Thứ hai 12/05/2025 19:38

Đại tướng Nguyễn Tân Cương trình dự án Luật Tình trạng khẩn cấp

Chiều 14/3/2025, tại phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đại tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Tân Cương trình dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.

Nhất trí cần thiết ban hành Luật

Chiều 14/3/2025, tiếp tục phiên họp thứ 43, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.

Trình bày tờ trình tóm tắt về dự án Luật Tình trạng khẩn cấp, Đại tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Tân Cương cho biết, việc ban hành Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật về tình trạng khẩn cấp như: Về khái niệm tình trạng khẩn cấp để phân biệt với tình huống cấp bách; về hình thức văn bản; thẩm quyền quy định về tình trạng khẩn cấp và ban bố, công bố tình trạng khẩn cấp; về các chính sách cứu trợ, hỗ trợ nhằm ứng phó trong tình trạng khẩn cấp, bảo đảm an sinh xã hội, phục hồi kinh tế…

Đại tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Nguyễn Tân Cương

Hai là, kể từ khi có Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp và một số luật chuyên ngành có quy định về tình trạng khẩn cấp, nước ta chưa từng ban bố tình trạng khẩn cấp. Ngay trong giai đoạn chống dịch Covid-19, mặc dù chưa ban bố tình trạng khẩn cấp nhưng một số biện pháp tương tự như biện pháp của tình trạng khẩn cấp lại được áp dụng để ứng phó với dịch.

Quá trình chống dịch Covid-19 đã mang lại nhiều bài học kinh nghiệm, đồng thời cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập trong tổ chức thực hiện pháp luật về tình trạng khẩn cấp như: Cùng những tình huống xảy ra, với mức độ như nhau nhưng việc áp dụng các biện pháp chưa thống nhất giữa các địa phương; cấp có thẩm quyền chưa ban bố tình trạng khẩn cấp nhưng có địa phương đã ban hành các văn bản hành chính hạn chế quyền con người, quyền công dân; quy trình, thủ tục mua sắm trang thiết bị vật chất, công tác bảo đảm hoạt động khi có tình huống còn lúng túng.

Trong điều kiện lần đầu tiên xảy ra đại dịch lớn đã phát sinh nhiều tình huống khó khăn, vướng mắc, bất cập cần phải giải quyết ngay; trong đó có nhu cầu phải trao quyền chủ động hơn, mạnh mẽ hơn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để quyết định kịp thời các biện pháp cần thiết, linh hoạt đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống, ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh.

Ba là, cục diện thế giới đang có sự chuyển biến nhanh, phức tạp chưa từng có, theo chiều hướng đa cực, đa trung tâm, đa tầng lớp và phân tuyến mạnh. Điều chỉnh chính sách và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, các trung tâm quyền lực sẽ ngày càng gay gắt. Xung đột, chiến tranh diễn ra ở nhiều khu vực, phức tạp hơn, với nhiều hình thái và phương thức mới.

Tình hình thiên tai có xu thế ngày càng gia tăng, diễn biến bất thường, trái quy luật, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm gia tăng các tình huống khẩn cấp về sự cố, thảm họa, đòi hỏi các quốc gia phải có các biện pháp ứng phó khẩn cấp.

Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ biến đổi khí hậu; dịch bệnh nguy hiểm xảy ra thường xuyên với mức độ cao hơn. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch, phản động không ngừng chống phá Đảng, Nhà nước.

Từ những cơ sở trên, việc xây dựng, ban hành Luật Tình trạng khẩn cấp là cần thiết để hoàn thiện hành lang pháp lý, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Dự thảo Luật đã cụ thể hóa 2 chính sách được thông qua trong giai đoạn lập đề nghị xây dựng dự án Luật, gồm: Chính sách 1: Biện pháp áp dụng trong tình trạng khẩn cấp, thẩm quyền tổ chức, chỉ đạo, điều hành và quyết định áp dụng các biện pháp đặc biệt của một số chủ thể trong tình trạng khẩn cấp. Chính sách 2: Các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp; cứu trợ, hỗ trợ người dân ứng phó trong và sau tình trạng khẩn cấp.

Thẩm tra sơ bộ dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Lê Tấn Tới nêu, Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật với những căn cứ chính trị, pháp lý, thực tiễn như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

Việc ban hành Luật Tình trạng khẩn cấp là nhằm thể chế hóa đường lối chủ trương của Đảng về hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống, khắc phục thảm họa, sự cố; đảm bảo phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân.

"Việc ban hành Luật nhằm kịp thời khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn thi hành pháp luật về tình trạng khẩn cấp, nhất là từ khi diễn ra đại dịch Covid-19" - ông Lê Tấn Tới nói.

Đánh giá, xác định cụ thể việc sử dụng nguồn lực từ các quỹ

Về các biện pháp được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp (Chương III), Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại cho rằng, quy định về các biện pháp được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp là rất quan trọng, tạo tính thống nhất để áp dụng khi xảy ra tình trạng khẩn cấp; dự thảo Luật quy định 4 nhóm biện pháp áp dụng tương ứng với 4 dạng tình trạng khẩn cấp (Điều 13 tới Điều 16).

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Lê Tấn Tới

Tuy nhiên, việc phân chia biện pháp áp dụng này đối với các loại hình tình trạng khẩn cấp (4 loại) lại khác với cách phân loại tình trạng khẩn cấp tại Điều 2 (Giải thích từ ngữ), do đó đề nghị nghiên cứu thiết kế lại cách thức phân loại về tình trạng khẩn cấp để bảo đảm tính thống nhất.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại cơ bản tán thành với quy định ủy quyền cho Thủ tướng Chính phủ: Trong trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp mà pháp luật hiện hành chưa quy định.

Song để bảo đảm bảo phù hợp với Hiến pháp, đề nghị bổ sung nội dung các biện pháp này phải phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Điều 3, đồng thời cần tiếp tục làm rõ thêm về thời điểm hiệu lực, đối tượng, các biện pháp đặc thù này để bảo đảm khả thi.

Có ý kiến đề nghị, điểm đ khoản 2 quy định về “Đội tuần tra đặc biệt thuộc các lực lượng Công an, Quân đội và Dân quân tự vệ” có thẩm quyền khám người, phương tiện, nơi ở, đồ vật, tạm giữ người, phương tiện, tang vật gây nguy hại cho an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong tình trạng khẩn cấp cần phải được nghiên cứu, quy định phù hợp và thống nhất với quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng ngoài việc bổ sung khái niệm “tình trạng khẩn cấp về quốc phòng” vào Luật này thì cần quy định cụ thể các biện pháp áp dụng trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng trong Luật này.

Việc quy định trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được áp dụng các biện pháp phù hợp quy định tại các Điều 13, 14 và Điều 15 Luật này là quá rộng, có những biện pháp không phù hợp với tính chất tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.

Về nguồn lực ứng phó với tình trạng khẩn cấp (Điều 23), có ý kiến cho rằng, do các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có chức năng nhiệm vụ cụ thể theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Vì vậy, việc bổ sung phạm vi sử dụng nguồn lực từ các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách cần được làm rõ, đánh giá, phân tích kỹ tác động, xác định cụ thể việc sử dụng nguồn lực từ các quỹ có nhiệm vụ tương đồng, phù hợp, tránh việc quy định chung chung, mở rộng chức năng nhiệm vụ của các quỹ.

Luật Tình trạng khẩn cấp quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thẩm quyền ban bố, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; các biện pháp được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp; tổ chức thi hành Nghị quyết ban bố, Lệnh công bố tình trạng khẩn cấp; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tình trạng khẩn cấp.
Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Quốc phòng

Tin cùng chuyên mục

Bộ Ngoại giao thông tin về đề xuất nối lại đàm phán Nga - Ukraine

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế cho công nghiệp hóa chất

Thủ tướng yêu cầu sớm ổn định hoạt động sau khi sáp nhập Thái Bình, Hưng Yên

Sớm thể chế ưu đãi thuế theo tinh thần Nghị quyết 68

Thủ tướng: Phấn đấu hoàn thành cao tốc qua Nam Định, Thái Bình trong năm 2026

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Kỳ vọng Bắc Ninh viết nên kỳ tích sông Cầu

Thủ tướng Thái Lan sắp thăm chính thức Việt Nam

Đại biểu Quốc hội đề nghị không tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo doanh thu

Đề xuất rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội và HĐND trước 3 tháng để kiện toàn bộ máy

Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Siết lỗ giả, chống chuyển giá

Quốc hội xem xét sửa 47 điều trong Luật Bầu cử: Tăng trách nhiệm cho chính quyền hai cấp

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Đảng cộng sản Liên bang Nga

Khi Tổng Bí thư và Đảng ta lần đầu gọi doanh nhân là chiến sĩ

Tổng Bí thư: Hợp tác dầu khí là kết tinh trí tuệ Liên bang Nga và ý chí, khát vọng Việt Nam

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế

Thủ tướng nhắc nhiều địa phương chưa quyết liệt xóa nhà tạm

Thủ tướng: Cả nước đã xóa gần 209.000 căn nhà tạm

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Putin: Hai nhà lãnh đạo nhất trí tạo bước phát triển mới Việt Nam - Liên bang Nga

Thủ tướng yêu cầu '6 rõ' trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông