Thứ hai 25/11/2024 19:00

Đại biểu Quốc hội: Tránh người thu nhập cao tranh mua nhà ở xã hội

Tiếp tục Chương trình làm việc kỳ họp thứ 5, sáng 19/6 Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).

Một trong những nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm đó là các quy định liên quan đến đối tượng và giá bán, quy hoạch của của nhà ở xã hội.

Đại biểu Nguyễn Văn Hiển – đoàn Lâm Đồng cho rằng, chính sách về nhà ở xã hội là một trong 8 nhóm chính sách quan trọng lần sửa đổi luật lần này do vậy cần hướng tới các mục tiêu rõ ràng và khả thi hơn, cụ thể cần tập trung vào mục tiêu cốt yếu của phát triển nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu có nơi ở phù hợp cho người dân, không phải là đáp ứng nhu cầu sở hữu nhà ở.

Đại biểu Nguyễn Văn Hiển góp ý trong phiên thảo luật tại hội trường sáng 19/6

Với định hướng đó, nhà ở xã hội phải được điều chỉnh theo hướng tăng nhà ở cho thuê, nguồn hỗ trợ của ngân sách nhà nước được phân chia phù hợp của cả ba bên: Chủ đầu tư, cơ quan quản lý vận hành và người dân.

This browser does not support the video element.

Đại biểu Nguyễn Văn Hiển cũng đề nghị tách bạch giữa chính sách phát triển nhà ở xã hội với chính sách quản lý vận hành xã hội, tách bạch giữa đầu tư nhà giá rẻ để bán, để thuê mua với đầu tư nhà ở xã hội để cho thuê. Cần tách bạch giữa đầu tư và vận hành nhà ở xã hội, trong đó Nhà nước sớm hoàn thiện các quy định liên quan đến nhà ở xã hội cho thuê, tạo cơ sở pháp lý cho việc bố trí các nguồn vốn hỗ trợ phù hợp, đặc biệt là nguồn vốn ngân sách; cũng như thiết lập các tổ chức chuyên biệt quản lý và vận hành nhà ở xã hội.

Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) sáng 19/6

Nếu quy định nhà ở xã hội chỉ dành cho thuê như kinh nghiệm các nước sẽ không xảy ra tình trạng người có thu nhập cao tranh mua, thuê nhà ở xã hội với người có thu nhập thấp, nhờ đó sẽ không tạo ra sự bất bình đẳng xã hội. Nên chăng có quy định rách riêng về nhà giá rẻ với nhà ở xã hội. Có như vậy người có thu nhập thấp ở đô thị mới có hy vọng được tiếp cận”- đại biểu Nguyễn Văn Hiển đề xuất.

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành- đoàn Thái Nguyên đề nghị bổ sung khái niệm căn hộ, bởi dự thảo mới chỉ giải thích khái niệm chung cư, trong chung cư có nhiều căn hộ nên phải giải thích khái niệm căn hộ là môt đơn vị nhà ở đảm bảo diện tích tối thiểu và các điều kiện phục vụ sinh hoạt cơ bản cho cá nhân, hộ gia đình…

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành đề nghị cần làm rõ về chính sách cho từng loại hình đối tượng cũng như nội hàm nhà ở xã hội

Đồng thời, dự thảo luật cần làm rõ, sâu sắc hơn về nội dung chính sách cho từng loại hình đối tượng, đáp ứng yêu cầu chung phát triển kinh tế - xã hôi, trong đó cần xác định rõ và đúng thống nhất nội hàm nhà ở xã hội. Đại biểu đề nghị ở rộng hơn khái niệm về nhà ở xã hội, cần tránh quan điểm bất thành văn nhà ở xã hội là nhà ở cho đối tượng loại 2, giá rẻ đi cùng với chất lượng kém, không đảm bảo các điều kiện sử dụng cho người dân cũng như đã tồn tại ở một số dự án thời gian qua, nhất là vấn đề nhà ở tái định cư gây bức xúc trong dư luận.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị cần sớm đưa cơ sở dữ liệu quốc gia dùng chung để góp phần đẩy nhanh thủ tục đầu tư xây dựng cũng như đảm bảo đúng đối tượng thu nhập thấp mua được nhà ở xã hội

Để tránh tình trạng người thu nhập cao tranh mua nhà ở xã hội với người thu nhập thấp, trả lời bên lề hành lang Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga- đoàn Hải Dương cho rằng: Quy định về đối tượng mua nhà ở xã hội đã có và rất cụ thể rõ ràng, quy định chặt chẽ trong việc lập và thẩm định hồ sơ nhưng tại sao vẫn có trường hợp người có thu nhập cao tranh mua nhà ở xã hội với người thu nhập thấp?

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nêu, cần có cuộc tổng rà soát xem đối tượng nào đang ở trong những căn nhà ở xã hội? Phải rà soát chế tài xử lý đã có và đã đủ mạnh hay chưa, công tác xét duyệt tiến hành ra làm sao? Đặc biệt cần phải sớm đưa cơ sở dữ liệu quốc gia dùng chung và chuẩn hóa dữ liệu vào để khai thác. Có như vậy nhà ở xã hội mới đến được đúng đối tượng và đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

Quan tâm tới quy định về kế hoạch phát triển nhà ở, đại biểu Hoàng Văn Cường - đoàn TP. Hà Nội cho rằng, phải nâng kế hoạch lên 5 năm chứ không phải hàng năm. Bởi một dự án đầu tư nhà ở có chu kỳ từ 3 đến 5 năm, nếu quy định hàng năm sẽ không có sự thay đổi phù hợp. Hơn nữa, kế hoạch phát triển 5 năm cũng phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, khi kinh tế xã hội phát triển đến đâu thì đưa kế hoạch phát triển nhà ở phù hợp đến đó.

Đại biểu Hoàng Văn Cường đề xuất nâng kế hoạch phát triển nhà ở xã hội lên 5 năm thay vì hàng năm như hiện nay

Đại biểu cũng bày tỏ đồng tình với việc quy định kế hoạch phát triển ở thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân địa phương. Tuy nhiên, nhiều nhà ở mang tính liên vùng, có sự di chuyển về người sử dụng. Do đó, đôi khi một số địa phương quyết định độc lập có thể không đầy đủ thông tin, nên cần phải có thông tin ở tầm rộng hơn, có liên ngành, liên quan đến nhiều vùng, nhiều địa phương khác. Từ phân tích trên, đại biểu cho rằng, trước khi được địa phương ra quyết định thì nên tham khảo ý kiến của một cơ quan có tầm bao quát lớn hơn.

"Tham khảo ý kiến của Bộ Xây dựng là cần thiết, đây chỉ là tham khảo chứ không phải một điều kiện bắt buộc"- đại biểu lưu ý.

Thu Hường - Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Đại biểu Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria: Đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực

Nên để cơ quan báo, tạp chí quyết định diện tích quảng cáo trên báo in

Kiểm soát nội dung quảng cáo trực tuyến: Thiết lập chế tài mạnh

Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, thống nhất nhiều vấn đề quan trọng

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev gặp gỡ bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria

Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Đại biểu bàn phân cấp, phân quyền

Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia