi vào "tâm dịch" TP. Hồ Chí Minh. Tổ đã kịp thời đề xuất phương án kích hoạt hệ thống siêu thị, các điểm bán hàng lưu động, chợ dã chiến… hoặc các mô hình "đi chợ hộ", "mua hàng theo combo"… để đảm bảo không gián đoạn nguồn cung hàng hóa khi gần 200 chợ truyền thống cùng lúc phải ngưng hoạt động. Chuỗi cung ứng được nối liền. Nguồn cung hàng hóa được bổ sung nhanh chóng, thỏa mãn "cơn khát" hàng hóa thiết yếu với mục tiêu không để người dân "thiếu ăn, thiếu mặc".

Đó chỉ là hai trong rất nhiều nỗ lực nối liền chuỗi cung ứng hàng hóa mà Bộ Công Thương đã thực hiện trong suốt giai đoạn cả nước gặp khó khăn do dịch bệnh. Đánh giá cao các kiến nghị nhanh chóng, kịp thời và chính xác của Bộ Công Thương, TS. Vũ Tiến Lộc - Đại biểu Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - khẳng định, dịch bệnh đã khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Bộ Công Thương đã rất sáng tạo trong việc đưa ra giải pháp cụ thể, phối hợp với các địa phương để thúc đẩy việc lưu thông hàng hóa. Kết quả là đã góp phần nối liền chuỗi cung ứng, đảm bảo lưu thông hàng hóa trong bối cảnh dịch bệnh; đồng thời, mở rộng thị phần hàng Việt ở nước ngoài.

"Tôi rất hoan nghênh Bộ Công Thương đưa ra những chủ trương, yêu cầu phải đảm bảo lưu thông thông suốt trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh. Tôi cũng rất ấn tượng khi lãnh đạo Bộ Công Thương đã có sự can thiệp và đưa ra quan điểm dứt khoát rằng, không chỉ hàng hóa thiết yếu mới được lưu thông mà tất cả hàng hóa không phải hàng cấm cũng cần phải được lưu thông. Trong bối cảnh Covid-19 với rất nhiều khó khăn, các doanh nghiệp đang không tiêu thụ được hàng hóa hoặc đứt đoạn nguồn cung ứng đầu vào thì mọi nỗ lực để có thể kết nối lại chuỗi cung ứng đều góp phần vào tạo công ăn việc làm, góp phần tăng trưởng GDP và tạo nguồn thu ngân sách" – TS. Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Dịch bệnh vẫn được nhận định là "từ khóa" quan trọng nhất cho năm 2022, là nhân tố quan trọng tác động đến tình hình kinh tế của Việt Nam. Do vậy, mối quan tâm hàng đầu hiện nay là làm sao để đảm bảo thích ứng an toàn với dịch bệnh để tránh việc đứt gãy chuỗi cung ứng gây ảnh hưởng đến nền kinh tế cũng như sinh kế của người dân.

"Một yếu tố quan trọng mang tính quyết định trong việc sống chung với dịch bệnh là phải đảm bảo lưu thông hàng hóa, vì đó là huyết mạch của nền kinh tế. Bộ Công Thương cần tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ trong quá trình này" - TS. Vũ Tiến Lộc chỉ rõ.

Mở rộng thị trường xuất khẩu

Đối với hoạt động xuất khẩu, ngành Công Thương đã nỗ lực đưa ra các sáng kiến để hỗ trợ cho các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn, vải thiều Thanh Hà, thanh long Bình Thuận… ra thị trường thế giới, thậm chí là lần đầu tiên đến với những thị trường hàng đầu thế giới.

Tỉnh Bắc Giang phối hợp cùng Bộ Công Thương tổ chức Lễ khai trương gian hàng vải thiều trên sàn Alibaba.com và các sàn thương mại điện tử

Đáng chú ý, hàng nghìn tấn vải thiều đã xuất khẩu thành công đi các thị trường "khó tính" như Nhật Bản, Australia, Cộng hòa Czech, Pháp… qua sự kết nối với Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài. Dù lượng chưa nhiều, nhưng việc có mặt ở các thị trường khó tính đã giúp trái vải thiều định vị tốt thương hiệu là một loại trái cây cao cấp, có giá trị.

Đây chính là một trong những nguyên nhân giúp hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2021 đạt kỷ lục với tổng kim ngạch gần 670 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 336,3 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020. Cán cân thương mại từ chỗ nhập siêu trong những tháng cả nước giãn cách, đã nhanh chóng lấy lại thặng dư từ tháng 9 và kết thúc cả năm 2021 ở mức xuất siêu hơn 4 tỷ USD.

Trong thời gian tới, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) là những động lực tăng trưởng rất quan trọng. Cho nên bên cạnh việc thúc đẩy thị trường trong nước tái khởi động trở lại, cần tiếp tục thúc đẩy xuất nhập khẩu thông qua các FTA, tìm kiếm những cơ hội thị trường cho các doanh nghiệp, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, đầu tư, đặc biệt thông qua thương mại điện tử. Đây sẽ là một biện pháp rất quan trọng để kích hoạt, duy trì chuỗi cung ứng và đẩy mạnh xuất khẩu.

Ngoài ra, TS. Vũ Tiến Lộc cũng chỉ rõ, thời gian tới, chính sách phát triển sản xuất công nghiệp của chúng ta phải làm sao thoát khỏi việc tỷ lệ gia công quá lớn. Việc nâng cấp lên trong chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua đầu tư cho sản xuất, nghiên cứu, thương hiệu và phân phối là điều rất quan trọng mà Việt Nam phải bứt phá trong thời gian tới và nó liên quan đến chính sách công nghiệp quốc gia. Đây là yếu tố giúp hoạt động sản xuất công nghiệp hướng tới giá trị, hiệu quả và bền vững.

Bảo Ngọc

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm 'xanh' chiếm sóng thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ 'ăn'?

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành 'tuyến phòng ngự' vững chắc

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/12: Giá cà phê Arabica chạm mức cao nhất khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn

TP. Hồ Chí Minh: Bán hàng bình ổn thị trường Tết, nhiều hàng hóa giảm giá sâu

Thị trường hàng hóa hôm nay 10/12: Trung Đông tiếp tục ‘nóng’, giá dầu thế giới quay đầu phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay 9/12: Giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều

Tìm giải pháp phát triển bền vững hệ thống phân phối bán lẻ